.

Ký họa về chiến tranh của một nhà báo

.

Vào tháng 7 năm 2016, khi quân đội Iraq giải phóng Mosul sau 9 tháng chiến đấu chống lại ISIS, nhà báo Ghaith Abdul-Ahad, phóng viên của The Guardian có mặt tại đây miêu tả cuộc xung đột ở Trung Đông bằng tranh ký họa về tàn tích chiến tranh. Abdul-Ahad chưa bao giờ chứng kiến ​​cảnh tàn phá như vậy. “14 năm qua, tôi đã tìm đến các cuộc chiến từ Syria đến Yemen, Iraq”, ông nói, “và tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như thành phố cổ của Mosul. Bạn không thấy đường phố nữa. Bạn không thể phân biệt nơi mà trước đây bóng dáng các tòa nhà đẹp đang đứng vũng chãi. Tất cả chỉ còn lại một biển bê-tông và đống xà bần đổ nát”.

Ký họa thành phố Mosul, Iraq, tháng 7-2016 của Ghaith Abdul-Ahad.
Ký họa thành phố Mosul, Iraq, tháng 7-2016 của Ghaith Abdul-Ahad.

Abdul-Ahad luôn làm việc với máy ảnh cùng máy tính xách tay, nhưng trong vài năm qua, ông đã sử dụng thêm một phương tiện khác để nói rõ ý của ông hơn: vẽ phác thảo tranh màu nước tại chỗ. Trước khi trở thành nhà báo vào năm 2004, ông là một kiến ​​trúc sư ở Baghdad và việc vẽ phác thảo là điều ông đã làm suốt thời gian đó. Cuộc chiến tại Iraq đã thôi thúc bước đi của Abdul-Ahad vào ngành báo chí. Sau khi xe tăng của Mỹ tràn vào Baghdad, Abdul-Ahad làm việc như là người phiên dịch cho tờ The Guardian, sau đó làm biên tập cho tờ New York Times. Một năm sau, ông trở thành phóng viên của tờ The Guardian ở Trung Đông. Với khởi đầu sự nghiệp - Abdul-Ahad đã giành Giải Báo chí Anh năm 2008 và Giải Orwell dành cho báo chí năm 2014 .

Ghaith Abdul-Ahad
Ghaith Abdul-Ahad

Điều bi thảm về Mosul là cuộc chiến tại đô thị lớn này đã xảy ra với 1,5 triệu người bị mắc kẹt bên trong. ISIS đã sử dụng số đông con người đó làm lá chắn bom đạn. Abdul-Ahad  nói: “Hầu hết các tòa nhà trong thành phố cũ đều có hai tầng hầm, do đó thậm chí ném bom một ngôi nhà không chấm dứt sự phản kháng của ISIS - lực lượng Iraq sẽ phải đánh bom nó hai lần, hoặc ba lần. Vì vậy, khi bạn đi đến thành phố cũ ở Mosul, thực sự bạn không thấy đường phố nữa”.

Cuốn sách ảnh về chiến tranh ở Iraq.
Cuốn sách ảnh về chiến tranh ở Iraq.

Abdul-Ahad so sánh sự khác biệt giữa phác họa và chụp hình một cảnh. Vẽ đã giúp ông đối phó với các tình huống bị chấn thương ông gặp phải tại khu vực Trung Đông. Ông đã bị Taliban bắt giam hai lần vì là phóng viên ở Afghanistan vào năm 2010, và lần thứ hai trong năm 2011 trong xung đột ở Libya.
Abdul-Ahad nói về một trong những bức tranh của mình: “Đây là những ngôi nhà kết cấu bằng bùn ở Sana’a, một thành phố lịch sử phía bắc của Yemen. Chúng cao 7 hoặc 8 tầng, và nếu nói đó là “độc nhất vô nhị”, cũng không đủ giá trị. Những ngôi nhà cổ này đã bị trúng đạn của Ảrập Xêút và bị cắt ngang đoạn giữa. Nội thất của căn nhà vốn rất kín đáo, riêng tư nhưng ở đây, tất cả các bộ phận nội thất của những căn nhà này, tan nát, phơi bày tràn lan ở giữa thị trấn”. Ngoài ra, còn có  bức vẽ những tòa nhà ở Sana’a được ông thực hiện trước khi thủ đô Sana’a (Yemen) bị đánh bom. Nó tương phản sự hỗn loạn mà bạn thường thấy trên các đường phố của Trung Đông với sự tinh tế và sắc đẹp của kiến trúc nhưng hiện nay ba tòa nhà này bị biến mất trong đống gạch vụn. Chúng là một trong những tòa nhà đẹp nhất ở Sana’a, tất cả đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích.

Góc phố Sana’a, Yemen, 2015, trước khi bị đánh bom.
Góc phố Sana’a, Yemen, 2015, trước khi bị đánh bom.

Sau cuộc chiến tại Iraq vào năm 2003, Abdul-Ahad trở thành nhiếp ảnh gia tự do cho Getty Images  và là nhà báo, viết cho The Guardian của Anh từ năm 2004. Tháng 10-2005, Abdul-Ahad tiếp tục công việc và xuất bản cuốn sách ảnh “Unembedded” của ông cùng ba phóng viên độc lập, chuyên nhiếp ảnh về chiến tranh ở Iraq: Kael Alford, Thorne Anderson và Rita Leistner.

Đền thờ ở Mosul, Iraq, tháng 7-2016.
Đền thờ ở Mosul, Iraq, tháng 7-2016.

Ghaith Abdul-Ahad còn cộng tác với tờ The Washington Post; xuất bản các bức ảnh trong The New York Times, Los Angeles Times, The Times (London) và các cơ quan truyền thông khác. Bên cạnh những bài viết về cuộc chiến ở Iraq, Abdul-Ahad tường thuật các cuộc xung đột từ Somalia, Sudan, Afghanistan, Libya và Syria.

HOÀNG ĐẶNG (theo The Guardian)

;
.
.
.
.
.