.
Những "cứu tinh" của ngư dân

Bài 2: Cầu nối giữa đất liền và biển khơi

.

(ĐNĐT) – Ngoài việ cập nhật kịp thời các thông tin dự báo thời tiết biển thì công việc chủ yếu mà các cán bộ, nhân viên của Phòng phối hợp cứu nạn (thuộc Danang MRCC) là tiếp nhận, xử lý và chuyển các bản tin cầu cứu của ngư dân đến các cơ quan liên quan ứng cứu. Việc làm âm thầm song đầy ý nghĩa này của họ đã giúp hàng ngàn ngư dân bị nạn được cứu sống kịp thời.

Công việc hàng ngày của các nhân viên Phòng Phối hợp cứu nạn là tiếp nhận, xử lý và chuyển các bản tin cầu cứu của ngư đến các cơ quan liên quan để kịp thời ứng cứu. Việc làm âm thầm song đầy ý nghĩa này của họ đã giúp hàng ngàn ngư dân bị nạn được cứu sống kịp thời.
Công việc hàng ngày của các nhân viên Phòng Phối hợp cứu nạn là tiếp nhận, xử lý và chuyển các bản tin cầu cứu của ngư đến các cơ quan liên quan ứng cứu. Việc làm âm thầm song đầy ý nghĩa này của họ đã giúp hàng ngàn ngư dân bị nạn được cứu sống kịp thời.

“Nhiều người nói công việc của chúng tôi chỉ ngồi một chỗ và nghe điện thoại, điện đàm thì quá nhàn nhã, nhưng chỉ có người trong nghề mới biết là nó vất vả mức nào”, ông Huỳnh Văn Chác, Trưởng phòng Phối hợp cứu nạn, Danang MRCC, chia sẻ.

Theo ông Chác, mặc dù công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi khá nghiêm ngặt về giờ giấc. Vào ca là phải trực liên tục và chỉ được ở bên trong phòng. Mắt lúc nào cũng phải để ý quan sát mọi thông tin từ máy điện thoại, máy fax… để kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin ngay lập tức.

“Nhiều trường hợp có những người thân của ngư dân bị nạn tới chật kín cả phòng để nghe ngóng và theo dõi thông tin. Lúc đó tâm trạng họ lo lắng, kể cả khóc lóc. Anh em chúng tôi vừa phải xử lý tin tức, lại vừa phải động viên và chia sẻ để họ yên tâm”, ông Chác nói.

“Anh em hay nói vui với nhau về công việc của mình là "điếc tai”, và ít người biết tới. Nhưng được làm cầu nối giữa đất liền với những ngư dân đánh bắt xa bờ và góp phần cứu sống được tính mạng của hàng ngàn ngư dân chính là động lực khiến anh em quyết tâm gắn bó lâu dài với công việc”.

Chia sẻ về công việc của mình, anh Hồ Xuân Phong (năm nay 38 tuổi nhưng cũng đã gắn bó gần 10 năm với công việc này), bộc bạch: mọi người thường cứ nghĩ công việc này đơn giản nhưng phải là người thực sự tâm huyết và phải là người có nhiều kinh nghiệm thì mới làm tốt nhiệm vụ.

Theo anh Phong, mỗi khi nhận được thông tin từ ngư dân thì trước tiên là mình phải hết sức tỉnh táo để tư vấn cho họ, rồi sau đó nhanh chóng kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin và suy luận, phán đoán ra vị trí của tàu đang bị nạn một cách chính xác nhất.

Lần tư vấn cho tàu cá của ngư dân bị nạn ở vịnh Đà Nẵng làm anh Phong nhớ nhất. Lần đó, tàu bị nạn bị thủng mạn bên phải, nước từ từ tràn vào tàu và có nguy cơ bị chìm nên các thuyền viên trên tàu đều hoảng loạn. Nhận được thông tin, anh Phong đã yêu cầu tất cả thuyền viên bình tĩnh và kiểm tra vị trí lỗ thủng. Sau khi nghe báo cáo, anh bắt đầu hình dung ra sự cố của con tàu và yêu cầu nhanh chóng bơm nước thật đầy vào két nước phía bên mạn trái của tàu để phần lỗ thủng kia sẽ nổi lên và con tàu sau đó đước đưa vào bờ an toàn.

“Có thể ngư dân họ rất có kinh nghiệm và lão luyện nơi biển khơi, nhưng khi gặp nạn thì họ thường bị mất bình tĩnh và hoảng loạn nên mình phải thật tỉnh táo và tư vấn cách xử lý ban đầu. Và mình cũng phải thực sự am hiểu về đặc điểm của các loại tàu thì mới tư vấn được một cách chính xác và hiệu quả nhất”, anh Phong nói.

Theo anh Phong, việc khó nhất trong công tác phối hợp cứu nạn này là việc phải lập được kế hoạch tìm kiếm cứu nạn và đề xuất phương tiện tham gia ứng cứu một cách chính xác thì mới đảm bảo hiệu quả cao. Bởi theo anh, để lập được kế hoạch tìm kiếm thì phải xử lý rất nhiều thông tin rồi phải tập hợp lại. Tiếp đến là việc chọn hải đồ (bản đồ trên biển) và xác định độ rộng của phạm vi tìm kiếm là bao nhiêu thì mới đưa ra phương án cứu giúp tối ưu nhất.

Người phụ nữ duy nhất của Vietnam MRCC

Phòng Phối hợp cứu nạn thuộc Danang MRCC hiện có 5 người thì duy nhất có một mình chị Phan Thị Kim Loan là nữ. Đặc biệt, chị cũng chính là nữ nhân viên duy nhất của Vietnam MRCC. Nhưng khi nói về mình và về công việc, chị hết sức dè dặt và khá khiêm tốn, cho rằng "công việc của chúng em đang làm cũng bình thường như bao công việc khác, mà nữ thì cũng giống như các anh nam khác mà thôi".

Tốt nghiệp Đại học Hàng Hải năm 2007, chị Loan được nhận về công tác tại Phòng Phối hợp cứu nạn của Danang MRCC và gắn bó tới nay.

Ấn tượng khó quên nhất đối với chị đó là lần cứu giúp thành công tàu cá cùng 9 ngư dân Đà Nẵng bị nạn mới đây. Lúc đó chị đang trong ca trực thì nhận được thông tin từ tàu cá ĐNa0732TS của ông Đặng Văn Vũ (45 tuổi, trú phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) làm thuyền trưởng bị hỏng máy và nhờ trợ giúp khẩn.

Qua thông tin, được biết, tình hình thì thời tiết biển rất nguy hiểm, sóng to gió lớn và các ngư dân đang hết sức hoảng hốt. Điều khó khăn nhất, là cả hai tàu cứu nạn của Danang MRCC là tàu SAR 412 và tàu SAR 274 đều đã lên đường đi cứu nạn. Nhưng lúc này mà nhờ tàu ngư dân gần bờ thì cũng không thể ra cứu. Tính toán kỹ, ngay lập tức chị đã đề xuất với lãnh đạo Danang MRCC phương án: cho tàu SAR 274 lúc này đang đi tìm kiếm và cứu nạn tàu khác quay lại để cứu tàu cá này.

"Khi ấy người thân của các ngư dân tập trung ở xung quanh phòng để nghe thông tin. Nét mặt ai cũng lo lắng nên vừa xử lý tin tức, tôi lại vừa phải động viên để họ yên tâm. Cuối cùng các ngư dân được đưa vào bờ an toàn, gia đình họ đoàn tụ thì mình cũng cảm thấy phấn khởi và hạnh phúc", chị Loan nói.

Các nhân viên Phòng Phối hợp cứu nạn thuộc Danang MRCC chia ca trực 24/24, trong đó mỗi ca 2 người: một người phụ trách chung, một người tiếp nhận, xử lý và phát đi các thông tin cứu hộ, cứu nạn trên biển. Đồng thời phải duy trì thường xuyên liên lạc từ biển với đất liền và ngược lại để có hướng đề xuất cho lãnh đạo xác định vị trí tàu bị nạn để kịp thời đưa tàu ra ứng cứu.

Thông tin cấp cứu, cứu nạn cho tàu cá và chuyển thông tin đến các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời ứng cứu trên tần số 7903 kHz. Ngoài ra còn trang bị máy hoạt động trên kênh 16VHF để trực kênh thông tin Quốc tế.

Tất cả các trang thiết bị luôn trong chế độ mở 24/24 và luôn có người trực để tiếp nhận và kịp thời xử lý thông tin trong bất cứ tình huống nào.…

Bài và ảnh: Đắc Mạnh

;
.
.
.
.
.