.

Sản phẩm công nghệ đình đám bị "khai tử" năm 2013

.

Google Reader, Winamp, iPhone 5… là một trong số những sản phẩm công nghệ đình đám bị "khai tử" trong năm 2013.

HTC First

Tháng 4-2013, Facebook quyết định bước chân vào mảnh đất di động bằng launcher Android mới, Facebook Home. Dù Facebook Home có thể hoạt động trên cả thiết bị Android khác, nó được giới thiệu đầu tiên trên HTC First, một điện thoại tầm trung. Không may cho Facebook, cả Facebook Home và HTC First đều trở thành “bom xịt”. Facebook Home vẫn còn tồn tại song HTC First đã bị khai tử chỉ vài tháng sau đó, biến nó trở thành smartphone “yểu mệnh” nhất, đoạt ngôi của Microsoft Kin.

Apple iPhone 5

Tháng 9-2013, Apple ra mắt không chỉ 1 mà là 2 mẫu iPhone mới, 5s và 5c. Ngoài lớp vỏ màu sắc bắt mắt, iPhone 5c còn có sứ mệnh khác là thay thế iPhone 5 với máy ảnh trước tốt hơn. Như một hệ quả, Apple đã “tiêu diệt” iPhone 5 nhưng vẫn giữ lại iPhone 4s.

Winamp

Trước iTunes, Winamp là ứng dụng nghe nhạc được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng chơi được nhiều định dạng nhạc và tùy biến giao diện. Tập đoàn truyền thông AOL mua lại Winamp cùng công ty mẹ Nullsoft năm 1999 song vừa thông báo đóng cửa website, ứng dụng di động và cả phiên bản desktop vào tháng 12 năm nay.

MySpace Classic

Tháng 6-2013, MySpace có màn tái xuất hoành tráng. Myspace mới (thay vì MySpace) tập trung chủ yếu vào âm nhạc và không giống một chút nào với mạng xã hội chúng ta từng sử dụng vào giữa những năm 2000. Dù vậy, khi Myspace xuất hiện, mọi nội dung cũ của MySpace trước tháng 6/2013 như hình ảnh, blog, bình luận, tin nhắn không còn tồn tại. Điều tệ nhất là Myspace không cảnh báo về phiên bản mới để người dùng không “sốc” khi blog biến mất. Dù Myspace cho phép họ khôi phục blog, hình ảnh cũ nhưng MySpace cũ đã ra đi.

Lavabit và Silent Circle

Khi Edward Snowden, cựu nhà thầu quốc phòng của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cần dùng email mã hóa để liên lạc với Gen Greenward và những người khác, anh đã sử dụng dịch vụ Lavabit. Tháng 8-2013, người sáng lập Lavabit đóng cửa dịch vụ thay vì chấp hành yêu cầu trao dữ liệu người dùng của chính phủ. Dịch vụ email mã hóa Silent Circle cũng đi theo Lavibit sau đó.

Google Checkout

Năm 2006, Google ra mắt Google Checkout để cạnh tranh với PayPal trong lĩnh vực thanh toán và giao dịch trực tuyến. Bất chấp cái tên Google, dịch vụ này không thể vươn xa được và cuối cùng nhập vào ví điện tử Google Wallet năm 2011 để người dùng thực hiện và chấp nhận thanh toán qua web. Tháng 5-2013, Google thông báo đóng cửa Google Checkout.

Với Google Checkout và Wallet, gã khổng lồ tìm kiếm đã thất bại trong thế giới thanh toán. Trong khi đó, PayPal, Stripe, Braintree và Square tiếp tục phát triển, chứng minh đây vẫn là mảnh đất màu.

Blockbuster Video

Dish, công ty sở hữu Blockbuster, thông báo đóng cửa 300 cửa hàng cho thuê phim và video game Blockbuster đang hoạt động vào tháng 1-2014, đồng thời ngừng dịch vụ cung cấp DVD qua mail. Thay vào đó, Blockbuster trở thành đối thủ của nhà cung cấp dịch vụ giải trí theo yêu cầu qua Internet Netflix.

Google Reader

Tháng 3-2013, Google thông báo sẽ khai tử Google Reader, trình đọc RSS phổ biến nhất thế giới. Dù Google nhắc tới nguyên nhân “thiếu sự quan tâm chung”, cái chết của Reader lại mở ra vô vàn cơ cội cho đối thủ. Feedly nổi lên như một thay thế hoàn hảo song không có gì đảm bảo lỗ hổng mà Google Reader để lại có thể lấp đầy.

ICTNews

;
.
.
.
.
.