.

Nô nức trẩy hội Quán Thế Âm

.

ĐNĐT - Sáng 16-3 (19-2 Đinh Dậu), tại chùa Quán Thế Âm, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, diễn ra lễ chính của lễ hội Quán Thế Âm, thu hút hàng vạn chư tôn, tăng ni, phật tử, đạo hữu cùng người dân, du khách tham gia.

Từ sáng sớm, hàng vạn chư tôn, tăng, ni, phật tử, đạo hữu ăn mặc chỉnh tề, tập trung về lễ đài chính, thành tâm cầu nguyện.
Từ sáng sớm, hàng vạn chư tôn, tăng, ni, phật tử, đạo hữu ăn mặc chỉnh tề, tập trung về lễ đài chính, thành tâm cầu nguyện.

Mở đầu phần lễ, các chư tôn, tăng ni, phật tử, đạo hữu cùng nhau ôn lại nguồn gốc và ý nghĩa ngày Lễ vía đức Phật Quán Thế Âm. Kế tiếp là những nghi lễ Phật giáo truyền thống và phần cầu nguyện của đạo hữu cho quốc thái dân an, thả bong bóng cầu nguyện hòa bình cho nhân loại, đất nước.

Cung nghinh đoàn Phật giáo Thái Lan vào dâng hoa.
Cung nghinh đoàn Phật giáo Thái Lan vào dâng hoa.

Sự kiện được mong chờ nhất là tái hiện hình tượng Phật Bà Quán Thế Âm trang nghiêm nhưng không kém phần lung linh, huyền ảo.

Múa dâng hoa lên Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.
Múa dâng hoa lên Đức Bồ tát Quán Thế Âm.

Phát biểu tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Chí Mãn, Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Đà Nẵng, cho biết Quán Thế Âm là một vị Bồ Tát quen thuộc và gần gũi không chỉ với các tín đồ Phật giáo mà còn lan rộng trong quần chúng nhân dân Việt Nam.

Bởi người ta tin rằng vị Bồ Tát này có thể nghe thấu, trông thấy những khổ đau của con người và luôn sẵn lòng cứu giúp.

Vì thế, Lễ hội Quán Thế Âm chứa đựng ý nghĩa nhân văn với ước vọng đồng hành phụng sự đối với cuộc sống con người, hướng con người đến tình yêu thương và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Những nghi lễ Phật giáo truyền thống cầu nguyện cho Quốc thái dân an, thả bong bóng cầu nguyện hòa bình cho nhân loại, đất nước.
Những nghi lễ Phật giáo truyền thống cầu nguyện cho quốc thái dân an, thả bong bóng cầu nguyện hòa bình cho nhân loại, đất nước.

Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, Trưởng ban tổ chức lễ hội Nguyễn Thị Anh Thi cho biết, lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng lễ bái của đồng bào theo đạo Phật mà trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, đi vào tự tình dân tộc, góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chiêm ngưỡng sự tái hiện hình tượng Phật bà Quán Thế Âm trang nghiêm nhưng không kém phần lung linh, huyền ảo.
Chiêm ngưỡng sự tái hiện hình tượng Phật Bà Quán Thế Âm trang nghiêm nhưng không kém phần lung linh, huyền ảo.

Sau phần lễ chính, người dân tham gia phần hội. Sôi nổi nhất là hội đua thuyền trên sông Cổ Cò với sự tham gia của 4 đội đến từ phường Hòa Hải, phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn), xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và quận Liên Chiểu.

4 đội đua đến từ phường Hòa Hải, phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn), xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và quận Liên Chiểu tranh tài.
4 đội đua đến từ phường Hòa Hải, phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn), xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và quận Liên Chiểu tranh tài.

Hội đua thuyền năm nay với chủ đề “Đoạt cờ lệnh – Rước Huyền Trân Công chúa”  cũng là nét mới của lễ hội khi đội chiến thắng sẽ đoạt cờ lệnh, vinh dự tái hiện hoạt cảnh “Rước Công chúa Huyền Trân trở về kinh đô Đại Việt”.

Đội Liên Chiểu dành giải nhất đã hộ tống tướng Trần Khắc Chung và quân sĩ rước Huyền Trân Công Chúa.
Đội Liên Chiểu giành giải nhất đã hộ tống hình tượng tướng Trần Khắc Chung và quân sĩ rước Huyền Trân Công chúa.

Hoạt động này không những ôn lại một sự kiện, điển tích gắn với lịch sử thời nhà Trần mà còn góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc, khơi dậy phong trào tập luyện môn đua thuyền của các địa phương nhằm chuẩn bị lực lượng tham gia các giải đua thuyền do thành phố tổ chức.

Hoạt cảnh “Đoạt cờ lệnh – Rước Huyền Trân Công Chúa” trên sông Cổ Cò.
Hoạt cảnh “Đoạt cờ lệnh – Rước Huyền Trân Công chúa” trên sông Cổ Cò.

NGỌC HÀ thực hiện

;
.
.
.
.
.