Quê hương - bộ sưu tập tranh vẽ của trẻ em Syria

.

Vào năm 2016, họa sĩ Ben Quilty cùng với người bạn, nhà văn Richard Flanagan, dừng lại ở một trạm trung chuyển nửa đường xuyên qua Serbia. Đó là một ngày trời trong-bầu trời xanh từ chân trời đến tận cùng băng giá. Ba chiếc xe buýt đen bẩn thỉu lăn bánh vào trạm dừng chân tạm thời và 200 người Syria bước xuống khỏi chiếc xe buýt cuối cùng-họ đang cần đồ ăn và nhà vệ sinh.

Bìa cuốn HOME Drawings by Syrian Children.
Bìa cuốn HOME Drawings by Syrian Children.

Bất cứ nơi nào khác trên thế giới, một nhóm người như thế này sẽ mỉm cười như khách du lịch đang trên đường hướng về phía bắc hoặc phía nam, tới vùng tuyết phủ hoặc sa mạc nóng bỏng, bất chừng.

Nhưng ở đây, tất cả đang trên hành trình trốn thoát, họ chạy trốn khỏi sự kinh hoàng không thể tưởng tượng được, chạy trốn khỏi những người mặc đồ đen, những kẻ giết người trong cuộc nội chiến đầy thảm sát và đang dần dần kết liễu quê hương của họ.

Và họ cứ đi, điểm đến cách hàng nghìn cây số về phía bắc theo một hướng mà không ai tưởng tượng được sự mơ hồ, vô vọng, đến một tương lai hoàn toàn không rõ. Trong số đó có các bác sĩ, nhân viên cứu hỏa, giáo viên, công nhân cơ khí và sinh viên đại học.

Những người đàn ông trẻ tụ tập gia đình nhỏ của họ giữa khu đất trống, đôi mắt của họ chứa đầy choáng sốc của sự mất mát. Những người này đã bỏ mặc thân thích, gia quyến; họ đã chạy, bỏ hoang lạnh quê hương mà hàng trăm thế hệ xây dựng được từ hàng ngàn năm trước.

Nhà văn Richard Flanagan nhẹ nhàng đưa những người đàn ông và vợ của họ đến một góc yên tĩnh của khu phức hợp, với những ly cà-phê ấm áp và thái độ dịu dàng. Ông viết: Những người này đã chia sẻ những câu chuyện và họ đã khóc.

Ben Quilty và cô bé tị nạn Heba ở Serbia.
Ben Quilty và cô bé tị nạn Heba ở Serbia.

Để làm yên lòng những đứa trẻ, họa sĩ Ben Quilty thu hút sự chú ý của chúng. Đầu tiên bọn trẻ đói rồi ăn. Chúng không nói tiếng Ả Rập, và không có người dịch, nên Ben Quilty ra hiệu cho những bạn nhỏ chung quanh vẽ.

Những cậu bé buồn bã vẽ những cầu vồng và những cây cam, và các bé vẽ các nàng công chúa và mặt trời vàng. Một số em không mấy hứng thú, vì vậy hai người nghệ sĩ dùng giấy để xếp gấp thành chiếc máy bay, một chiếc máy bay giấy bay vút lên không.

Sáu cậu bé vừa chạy theo quan sát vừa cười. Chiếc máy bay giấy nhanh chóng quét sạch nỗi buồn hay vết thương trong họ, trên những chiếc xe buýt đen ngầu, cũ kỹ. Tất cả mọi người đều từ Syria.

Tranh cô bé Heba vẽ bom rơi xuống mái nhà ở Syria.
Tranh cô bé Heba vẽ bom rơi xuống mái nhà ở Syria.

Có cô bé không ngừng vẽ. Cô chỉ liếc nhìn lướt qua những chiếc máy bay giấy bay lượn trên bầu trời xanh rồi chăm chú vẽ. Cô vẽ một vườn cây ăn quả, mặt trời, bà ngoại và trường học của cô. Cô ấy vẽ hoa, chim.

Họa sĩ Ben Quilty yêu cầu bé ấy vẽ căn nhà của cô. Heba, tên cô bé, nhìn vào mắt “người lạ”, vẽ một cách nhanh chóng rồi trao cho Ben Quilty bản vẽ ngôi nhà của mình, xong cô bé quay trở lại với một bức vẽ khác: hình một cây đầy trái trên thảm cỏ xanh sống động.

Ngày hôm đó, Heba đã khiến Ben Quilty nhận ra yêu cầu cấp thiết của thế giới qua bức vẽ của cô bé. Và thế giới phải nhìn thấy những bức vẽ của mọi đứa trẻ đã sống sót sau thảm họa Syria. Heba là một trong những con người nhỏ bé dễ tổn thương nhất nhưng giọng nói của cô ấy lớn, câu chuyện của cô ấy thật là bi thảm, nếu chúng ta chỉ cho cô ấy một giây, lắng nghe và xem xét bức tranh cô bé vẽ, nó như một thông điệp mà cô ấy trao cho hai người chúng tôi để mang đến cho nhiều người khác.

Tranh của Suha Wanous - cô gái trẻ đến từ Latakia vẽ một cô gái đang nắm tay mẹ trong khi mẹ cô bị dí súng vào đầu.
Tranh của Suha Wanous - cô gái trẻ đến từ Latakia vẽ một cô gái đang nắm tay mẹ trong khi mẹ cô bị dí súng vào đầu.

Bức tranh cô bé Heba vẽ “Những ác mộng bom rơi trên mái nhà ở Syria”. Khi Ben Quilty và Richard Flanagan nhìn bức tranh của Heba, cô bé người Syria tị nạn 6 tuổi, họ biết họ phải chia sẻ nó với thế giới.

Họa sĩ Ben Quilty đã tập hợp những bức tranh vẽ về quê hương của những em bé tị nạn người Syria in trong tập “HOME drawings by Syrian children”  (Tạm dịch: Quê hương-Những bản vẽ của trẻ em Syria). Sách dày 304 trang, do Random House Australia xuất bản vào đầu tháng 9-2016.

HOÀNG ĐẶNG (Theo The Guardian)
 

;
.
.
.
.
.
.