.

Syria đổ nát

.

Cuộc triển lãm mang tên “Sergey Ponomarev: Cận cảnh về Syria” (Sergey Ponomarev: A Lens on Syria) mở cửa từ 27-4 đến 3-9 tại Bảo tàng Chiến tranh ở London sẽ bày biện một bộ khung trơ xương cốt thép của những thành phố đổ nát và những hình ảnh đậm nét khủng bố của người bắn tỉa. Ống kính nhà nhiếp ảnh báo chí  đoạt giải Pulitzer 2016, Sergey Ponomarev đã chớp bắt được bi kịch của Syria với mức độ mất mát không gì bù đắp được.

Sergey Ponomarev đứng trước bức ảnh những người tị nạn vượt biển.(In trên The New York Times - 16-11- 2015).
Sergey Ponomarev đứng trước bức ảnh những người tị nạn vượt biển.(In trên The New York Times - 16-11- 2015).

Trong số ảnh chuẩn bị trưng bày, có hình ảnh của những thanh niên lúi húi giữa đống đổ nát tìm lấy dây đồng trong những căn nhà bị vỡ toác mang đi bán. Có hình ảnh một trung tâm mua sắm vừa được xây dựng nay đã không bao giờ mở cửa, chỉ còn là đống gạch đổ nát, trơ khung xương cốt thép, chân dung khổng lồ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn còn treo lơ lửng. Có bức ảnh ghi lại những người thân trong gia đình đang mò mẫm tìm những vật dụng bị chôn vùi trong đống gạch hoang tàn trên nền căn nhà cũ…

   Một khu mua sắm đổ nát ở thành phố Homs, tháng 6-2014 .
Một khu mua sắm đổ nát ở thành phố Homs, tháng 6-2014 .

Ponomarev, 36 tuổi, bắt đầu chụp ảnh khi còn thiếu niên. Sau khi theo học khoa nhiếp ảnh báo chí tại Đại học Mátxcơva, ông từng làm việc cho những tờ báo của Nga; là nhân viên nhiếp ảnh cho Liên đoàn Báo chí (AP) Hoa Kỳ trong 8 năm; và hiện đang làm việc cho New York Times. Mặc dù không nghĩ mình là một nhiếp ảnh gia chiến tranh, nhưng Ponomarev đã nhìn thấy rất nhiều cuộc khủng hoảng và xung đột. Trên AP, ông đã bảo vệ cuộc bao vây trường Beslan vào năm 2004, cuộc chiến Lebanon năm 2006 và sự sụp đổ của Tripoli vào năm 2011. Ông cũng chớp nhiều ảnh về tình trạng tồi tệ ở Ukraine, và năm ngoái, ở Mosul khi quân đội Iraq phát động cuộc tấn công chống lại Isis.

Một gia đình ở phố Homs thu nhặt đồ dùng đưa vào taxi, 6-2014.
Một gia đình ở phố Homs thu nhặt đồ dùng đưa vào taxi, 6-2014.

Sau đó, Ponomarev ở Gaza trong thời gian một tháng. Ông thường xuyên nghe tiếng máy bay không người lái đang bay xung quanh, số lượng dày đặc, trông như đàn muỗi kim loại. “Đến lúc nào đó, có một vài nơi trên không gian, tiếng máy bay không người lái im bặt, điều này có nghĩa là chúng đã “làm sạch”, an toàn không phận cho máy bay chiến đấu bay đến. Vì vậy, khi máy bay phản lực đến và ném bom ở một nơi nào đó - thật đáng sợ, chúng ta không biết khu vực nào, căn nhà nào sẽ bị đánh bom”, ông kể.

Đám trẻ không nhà đang chơi trên khu phố đổ nát.
Đám trẻ không nhà đang chơi trên khu phố đổ nát.

Bên ngoài không gian triển lãm, giữa những máy móc, cỗ pháo chiến tranh để rải rác trên sân, Ponomarev nói với báo giới: “Tất cả mọi thứ nên đến đúng nơi đúng lúc - ánh sáng, con người, sự kiện hoặc hành động. Mọi thứ nên được chọn lọc, như vậy khung ảnh sẽ được hoàn hảo hình dạng. Đó là kỹ năng phát triển qua nhiều năm”. Tài năng khác của Ponomarev là nắm bắt được những tình huống rộng lớn, phức tạp - chiến tranh ở Syria, mùa xuân Ả Rập - và đặt chúng vào một quy mô nhân bản đáng kể. Tại Damascus, gần khu vực nổi dậy, một chiếc xe nhỏ đâm thẳng vào một chiếc xe hơi. Ponomarev nói: “Nó phát nổ và khiến những chiếc xe khác bị bốc lửa ngùn ngụt. Thay vì chạy đến và chớp những chiếc xe đang cháy, tôi quyết định ghi hình một người đi bộ”. Bức ảnh chụp từ phía sau, cho thấy một người đàn ông đang đứng bên chiếc xe đạp của mình, bình tĩnh đứng và nhìn.

Người dân Syria đứng nhìn vụ nổ (Damascus,8-2013).
Người dân Syria đứng nhìn vụ nổ (Damascus,8-2013).

Sau khi đã đến tất cả những nơi này, Ponomarev không nghĩ rằng nhiếp ảnh có thể thay đổi thế giới. Tuy nhiên, anh nghĩ rằng, những hình ảnh đó có thể giúp con người suy nghĩ về sự tàn khốc của chiến tranh, phản đối chiến tranh, khát khao về một cuộc sống yên bình, ấm cúng.  

HOÀNG ĐẶNG (Theo The Guardian)

;
.
.
.
.
.