Người làm chiếu cuối cùng trên đất Cẩm Nê

ĐNO - Làng dệt chiếu Cẩm Nê (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) một thời nức tiếng gần xa nay chỉ còn lại một người đang sống với nghề.

Video: THỤC NHÂN

Chúng tôi đến làng dệt chiếu Cẩm Nê vào một ngày cuối năm. Trong gian nhà thô sơ nằm khuất ở một con hẻm nhỏ, cụ bà Phan Thị Đào (thôn Cẩm Nê, xã Hòa Tiến) vẫn miệt mài bên từng sợi cói, bó lác để dệt nên những tấm chiếu hoa đầy màu sắc.

Nguyên liệu làm chiếu Cẩm Nê là cói và lác được bà Đào đặt mua từ xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).

“Công đoạn làm chiếu Cẩm Nê không giống với chiếu ở nhiều địa phương khác, mình phải mua lác về nhuộm màu cho từng sợi, phơi lác và nhuộm màu xong thì mới đem đi dệt thành chiếu. Như vậy, chiếu rất khó bị phai màu. Trong khi cách làm thường gặp là dệt chiếu xong rồi đem chiếu đi nhuộm”, bà Đào chia sẻ về quy trình làm chiếu Cẩm Nê suốt mấy chục năm qua.

N
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm. Ảnh: THỤC NHÂN
CÁC
Những sợi lác màu sau khi phơi khô, chuẩn bị được dệt thành chiếu hoa. Ảnh: THỤC NHÂN
Cụ bà Phan Thị Đào bên những bó lát đã được nhuộm màu, chuẩn bị lên khung dệt. Ảnh:
Cụ bà Phan Thị Đào bên những bó lác đã được nhuộm màu, chuẩn bị lên khung dệt. Ảnh: THỤC NHÂN

Nhờ quy trình làm chiếu kỹ lưỡng và công phu, chiếu Cẩm Nê đã được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi độ bền theo thời gian, màu sắc đẹp mắt, thích hợp sử dụng trong nhiều điều kiện thời tiết.

Trong quá khứ, những chiếc chiếu Cẩm Nê đã được thương lái đưa đến tận Kinh thành Huế, vào Phủ Gia Định…, trở thành một “thương hiệu” nức tiếng trên bản đồ đất nước.

Đã bước sang tuổi 80, nhưng đôi tay bà Đào vẫn rất nhanh nhẹn bên những sợi cói sợi lạt. Ảnh:
Đã bước sang tuổi 80, nhưng đôi tay bà Đào vẫn rất nhanh nhẹn bên những sợi cói, sợi lác. Ảnh: THỤC NHÂN
a
Bà Đào tự tay làm tất cả các công đoạn, từ chọn, phơi đến nhuộm lác. Ảnh: THỤC NHÂN

Trong trí nhớ của người đã bước sang tuổi bát tuần, bà Đào vẫn không quên hình ảnh cô bé Phan Thị Đào mới 8 tuổi đã theo chân gia đình đi làm chiếu.

Ngày đó, gia đình bà còn khó khăn, hành trình mưu sinh bên những tấm chiếu hoa đã hun đúc bên trong bà tình yêu với nghề. Đến nay, khi những người làm chiếu ở đất Cẩm Nê không còn tha thiết bên khung dệt hay những bó lác, sợi cói, bà Đào vẫn ở đó để giữ cái “hồn” của làng nghề một thời vang bóng.

Trong quá khứ, chiếu Cẩm Nê đã được nhiều khách hàng ưu chuộng bởi độ bền theo thời gian, màu sắc đẹp mắt, thích hợp sử dụng với nhiều điều kiện thời tiết. Ảnh:
Trong quá khứ, chiếu Cẩm Nê đã được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi độ bền theo thời gian, màu sắc đẹp mắt, thích hợp sử dụng trong nhiều điều kiện thời tiết. Ảnh: THỤC NHÂN
Từng sợi lát được nhuộm màu và phơi khô trước khi được lên khung dệt. Cách làm này giúp chiếu khó bị phai màu. Ảnh:
Từng sợi lác được nhuộm màu và phơi khô trước khi được lên khung dệt. Cách làm này giúp chiếu khó bị phai màu. Ảnh: THỤC NHÂN

Trong ký ức bà Đào, có hình ảnh gia đình bà quây quần bên khung dệt, hình ảnh người chồng quá cố và các con trai chở chiếu đi bán dạo khắp nơi, có tiếng rao “Chiếu Cẩm Nê đây!” rộn ràng khắp các làng trên xóm dưới.

Những ngày đó, thu nhập từ việc bán chiếu đã giúp vợ chồng bà trang trải cuộc sống qua ngày. Nhưng rồi theo sự phát triển của thị trường, nhiều loại chiếu bằng nhựa, tăm tre, trúc chẻ... rồi nệm nước, nệm sưởi các loại ra đời, vị trí của chiếu Cẩm Nê trên thị trường dần bị mờ nhạt.

Cuộc sống của những người làm chiếu trên đất Cẩm Nê vì thế rơi vào cảnh khó khăn, hết hộ này đến hộ khác đua nhau bỏ nghề, những khung dệt dần đóng bụi thời gian, tiếng người ta gọi nhau vác cói nhuộm lác lùi dần vào quá khứ.

Nhiều người làm chiếu chuyển sang làm thợ hồ, buôn bán nhỏ lẻ… Làng chiếu Cẩm Nê theo đó cũng mai một dần theo năm tháng. Gia đình bà Đào cũng không nằm ngoài vòng xoay đó, thấy nghề khó nhọc, con cháu bà cũng dần bỏ nghề mà đi.

Kể từ khi chồng mất, con cháu bỏ nghề, bà Đào lủi thủi làm chiếu một mình. Ảnh:
Kể từ khi chồng mất, con cháu bỏ nghề, bà Đào lủi thủi làm chiếu một mình. Ảnh: THỤC NHÂN

Kể từ khi chồng mất, con cháu bỏ nghề, một mình bà Đào lủi thủi bên khung dệt. Con cháu thấy bà vất vả, lại khuyên bà nghỉ ngơi, nhưng tình yêu với nghề khiến bà không nỡ lòng rời bỏ khung dệt. Có nhiều khách hàng biết tiếng, tìm đến tận nơi đặt mua nhưng bà không dám nhận làm nhiều, một phần vì tuổi cao sức yếu.

Vào dịp giáp Tết, người chị họ của bà Đào là bà Nguyễn Thị Liên (88 tuổi) lại đến giúp bà dệt chiếu. Dưới mái nhà cũ, hai bà lão tuổi ngoài bát tuần hì hục phơi cói, tước lác, nhuộm màu sợi rồi lại đưa bó sợi lên khung dệt.

“Tôi có tuổi rồi, già cả nên không còn sức làm nhiều, cũng không còn sức mang chiếu đi bán dạo như ngày xưa, giờ chỉ có thể ở nhà dệt chiếu qua ngày. Người nào quen biết thì đến đặt hàng. Tính ra hai người cùng nhau làm hết một ngày rưỡi thì được một đôi chiếu, vất vả lắm nhưng vì nghề nên phải làm thôi”, bà Đào chia sẻ. 

Bà Đào vẫn luôn hoài niệm về một làng chiếu Cẩm Nê vang bóng trong quá khứ. Ảnh:
Bà Đào vẫn luôn hoài niệm về một làng chiếu Cẩm Nê vang bóng trong quá khứ. Ảnh: THỤC NHÂN

Những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, người dân Cẩm Nê rộn rã chuẩn bị chào đón năm mới. Trong tiếng nhạc xập xình khắp làng trên xóm dưới, giữa những màu cờ và sắc hoa rực rỡ trước sân, có bà cụ ngồi bên khung dệt, miệng móm mém nhai trầu, tay thoăn thoắt bên những sợt cói đủ màu sắc và lòng hoài niệm về một làng nghề vang bóng lúc xưa…

XUÂN SƠN - THỤC NHÂN

;
.
.
.
.