Y tế-sức khỏe cộng đồng

Xử trí khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng và cách phòng bệnh

.

Tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiếp xúc, dễ làm mầm bệnh lan truyền. Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học, cách lý nguồn bệnh tránh lây lan cho trẻ khác.

- Ở cấp độ 1 bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Khi cho trẻ ở nhà, việc xử lý chất thải của trẻ là rất quan trọng. Người nhà cần xử lý chất thải bằng dung dịch chroramin B trước khi thải vào hệ thống thải chung. Trong quá trình chăm sóc cần rửa tay thường xuyên. Ngoài ra có thể hạn chế người ra vào, khử khuẩn các chất thải của bệnh nhân, cung cấp kiến thức cho người chăm sóc, ...

- Ở cấp độ 2 trở lên phải theo dõi trong bệnh viện, nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm lên hệ thần kinh, chủ yếu là viêm não, thứ 2 là biến chứng ở hệ tim mạch như viêm cơ tim gây suy tim cấp sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn hay suy các cơ quan khác, phù phổi...

Phòng bệnh tay chân miệng

Cho đến nay, chưa có vaccin phòng bệnh tay chân miệng vì vậy việc giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh thực phẩm là biện pháp chủ yếu phòng bệnh cho trẻ.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, khi làm đồ ăn cho trẻ…

- Làm sạch môi trường xung quanh như đồ chơi, nhà cửa…

- Tránh tiếp xúc với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng.

- Không cho trẻ bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn.

Trung tâm Truyền thông GDSK Tp. Đà Nẵng

;
.
.
.
.
.