.

Hình ảnh kỹ thuật số không thể tin tưởng

.

“Máy ảnh kỹ thuật số  đang tấn công nhiếp ảnh và nghệ thuật thế giới”. Đó là chia sẻ với báo The Guardian của nhiếp ảnh gia Don McCullin, người nổi tiếng với những bức ảnh về chiến tranh, nạn đói và thiên tai.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số làm khán giả không còn có thể tin tưởng về tính trung thực của hình ảnh họ nhìn thấy, bởi trên ảnh kỹ thuật số, người ta có di chuyển hay thay đổi bất cứ điều gì.

Cảnh chiến trận trong thành phố ở Derry năm 1971. Ảnh: Don McCullin 
Cảnh chiến trận trong thành phố ở Derry năm 1971. Ảnh: Don McCullin 

Don McCullin không sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, nhưng ông vẫn thường nói rằng ông cảm thấy hạnh phúc hơn với chiếc máy ảnh và cuộn phim bình thường.

Don McCullin nhớ lại một trong những kinh nghiệm đáng nhớ của mình trong năm nay khi ông đứng trên tường Hadrian trong một trận bão tuyết, ông nói: “Nếu tôi đã sử dụng một máy ảnh kỹ thuật số tôi đã có thể làm tấm ảnh “trông hấp dẫn hơn” nhưng tôi muốn người xem nhìn thấy cảnh tượng hoàn toàn có thực để người xem có được cảm giác rằng không gian rất  lạnh với gió, tuyết và nỗi cô đơn”.

McCullin đặc biệt không chấp nhận máy ảnh kỹ thuật số cho phép thao tác màu sắc. Khi được hỏi về sự trỗi dậy của nhiếp ảnh kỹ thuật số,    McCullin nói: “Nhiếp ảnh kỹ thuật số có thể là một trải nghiệm không thực, hoàn toàn nói dối”.

Những người thất nghiệp đang lượm than vào đầu những năm 1970 ở Sunderland. Ảnh: Don McCullin
Những người thất nghiệp đang lượm than vào đầu những năm 1970 ở Sunderland. Ảnh: Don McCullin

Vào thứ sáu 27-11 vừa qua, Don McCullin, tuổi tròn 80, được vinh danh tại Hội chợ Nghệ thuật nhiếp ảnh Photo London. McCullin nói: “Tôi rất hạnh phúc để được gọi là một nhiếp ảnh gia. Tất cả sự kiện chỉ được ghi lại trong khoảnh khắc và nhiếp ảnh  đã bắt kịp với thế giới nghệ thuật. Tôi đã dành phần lớn cuộc sống của tôi tìm đến chủ đề bạo lực trong các cuộc chiến tranh. Ngay cả nạn đói là một dạng bạo lực hoặc thiên tai cũng đem đến cho con người những điều khủng khiếp, tan nát, đau khổ”.

Don McCullin thường xuyên bị choáng ngợp bởi cảm giác tội lỗi khi trí nhớ ông trở về với một cơn lũ quét hay giông bão. Chúng ta có thể hình dung được cuộc đấu tranh của Don McCullin với thế giới nghệ thuật, nhất là nghệ thuật của nhiếp ảnh.

Cũng như nhiếp ảnh về đề tài chiến tranh, McCullin được biết đến với một loạt tác phẩm khó quên về hình ảnh của những người vô gia cư ở phía đông London vào năm 1969. Để có được tấm ảnh chân thật, dù giữa mùa đông lạnh lẽo, McCullin vẫn đi bộ trên đường phố trong tám giờ mỗi ngày và vào những lúc ấy, McCullin tin rằng sẽ có hình ảnh trên các góc phố đáng để ghi lại.

Một phụ nữ Palestine trở lại những tàn tích của nhà bà ở Beirut năm 1982.  Ảnh: Don McCullin
Một phụ nữ Palestine trở lại những tàn tích của nhà bà ở Beirut năm 1982. Ảnh: Don McCullin

Don McCullin sinh 1935, phóng viên ảnh người Anh. Sự nghiệp của ông bắt đầu vào năm 1959, chuyên khai thác mặt trái của xã hội và hình ảnh qua ống kính của ông mô tả những người thất nghiệp, người bị áp bức và nghèo khó.

Năm 1959, một bức ảnh về một băng đảng ở London đã được công bố trên The Observer. Giữa năm 1966-1984, ông làm việc như một phóng viên nước ngoài cho tờ Sunday Times Magazine, ghi lại những thảm họa sinh thái và do chính con người tạo ra như chiến tranh ở Biafra vào năm 1968; các nạn nhân của đại dịch AIDS ở châu Phi. Một số ảnh về chiến tranh Việt Nam và cuộc xung đột Bắc Ireland...

Năm 2012, một bộ phim tài liệu về cuộc sống và tác phẩm có tựa đề  Don McCullin do David Morris và Jacqui Morris đạo diễn đã được phát hành, được đề cử hai giải thưởng BAFTA (do Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc tổ chức).

Tháng 11-2015 McCullin được phong danh hiệu “Nhà nhiếp ảnh ưu tú của London 2016”. Hội chợ Nhiếp ảnh Nghệ thuật Photo London sẽ tổ chức một cuộc triển lãm về tác phẩm nhiếp ảnh của McCullin vào tháng 5-2016 tại Somerset House, một cuộc triển lãm đặc biệt dành riêng cho tác phẩm của Don McCullin.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.