Vấn đề môi trường với nghệ thuật

.

Nhiếp ảnh gia Fabrice Monteiro hợp tác với nhà thiết kế trang phục Doulsy để tạo ra một loạt ảnh với thông điệp mạnh mẽ: Chụp những bức ảnh về tình trạng môi trường đang bị hủy hoại của thế giới. Bộ ảnh có tiêu đề “Lời tiên tri” (The Prophesy), nêu bật mối quan tâm toàn cầu từ chất thải của đại dương đến văn hóa tiêu dùng bất cẩn.

Là con người chúng ta từng biết tầm quan trọng của việc tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Nhưng chủ nghĩa tiêu thụ vô tận đã khiến chúng ta bỏ quên.
Là con người chúng ta từng biết tầm quan trọng của việc tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Nhưng chủ nghĩa tiêu thụ vô tận đã khiến chúng ta bỏ quên.

Mất hai năm để hoàn thành bộ ảnh, Fabrice Monteiro cho biết: “Sự cộng tác với nhà tạo mẫu Doulsy rất cần thiết trong dự án này. Tôi đưa ra khái niệm và liên kết tầm nhìn của chúng tôi với nhau để tạo ra những bộ trang phục bằng nhựa kết dính, cát, lưới đánh cá, vảy cá, vỏ cây…; mỗi vật liệu tạo trang phục đều phải đề cập tới một vấn đề cụ thể”.

Nhiếp ảnh gia Fabrice Monteiro
Nhiếp ảnh gia Fabrice Monteiro

Monteiro tin rằng ông là một phóng viên ảnh và một nhiếp ảnh gia thời trang; trước đây, ông đã sử dụng nghệ thuật nhiếp ảnh để phản ánh các vấn đề xã hội như diệt chủng và chế độ nô lệ.

Trong số những vấn đề được trình bày trong chùm ảnh “Lời tiên tri”, Monteiro nhấn mạnh việc sử dụng túi nhựa là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất. Ông mô tả việc sử dụng và xử lý các túi này là “tùy tiện”. Giải quyết tình trạng này, nhiều quốc gia có chủ trương cấm sản xuất, nhập khẩu và sử dụng túi nhựa. Trong thời gian một năm, sự khác biệt về cảnh quan của các quốc gia này có phần thay đổi đáng kể.

Người phụ nữ, được trang trí để tượng trưng cho một cái cây, ở trung tâm của một ngọn lửa.
Người phụ nữ, được trang trí để tượng trưng cho một cái cây, ở trung tâm của một ngọn lửa.

“Lời tiên tri”, được thực hiện tại 10 địa điểm ở Senegal, có các nhân vật được trang trí phức tạp, tương tác với khung cảnh bị ô nhiễm xung quanh. Quần áo của các nhân vật trong ảnh được chế tạo tỉ mỉ, tạo thành từ rác và các mảnh vụn, những thứ “bỏ đi”, phản ánh bầu không khí và trạng thái nơi chốn bị ô nhiễm, hủy hoại trầm trọng. Ví như  bức ảnh có hình dáng một người phụ nữ, được trang trí  tượng trưng cho một cái cây, ở trung tâm của những ngọn lửa bốc lên, tay người phụ nữ nắm chiếc lá vẫy cao trong không khí để bảo vệ chiếc lá cây đó khỏi ngọn lửa. Các vụ hỏa hoạn hằng năm gây ra cho toàn bộ khu vực là hình ảnh cho bức tranh này - hầu hết là do lỗi của con người, phá hủy 700.000 ha rừng và đồng cỏ mỗi năm. Một bức ảnh khác là một phụ nữ có kích thước siêu nhân, mặc quần áo nhựa, cô ta đi qua cảnh rác thải; hay hình ảnh thực từ một khu đầm lầy, nhầy nhụa, ngập tràn rác thải lớn nhất ở Senegal, nhưng lại là nơi “cung cấp” không gian cho một bộ phận dân cư bị gạt ra ngoài xã hội.

Cha là người Benin - quốc gia Tây Phi nói tiếng Pháp, mẹ người Bỉ, Fabrice Monteiro được nuôi dưỡng với nhiều nền văn hóa khác nhau. Monteiro không được tiên liệu sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia. Nhiếp ảnh đã đến với ông một cách tự nhiên. Trước tiên, là một người mẫu chuyên nghiệp, ông đã nhận thức được sự phức tạp của sáng tác, bố cục, ánh sáng và tư thế, dáng điệu. Du lịch khắp thế giới đã truyền cảm hứng cho ông ta để phát triển các dự án sáng tạo hơn, Monteiro không có chủ tâm trở thành nhiếp ảnh gia, nhiếp ảnh đã tìm đến với ông ta.

Biến rác thành áo choàng. Trang phục này được làm bằng lưới đánh cá.
Biến rác thành áo choàng. Trang phục này được làm bằng lưới đánh cá.

Qua các cuộc phỏng vấn, Fabrice Monteiro nói: “Tôi lớn lên ở Benin. Khi trở về Senegal 4 năm trước, tôi không thể tin rằng nơi đây đã nhiễm bẩn đến mức nào. Tôi nhận ra rằng châu Phi gặp vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Vì vậy, tôi nghĩ tôi có thể làm gì đó. Là một nhiếp ảnh gia, tôi đưa ra ý tưởng pha trộn giữa nghệ thuật và văn hóa. Bởi vì với tôi, nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) đã không xem xét, quan tâm đến văn hóa. Vì vậy, ý tưởng của tôi là viết một câu chuyện nhỏ cho trẻ em. Có một cuốn sách nhỏ được xuất bản và phân phát trong các trường học ở Senegal, bởi vì tôi tin rằng thế hệ trẻ là một trong những điều chúng ta cần phải biết về những gì đang diễn ra. Họ có thể mang nó về nhà và nói: Ôi cha ơi,  không nên ném nhựa ở đó. Không nên ném rác ở kia… Đó là toàn bộ ý tưởng của khái niệm “Lời tiên tri” này”.

Monteiro tin rằng nghệ thuật là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để bày tỏ mối quan tâm và hy vọng rằng, “Lời tiên tri” sẽ giúp thúc đẩy các cuộc thảo luận quan trọng về môi trường. “Khi nói đến các vấn đề môi trường, bạn có thể bị sốc với số liệu thống kê hoặc hình ảnh cảnh quan tàn phá, nhưng với “Lời tiên tri” , bạn có thể nói chuyện với trái tim của người dân bằng cách hòa trộn sự kiện và nghệ thuật. Một yếu tố tinh thần giúp nhận thức và thúc đẩy mọi người thay đổi - và thay đổi ngay bây giờ”, Monteiro nói.

HOÀNG ĐẶNG (The The Guardian)

;
.
.
.
.
.