Thiệp Giáng sinh của họa sĩ khuyết tật

.

MFPA (Mouth and Foot Painting Artists group) là một tổ chức vẽ tranh bằng miệng và chân giúp các nghệ sĩ khuyết tật kiếm sống bằng cách bán các tác phẩm của họ. Trong tổ chức này có một số thành viên họa sĩ khuyết tật nổi tiếng như Jon Clayton, họa sĩ Ian Parker, nữ nghệ sĩ Leanne Beetham… Họ đã thực hiện các tác phẩm từ tranh vẽ cho đến thiệp Giáng sinh, bằng miệng và bàn chân của chính mình.

Họa sĩ Ian Parker, 45 tuổi, tốt nghiệp trường nghệ thuật ở Stoke-on-Trent luôn dùng miệng để vẽ. “Tôi sinh ra với bệnh cong khớp (arthrogryposis) bẩm sinh, có nghĩa là khớp của tôi không hoạt động. Hai bàn tay của  tôi không thể nắm giữ mọi thứ. Là một người luôn thích nghệ thuật và vẽ tranh, sự hiểu biết và ân cần của MFPA khuyến khích tôi rằng một ngày nào đó tôi có thể kiếm sống bằng nghề nghệ sĩ. Kể từ khi tốt nghiệp với bằng cấp về mỹ thuật, làm việc với MFPA có nghĩa là tôi có thể trở thành một nghệ sĩ, được sử dụng hoàn toàn thời gian thực hiện công việc mà tôi yêu thích”, Parker nói. Trong thời gian học mỹ thuật, Ian đã gặp và kết hôn với Mary. Đôi vợ chồng có hai con gái thường xuyên làm việc chung trên tranh vẽ của Ian Parker.

Nghệ sĩ Jon Clayton và bức tranh Lễ Thánh đàn.
Nghệ sĩ Jon Clayton và bức tranh Lễ Thánh đàn.

Trường hợp không may đến với họa sĩ Jon Clayton; sau một tai nạn xe máy, cổ họng Jon bị phá vỡ, tê liệt cả chân tay. Ông đã trải qua một năm làm việc tại Bệnh viện Tủy sống của Bệnh viện Wakefield, nơi các chuyên viên trị liệu nghề nghiệp đề nghị ông thử vẽ tranh nhưng Jon thất bại và bỏ qua ý tưởng này. Tuy nhiên, sau đó không lâu, từ một món quà Giáng sinh gửi đến là bức tranh đơn giản trong tấm thiệp đã khích lệ và tạo cho Jon một bước ngoặt quan trọng. Ông lại tiếp tục thử nghiệm với các phương tiện khác: tự học vẽ và vẽ bằng miệng. Nhất là vào dịp Jon Clayton được trao một cuốn sách về cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật của nhóm nghệ sĩ rất đặc biệt thuộc tổ chức MFPA. Những nghệ sĩ tài năng này vẽ bằng cả hai cách sử dụng miệng hoặc chân của họ. Sau khi đọc cuốn sách này và so sánh tác phẩm của họ với tác phẩm của mình, Jon Clayton lại hứng khởi và tập vẽ. Một vài năm sau đó, cơ hội đã xuất hiện trên một bài viết trong tạp chí của  Bộ Y tế và được khuyến khích, ông gửi một số bức tranh cho Hiệp hội để đánh giá, kết quả được chấp nhận như là một thành viên vào năm 1998.

Nữ họa sĩ Leanne Beetham.
Nữ họa sĩ Leanne Beetham.

Với thiết bị nghệ thuật chuyên dụng của mình, Jon Clayton thích vẽ phong cảnh, thiết kế bố cục, vẽ tranh về người và động vật. Jon Clayton cho biết: “Gia nhập MFPA là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi, điều này giúp tôi tiếp tục phát triển nghệ thuật của mình và cũng đã cho tôi cơ hội giao tiếp với những người có cùng suy nghĩ, những người gặp trở ngại và khó khăn tương tự”. Ông tin rằng thiệp chúc mừng rất quan trọng giúp ông tiếp xúc với nhiều người mà trước đây, họ chưa bao giờ nghe đến những người như ông. Ông cảm thấy hồi hộp khi mọi người quên rằng mình đang ngồi trên xe lăn, và có thể cầm một chiếc cọ… “Nhưng tôi may mắn có thể tô vẽ bằng miệng. Tôi cũng không thấy xấu hổ về điều đó. Nó là một phần quan trọng của tôi”, Jon Clayton nói. Hiện ông là thành viên liên kết của MFPA, đang sống với vợ và hai con gái.

Họa sĩ Ian Parker và bức tranh Chim Cobin.
Họa sĩ Ian Parker và bức tranh Chim Cobin.

Trường hợp của họa sĩ nữ Leanne Beetham, 28 tuổi, bắt đầu vẽ tranh khi cô lên ba. Cô ra đời với chứng đau nhức cơ bắp, do đó cơ bắp của cô không phát triển bình thường, và giống như Parker, cô học cách làm mọi thứ bằng miệng.

Các nghệ sĩ cho MFPA hy vọng rằng thiết kế thiệp  của họ sẽ thuyết phục mọi người hòa nhịp với truyền thống Giáng sinh. Tom Yendell, thành viên Hội đồng Quản trị của MFPA, nói: “Giáng sinh là điều quan trọng - chúng tôi kiếm sống vào thời điểm này trong năm. Sản phẩm của chúng tôi cung cấp một đường dây tài chính cho các nghệ sĩ”.

MFPA được thành lập bởi Erich Stegman, người sống sót sau thảm họa bại liệt năm 1957, hiện gồm 33 nghệ sĩ ở Anh, và 800 thành viên trên 80 quốc gia toàn thế giới. Những người khuyết tật có thể tạo nên một cái gì đó tích cực cho cộng đồng và xã hội là mong muốn của tổ chức này.

HOÀNG ĐẶNG (Theo Independent)

;
.
.
.
.
.