Những cây cầu bắc qua sông Cổ Cò

ĐNO - Cùng với công tác khơi thông dòng sông Cổ Cò (Lộ Cảnh Giang) để tái hình thành tuyến đường thủy dài 28km từ cửa Hàn (thành phố Đà Nẵng) tới cửa Đại (thành phố Hội An), thành phố và Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam nỗ lực phát triển hạ tầng ven sông, trong đó có những cây cầu bắc qua sông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội hai địa phương.

Trước khi bị bồi lấp, sông Cổ Cò là tuyến đường thủy nội địa sầm uất nhất trong khoảng thế kỷ XVIII - XIX. Hiện hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam đang nỗ lực khơi thông dòng chảy. Trong đó, đoạn sông Cổ Cò qua địa phận thành phố Đà Nẵng cơ bản được nạo vét. Tại đây, Công trình cầu Cổ Cò và đường qua sông Cổ Cò cùng cầu Bãi Dài được hoàn thành, tạo cảnh quan cho vùng đô thị phía Nam của thành phố. 

Công trình cầu và đường qua sông Cổ Cò

Công trình đường và cầu qua sông Cổ Cò được khởi công vào ngày 3-2-2020, khánh thành 30-10-2021, thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng với tổng giá trị đầu tư trên 172 tỷ đồng. Công trình do Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên làm chủ đầu tư, kiêm điều hành dự án, được sử dụng từ nguồn vốn vay ODA của Quỹ OPEC về phát triển quốc tế và vốn đối ứng của thành phố Đà Nẵng.

Công trình đường và cầu qua sông Cổ Cò được xác định là công trình động lực, trọng điểm của thành phố Đà Nẵng tại Nghị quyết số 266/NQ-HĐND ngày 12-12- 2019 của HĐND thành phố.

Ảnh: XUÂN SƠN
Điểm đầu của tuyến nằm tại nút giao tuyến đường Trần Đại Nghĩa - Võ Chí Công với tuyến đường Hoàng Minh Thắng; điểm cuối tại nút giao thông tuyến đường Võ Quí Huân với tuyến đường ven sông Cổ Cò thuộc khu dân cư Tân Trà (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn).
Ảnh: XUÂN SƠN
Tổng chiều dài toàn tuyến 1.163m, tốc độ thiết kế 50km/h, mặt cắt ngang đường rộng 33m với 6 làn xe chạy.
Ảnh: XUÂN SƠN
Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống thoát nước, cây xanh, cấp nước tưới cây, điện chiếu sáng được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh trên toàn tuyến.
Ảnh: XUÂN SƠN
Cầu Cổ Cò có dài 113,8m và có khổ cầu rộng 27m; gồm 3 nhịp 25m + 50m + 25m, được thiết kế với dạng kết cấu khung vòm bê-tông cốt thép (đường xe chạy trên).
Ảnh: XUÂN SƠN
Công trình tạo nên trục giao thông chính, kết nối khu vực trung tâm thành phố, sân bay quốc tế, các khu dân cư mới hình thành ở khu vực phía đông nam thành phố (khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị công nghệ FPT… ) với các khu du lịch, nghỉ dưỡng ven biển và phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). 

Cầu Bãi Dài

Cầu Bãi Dài cùng với cầu Hòa Phước (huyện Hòa Vang) là hai cầy cầu thuộc dự án tuyến giao thông đường Vành đai phía Nam thành phố Đà Nẵng. Dự án có tổng giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của thành phố Đà Nẵng.

Dự án được khởi công vào tháng 6-2012 và khánh thành 19-5-2014. Hạng mục chính của dự án là tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa dài 6,79km với quy mô 6 làn xe được thiết kế theo tiêu chuẩn đường chính đô thị thứ yếu, tốc độ thiết kế 70km/h. Điểm đầu tuyến giao với Quốc lộ 1A (thuộc địa phận xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang), điểm cuối tuyến nối với khu đô thị công nghệ FPT (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). 

Ảnh: XUÂN SƠN
Cách cầu Cổ Cò khoảng 1km là cầu Bãi Dài (cầu Cổ Cò cũ) cũng thuộc khu đô thị công nghệ FPT.  
Ảnh: XUÂN SƠN
Cầu Bãi Dài có chiều dài 90m, mặt cắt ngang rộng 19m. Đây cũng là điểm cuối tuyến giao thông đường Vành đai phía Nam thành phố Đà Nẵng.
Ảnh: XUÂN SƠN
Cầu Bãi Dài cùng với tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Vành đai Hòa Phước - Hòa Khương và đường Vành đai phía Tây, tạo thành trục giao thông xuyên suốt kết nối huyện Hòa Vang với Quốc lộ 1A và quận Ngũ Hành Sơn. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Cầu Bãi Dài tiếp giáp khu vực Quy hoạch phân khu Đổi mới sáng tạo đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1687/QĐ-UBND ngày 5-8-2024.
Ảnh: XUÂN SƠN
Trong tương lai, khu vực này sẽ là Trung tâm đào tạo gắn với Khu đô thị Đại học, Trung tâm đổi mới sáng tạo, Công viên phần mềm, đồng thời bổ sung trung tâm y tế cấp vùng.

Những cây cầu bắc qua sông Cổ Cò tại địa phận tỉnh Quảng Nam

Theo dòng chảy sông Cổ Cò dài khoảng 19,5km qua địa phận tỉnh Quảng Nam, nhiều cây cầu đã và đang được xây dựng, bắc qua sông Cổ Cò, đóng vai trò hình thành cảnh quan dọc sông và phát triển kinh tế - xã hội như: cầu Thôn 3, cầu Nguyễn Duy Hiệu, cầu Nghĩa Tự, cầu Phước Trạch, cầu Đế Võng. Trong số này, hiện cầu Nghĩa Tự (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) đang được thi công.

Cầu Thôn 3 thuộc địa phận phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn và nằm ở khu vực giáp ranh với TP.Đà Nẵng.  Cầu Thôn 3 được khởi công xây dựng vào tháng 4/2022, cầu có quy mô vĩnh cửu. Khổ cầu rộng 22m; trong đó 4 làn xe rộng 15m, dải phân cách giữa rộng 0,5m, phần bộ hành và lan can mỗi bên rộng 3,25m. Xây dựng cầu đi bộ dưới cầu để kết nối tuyến đường cảnh quan ven sông Cổ Cò.
Cầu Thôn 3 thuộc địa phận phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), giáp ranh thành phố Đà Nẵng; được khởi công xây dựng vào tháng 4-2022. Khổ cầu rộng 22m; trong đó 4 làn xe rộng 15m, có phần bộ hành và lan can mỗi bên rộng 3,25m.
Ảnh: XUÂN SƠN
Cầu Nguyễn Duy Hiệu dài 242,4m, rộng 20,5m với 4 làn xe, thuộc vùng giáp ranh xã Cẩm Hà (thành phố Hội An) và phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Cầu được thông xe kỹ thuật từ tháng 4-2022, kết nối tuyến đường ven biển ĐT603 (nối Đà Nẵng với Quảng Nam) với cầu Cẩm Kim (thành phố Hội An) và quốc lộ 14H.
a
Cầu Phước Trạch dài khoảng 70m, rộng 3m, bắc qua sông Đế Võng (tên gọi khúc sông Cổ Cò qua thành phố Hội An). Cầu được xây dựng từ lâu đời và đang được sửa chữa, nằm trên tuyến quốc lộ 14H - cung đường huyết mạch nối khu vực ven biển Cửa Đại với trung tâm thành phố Hội An. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Cầu Đế Võng (thành phố Hội An) được dài hơn 260m, bắc qua sông Đế Võng, được hoàn thành tháng 12-2018. Cầu kết nối các tuyến đường huyết mạch ven biển là tuyến ĐT603 (nối Đà Nẵng với Quảng Nam), tuyến cầu Cửa Đại - Võ Chí Công với vùng Đông của tỉnh Quảng Nam, giảm tải cho cầu Phước Trạch.

XUÂN SƠN

;
;
.
.
.
.
.