Khó khăn bủa vây Indonesia sau thảm họa động đất sóng thần

.

Sau thảm họa kép ngày 28/9, Indonesia phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân và quá trình tái thiết thành phố Palu.

Ngày 10/10, Chính phủ Indonesia dừng tìm kiếm các nạn nhân trong thảm họa động đất sóng thần trên đảo Sulawesi và bắt đầu quá trình tái thiết để ổn định cuộc sống của người dân sau thiên tai kinh hoàng ngày 28/9. Ảnh: Reuters
Ngày 10/10, Chính phủ Indonesia dừng tìm kiếm các nạn nhân trong thảm họa động đất sóng thần trên đảo Sulawesi và bắt đầu quá trình tái thiết để ổn định cuộc sống của người dân sau thiên tai kinh hoàng ngày 28/9. Ảnh: Reuters
Khó khăn bủa vây Indonesia khi thảm họa động đất sóng thần đã san phẳng nhiều khu vực và phá hủy hầu hết các cơ sở hạ tầng ở thành phố Palu. Ảnh: Reuters
Khó khăn bủa vây Indonesia khi thảm họa động đất sóng thần đã san phẳng nhiều khu vực và phá hủy hầu hết các cơ sở hạ tầng ở thành phố Palu. Ảnh: Reuters
Những chiếc ô tô bị phá hủy nằm ngổn ngang trong làng Petobo ở Palu. Tính đến nay, số người thiệt mạng trong thảm họa thiên nhiên ngày 28/9 ở Indonesia đã lên tới hơn 2.000 người. Ảnh: Getty
Những chiếc ô tô bị phá hủy nằm ngổn ngang trong làng Petobo ở Palu. Tính đến nay, số người thiệt mạng trong thảm họa thiên nhiên ngày 28-9 ở Indonesia đã lên tới hơn 2.000 người. Ảnh: Getty
  Hơn 82.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa khi động đất, sóng thần xảy ra ở Palu và khoảng 67.000 ngôi nhà đã bị phá hủy. Nhiều người sống sót sau thảm họa phải trú trong những lều trại dựng tạm bằng những tấm gỗ hoặc vải bạt và chờ đợi một tương lai không có nhiều hứa hẹn. Ảnh: Reuters
Hơn 82.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa khi động đất, sóng thần xảy ra ở Palu và khoảng 67.000 ngôi nhà đã bị phá hủy. Nhiều người sống sót sau thảm họa phải trú trong những lều trại dựng tạm bằng những tấm gỗ hoặc vải bạt và chờ đợi một tương lai không có nhiều hứa hẹn. Ảnh: Reuters
"Họ luôn nói là sẽ có bồi thường nhưng lấy đâu ra chứ? Kế hoạch là gì? Có phải chúng tôi sẽ được tái định cư? Liệu sẽ có sự trợ giúp nào đưa mọi người quay trở lại không? Chẳng có gì là chắc chắn cả", Ahmad Hidayat - một người sống sót sau thảm họa động đất, sóng thần ở quận Balaroa chia sẻ. Ảnh: Reuters
Một người dân khác ở Balaroa, chị Hesti Andayani, 27 tuổi ngồi khóc trên đống đổ nát của ngôi nhà của mình:
Một người dân khác ở Balaroa, chị Hesti Andayani, 27 tuổi ngồi khóc trên đống đổ nát của ngôi nhà của mình: "Tôi không biết chúng tôi sẽ làm gì. Chúng tôi không có tiền. Tôi sẽ phải tìm một công việc nhưng tôi không biết chúng tôi có thể sống ở đâu nữa". Ảnh: Reuters
Quyết định dừng tìm kiếm các nạn nhân ngày 11/10 của chính phủ khiến nhiều người thân của họ giận dữ và làm tăng các mối lo ngại về dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Reuters
Quyết định dừng tìm kiếm các nạn nhân ngày 11-10 của chính phủ khiến nhiều người thân của họ giận dữ và làm tăng các mối lo ngại về dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Reuters
"Kế hoạch phục hồi và tái thiết sẽ bắt đầu vào đầu tháng 11", ông Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan giảm nhẹ thảm họa Indonesia (BNPB) cho biết. Ông cũng thông tin thêm các dữ liệu đang được thu thập để vẽ lại bản đồ về vị trí của các ngôi nhà trong thành phố. Ảnh: AP
Bé Jumadil, 5 tuổi khóc nức nở khi gặp lại mẹ của mình là chị Susi Rahmatia, 26 tuổi. Jumadil lạc mẹ trong 7 ngày và sống trong một khu trú tạm sau khi thảm họa động đất sóng thần xảy ra ở Palu, Indonesia. Ảnh: AFP
Bé Jumadil, 5 tuổi khóc nức nở khi gặp lại mẹ của mình là chị Susi Rahmatia, 26 tuổi. Jumadil lạc mẹ trong 7 ngày và sống trong một khu trú tạm sau khi thảm họa động đất sóng thần xảy ra ở Palu, Indonesia. Ảnh: AFP
Một người đàn ông đi qua thi thể của các nạn nhân trong thảm họa kinh hoàng ở quận Balaroa, thành phố Palu. Ảnh: Getty
Một người đàn ông đi qua thi thể của các nạn nhân trong thảm họa kinh hoàng ở quận Balaroa, thành phố Palu. Ảnh: Getty
Theo một số chuyên gia, sau khi thảm họa động đất sóng thần phá hủy các cơ sở hạ tầng, thành phố Palu phải mất khoảng 2 năm để khôi phục mọi thứ như cũ. Ảnh: Xinhua
Theo một số chuyên gia, sau khi thảm họa động đất sóng thần phá hủy các cơ sở hạ tầng, thành phố Palu phải mất khoảng 2 năm để khôi phục mọi thứ như cũ. Ảnh: Xinhua
Một người dân địa phương đi bộ trên đống đổ nát ở làng Petobo, Palu. Làng Petobo đã hoàn toàn bị phá hủy bởi lở đất do thảm họa kép ở Indonesia. Ảnh: EPA
Một người dân địa phương đi bộ trên đống đổ nát ở làng Petobo, Palu. Làng Petobo đã hoàn toàn bị phá hủy bởi lở đất do thảm họa kép ở Indonesia. Ảnh: EPA
Lực lượng cứu hộ ở Indonesia dọn dẹp đống đổ nát của một nhà thờ Hồi giáo sau thảm họa động đất sóng thần. Ảnh: AP
Lực lượng cứu hộ ở Indonesia dọn dẹp đống đổ nát của một nhà thờ Hồi giáo sau thảm họa động đất sóng thần. Ảnh: AP
Cây cầu từng là biểu tượng của thành phố Palu đổ sập xuống sau thiên tai, cản trở việc đi lại. Ảnh: EPA
Cây cầu từng là biểu tượng của thành phố Palu đổ sập xuống sau thiên tai, cản trở việc đi lại. Ảnh: EPA
Ngày 10-10, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Kristalina Georgieva đã đề nghị giúp đỡ Indonesia tái thiết và phục hồi các dịch vụ và cơ sở hạ tầng sau thiên tai./. Ảnh: Reuters
Ngày 10-10, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Kristalina Georgieva đã đề nghị giúp đỡ Indonesia tái thiết và phục hồi các dịch vụ và cơ sở hạ tầng sau thiên tai./. Ảnh: Reuters

 Theo VOV

;
.
.
.
.
.
.