.

Vệ tinh Internet đầu tiên của Facebook sắp "lên sóng"

.

Đây là một phần trong chiến dịch phủ sóng Internet ra toàn cầu (Internet.org) mà ông chủ mạng xã hội lớn nhất hành tinh ấp ủ nhiều năm qua.

Vệ tinh đầu tiên của Facebook sẽ phủ sóng tại châu Phi
Vệ tinh đầu tiên của Facebook sẽ phủ sóng tại châu Phi

Trước hết, vệ tinh này sẽ đưa Internet tới châu Phi, đặc biệt là khu vực có đông dân nhất ở vùng hạ Sahara vốn có tới 14 quốc gia. Nhưng phần đông cư dân ở đây còn rất nghèo và không có điều kiện tiếp xúc với Internet băng thông rộng.

Tuy nhiên, Facebook không thể tự mình sản xuất và phóng vệ tinh đi được. Hãng này sẽ hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh Eutelsat (Pháp). Đến lượt Eutelsat, hãng này sẽ làm việc tiếp với Spacecom (Israel), một công ty chuyên biệt trong việc sản xuất vệ tinh. Dự kiến họ sẽ dùng vệ tinh AMOS-6 của Spacecom có khối lượng 5 tấn. Vệ tinh này sẽ được phóng bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của hãng SpaceX (Mỹ). Nếu mọi việc đúng kế hoạch, vệ tinh AMOS-6 sẽ đi vào hoạt động vào nửa sau 2016.

Một máy bay không người lái sử dụng pin mặt trời
Một máy bay không người lái sử dụng pin mặt trời

Theo thông cáo của Eutelsat, dự án trên "được tối ưu cho các cộng đồng và cho phép người dùng truy cập trực tiếp vào Internet thông qua những thiết bị đầu cuối có giá thành phải chăng, được sản xuất với số lượng lớn". Facebook bổ sung thêm rằng họ sẽ hợp tác với các đối tác địa phương để cung cấp thêm các dịch vụ khác nếu có thể.

Vệ tinh AMOS-6 không phải thiết bị phủ sóng Internet đầu tiên mà Facebook sử dụng. Dự án Internet.org đã được mạng xã hội này khởi động từ 2013 và họ đã dùng drone sử dụng pin mặt trời để mang Internet tới 19 quốc gia tại châu Phi. Song để có thể phủ sóng rộng hơn và bao quát hơn, vệ tinh là lựa chọn tiếp theo mà Mark Zuckerberg nghĩ đến.

Dù vậy, dự án này cũng gặp phải không ít chỉ trích. Một số nước, ví như Ấn Độ, các công ty Internet tại đây cho rằng cách làm của Facebook cho phép họ và các đối tác có được lợi thế không công bằng trong việc xâm lấn vào các thị trường đang phát triển, vốn là nơi mà điều kiện truy cập Internet còn hạn chế và vẫn có tiềm năng khai thác.

Theo VnReview

;
.
.
.
.
.