Đại học Đà Nẵng thành lập LAB và nhóm nghiên cứu liên ngành về công nghệ vũ trụ ảo và chuyển đổi số - (METLAB)

.

Metaverse được xem là sự phát triển tiếp theo của Internet. Không chỉ có các đại gia công nghệ như Meta, Google, Microsoft mà các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đầu tư vào thế giới ảo này. Việc nghiên cứu sáng tạo về các công nghệ Metaverse và chuyển đổi số là rất cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng đặt ra của nền kinh tế xã hội, gia tăng phát triển kinh tế, sản xuất và dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới đang phát triển theo xu thế của Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Metaverse được đánh giá là tương lai tiếp theo của Internet.
Metaverse được đánh giá là tương lai tiếp theo của Internet.

Đại học Đà Nẵng với tầm nhìn trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, là trung tâm hợp tác nghiên cứu và triển khai ứng dụng mang tầm quốc gia và quốc tế, trong dự thảo chiến lược phát triển của mình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển Đại học Đà Nẵng theo đại học định hướng nghiên cứu là tập trung phát triển nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh việc thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm chuyển giao công nghệ, tăng cường công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, nâng cao xếp hạng quốc tế của Đại học Đà Nẵng.

Chính vì vậy việc thành lập và xây dựng METLAB -  Nhóm nghiên cứu về Công nghệ Vũ trụ ảo và Chuyển đổi số, Đại học Đà Nẵng (Tên tiếng Anh: The University of Danang-Teaching and Research Group for Metaverse and Digital Tranformation Technologies) với tầm nhìn trở thành nhóm nghiên cứu mạnh trong cả nước và trong khu vực, sẽ góp phần đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu đào tạo chung của xã hội và Đại học Đà Nẵng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông và kinh tế số. Đây cùng là trường Đại học đầu tiên Việt Nam thành lập Lab và nhóm nghiên cứu chuyên sâu về Công nghệ vũ trụ ảo và Chuyển đổi số với hơn 70 nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tham gia.

TS Trịnh Công Duy, Trưởng METLAB.
TS Trịnh Công Duy, Trưởng METLAB.

Năm nhiệm vụ trọng tâm của METLAB là (1) trở thành một mô hình kiểu mẫu của các nhóm nghiên cứu xuất sắc ở Việt Nam trong lĩnh vực Vũ trụ ảo và chuyển đổi số, góp phần xây dựng trường ĐHĐN trong top các đại học xếp hạng của châu Á thông qua việc thực hiện các phát minh và cải tiến đỉnh cao theo các tiêu chuẩn của thế giới, kích thích sự hình thành các nhóm, trung tâm nghiên cứu mạnh trong các lĩnh vực khác trong ĐHĐN, tạo cơ sở hình thành các viện/trung tâm nghiên cứu chiến lựơc liên ngành của ĐHĐN; (2) Nghiên cứu khoa học có định hướng bằng việc đẩy mạnh nghiên cứu theo xu hướng và chuẩn mực quốc tế. Thực hiện và công bố kết quả NCKH; (3) Xây dựng và phát triển nguồn lực nghiên cứu chất lượng cao, bền vững thông qua xây dựng và phát triển đội ngũ các nghiên cứu viên chủ chốt có năng lực nghiên cứu giỏi, năng động, chuyên nghiệp để lãnh đạo các nhóm nghiên cứu tích hợp chuyên ngành; (4) Xây dựng và phát triển các phòng thí nghiệm trọng điểm, chuyên ngành mang tầm quốc gia và khu vực với cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm hiện đại để thực hiện các nghiên cứu đỉnh cao, liên ngành có tính đột phá, chuyên biệt; (5) Định hướng nghiên cứu phát triển, hợp tác, chuyển giao công nghệ thông qua việc hướng đến nghiên cứu phát triển công nghệ mới, sản phẩm thử nghiệm mới, giải pháp kỹ thuật mới và sáng chế có tính ứng dụng, thương mại hóa cao, có giá trị kinh tế, xã hội tiến đến hoàn thành các sản phẩm hoàn chỉnh theo đặt hàng hoặc kết hợp với nhà nước, doanh nghiệp; (6) Hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tìm kiếm các chủ đề nghiên cứu gắn liền thực tiễn, đồng thời kết nối nguồn học bổng toàn phần hoặc bán phần từ doanh nghiệp đến cho các học viên cao học, các nghiên cứu sinh theo học tại các trường ĐH và nghiên cứu tại METLAB.

Với sự quy tụ của hơn 70 nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về các lĩnh vực trong Công nghệ vũ trụ ảo và Chuyển đổi số, METLAB sẽ trở thành nhóm nghiên cứu mạnh của các nước và Đông Nam Á; là đơn vị nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ mới vào cuộc sống hàng đầu Việt Nam và góp phần xây môi trường, văn hóa nghiên cứu chuyên nghiệp, hình mẫu có sức lan tỏa, giúp cho sự hình thành của các nhóm, trung tâm nghiên cứu mạnh, phát triển các cá nhân nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau của ĐHĐN, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học theo chuẩn mực quốc tế trong ĐHĐN, góp phần thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục đại học.

;
;
.
.
.
.
.