.

Những linh vật quý giá của Việt Nam

.

27 linh vật độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau như vàng, đồng, gỗ... vừa được đưa ra triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, sáng 28-10.

Linh vật (những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh thiêng hóa) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, linh vật có nhiều loại khác nhau do người Việt sáng tạo hoặc xuất hiện trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa bên ngoài. Trong ảnh là hình tượng rồng trên ấn
Linh vật (những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh thiêng hóa) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, linh vật có nhiều loại khác nhau do người Việt sáng tạo hoặc xuất hiện trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa bên ngoài. Trong ảnh là hình tượng rồng trên ấn.
Tượng si vẫn (con kìm) được làm bằng đất nung có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. Theo truyền thuyết si vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đạp sóng thì mưa xuống. Người xưa thường đắp nóc mái các công trình kiến trúc với ý nghĩa phòng ngừa hỏa hoạn. Ở Việt Nam, si vẫn được còn được gọi với tục danh
Tượng si vẫn (con kìm) được làm bằng đất nung có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. Theo truyền thuyết si vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đạp sóng thì mưa xuống. Người xưa thường đắp nóc mái các công trình kiến trúc với ý nghĩa phòng ngừa hỏa hoạn. Ở Việt Nam, si vẫn được còn được gọi với tục danh "con kìm", trong nhiều hình thức khác nhau như hình đầu rồng, hình rồng, hình cá...
Hình tượng rồng được làm bằng vàng, thế kỷ 19 - 20. Đây là một trong những cổ vật quý giá nằm trong bộ sưu tập cung đình nhà Nguyễn.
Hình tượng rồng được làm bằng vàng, thế kỷ 19 - 20. Đây là một trong những cổ vật quý giá nằm trong bộ sưu tập cung đình nhà Nguyễn.
Sư tử (lân chầu) được làm bằng gỗ sơn thếp có từ thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19 - 20.
Sư tử (lân chầu) được làm bằng gỗ sơn thếp có từ thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19 - 20.
Hình nghê được làm bằng gốm men lục, trắng. Có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Nghê (hay ngao) là một động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể từ sư tử và chó dữ, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền miếu Việt Nam.
Hình nghê được làm bằng gốm men lục, trắng. Có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Nghê (hay ngao) là một động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể từ sư tử và chó dữ, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền miếu Việt Nam.
Tượng long mã được làm bằng đồng, có từ thời Nguyễn thế kỷ 19 - 20.
Tượng long mã được làm bằng đồng, có từ thời Nguyễn thế kỷ 19 - 20.
Tượng sư tử chầu, làm bằng đất nung, thời Lý (thế kỷ 11 - 13).
Tượng sư tử chầu, làm bằng đất nung, thời Lý (thế kỷ 11 - 13).
Tượng voi được làm bằng đá cát, có từ thời văn hóa Chăm Pa, thế kỷ 10. Cổ vật được khai quật tại Trà Kiệu, Duy Xuyên (Quảng Nam).
Tượng voi được làm bằng đá cát, có từ thời văn hóa Chăm Pa, thế kỷ 10. Cổ vật được khai quật tại Trà Kiệu, Duy Xuyên (Quảng Nam).
Đỉnh
Đỉnh "Ngũ Sư hí cầu" (thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19 - 20) có nghĩa là 5 con sư tử đang nô đùa với quả cầu, là biểu tượng của thái bình thịnh trị, được thể hiện khá phổ biến trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam.
Hình tứ linh long, lân, quy, phượng trên trang trí nắp lồng ấp được làm bằng vàng có từ thế kỷ 19 - 20. Cổ vật nằm trong bộ sưu tập cung đình triều Nguyễn.
Hình tứ linh long, lân, quy, phượng trên trang trí nắp lồng ấp được làm bằng vàng có từ thế kỷ 19 - 20. Cổ vật nằm trong bộ sưu tập cung đình triều Nguyễn.
Bồ lao trên quai chuông chùa Thanh Long (Thái Bình) được làm bằng đồng, có từ thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772). Theo truyền thuyết bồ lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Bồ lao rất sợ cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường tạo hình bồ lao, còn dùi làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Ở Việt Nam bồ lao được thể hiện dưới dạng hình rồng hai đầu.
Bồ lao trên quai chuông chùa Thanh Long (Thái Bình) được làm bằng đồng, có từ thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772). Theo truyền thuyết bồ lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Bồ lao rất sợ cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường tạo hình bồ lao, còn dùi làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Ở Việt Nam bồ lao được thể hiện dưới dạng hình rồng hai đầu.
Mặt nghê đắp nồi ở chân lư hương, được làm bằng gốm lam xám, cổ vật có từ thời Mạc, niên hiệu Hưng Trị thứ 2 (1589). Theo điển tích xưa, nghê là con vật thích mùi hương, tính ưa ngồi một chỗ nên thường được tạc chạm dưới chân lư hương, nắp đỉnh trầm. Lư hương, đỉnh trầm xuất hiện sớm nhất từ thời nhà Mạc (thế kỷ 16).
Mặt nghê đắp nồi ở chân lư hương, được làm bằng gốm lam xám, cổ vật có từ thời Mạc, niên hiệu Hưng Trị thứ 2 (1589). Theo điển tích xưa, nghê là con vật thích mùi hương, tính ưa ngồi một chỗ nên thường được tạc chạm dưới chân lư hương, nắp đỉnh trầm. Lư hương, đỉnh trầm xuất hiện sớm nhất từ thời nhà Mạc (thế kỷ 16).
Hình phượng trên trang trí trên hộp chầu, được làm bằng chất liệu vàng có từ thời nhà Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh 5 (1824). Cổ vật nằm trong bộ sưu tập cung đình nhà Nguyễn. Triển lãm kéo dài đến tháng 1/2016.
Hình phượng trên trang trí trên hộp chầu, được làm bằng chất liệu vàng có từ thời nhà Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh 5 (1824). Cổ vật nằm trong bộ sưu tập cung đình nhà Nguyễn. Triển lãm kéo dài đến tháng 1/2016.

Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.

Ngay từ buổi đầu hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Việt cổ - chủ nhân của văn hóa Đông Sơn đã bắt đầu chọn những con vật có sức mạnh và gắn bó trong đời sống (như cá sấu - giao long, hươu...) làm vật tổ và những hiện vật được giới thiệu trong triển lãm có niên đại từ thời kỳ dựng nước đến thời nhà Nguyễn. Trong đó, chia thành nhiều nhóm: Nhóm vật tổ trong văn hóa Đông Sơn, hình tượng rồng, kỳ lân, hạc, uyên ương, sư tử - nghê, 12 con giáp…

Theo Lê Hếu (Zing)

;
.
.
.
.
.