Nghĩa tình nồng ấm dành cho người cao tuổi

ĐNO - Tình thương không chỉ hiển hiện trong quan hệ máu mủ, ruột rà mà còn sáng ngời giữa những người không cùng huyết thống. Vẫn có những người sớm tối chăm sóc các cụ già đau ốm, bệnh tật, chăm lo cho họ từng bữa ăn giấc ngủ như chính ông bà, cha mẹ mình.

Họ luôn tâm niệm, ai sinh ra cũng có một gia đình, cũng cần một gia đình để chia sẻ, yêu thương và che chở…

Chúng tôi đã có nhiều ngày chứng kiến các cụ ông, cụ bà tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng (quận Ngũ Hành Sơn) và Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố (quận Liên Chiểu) sống, sinh hoạt và tận hưởng những niềm vui lúc tuổi già. Nụ cười hé nở trên môi họ đôi khi không hẳn vì bệnh tình đã thuyên giảm sau nhiều ngày điều trị mà vì họ cảm nhận được tình cảm, hơi ấm từ những người không cùng huyết thống. 

Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố, nơi đang nuôi dưỡng, chăm sóc 70 cụ ông, cụ bà neo đơn, bệnh tật. Tuổi xế chiều của họ không có người thân bên cạnh, những tưởng sẽ chỉ có nỗi buồn tủi, cô đơn ập đến, nhưng tình yêu thương, phụng dưỡng vẫn hiển hiện theo một lẽ tự nhiên nhất, dù không cùng huyết thống…
Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố, nơi đang nuôi dưỡng, chăm sóc 70 cụ ông, cụ bà neo đơn, bệnh tật. Tuổi xế chiều của họ không có người thân bên cạnh, những tưởng sẽ chỉ có nỗi buồn tủi, cô đơn, nhưng nơi đây, tình yêu thương, phụng dưỡng vẫn hiển hiện theo một lẽ tự nhiên nhất, dù không cùng huyết thống… Ảnh: KHẢ THỊNH
Ảnh: KHẢ THỊNH
Các nhân viên tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố tập vận động cho những bệnh nhân bị tai biến, khuyết tật vận động. Ảnh: KHẢ THỊNH
Tuổi già vò võ, cô đơn khi không có người thân bên cạnh để trò chuyện, chăm sóc, thì những bàn tay ân cần, những lời hỏi han xung quanh đủ giúp các cụ thấy cuộc đời này vẫn còn rất nhiều điều hay, cái đẹp. Ảnh: KHẢ THỊNH
Tuổi già không cô đơn khi các cụ vẫn luôn được trò chuyện, chăm sóc ân cần. Ảnh: KHẢ THỊNH
“Lâu dần thành quen, các cô chú cũng xem em như con như cháu, khoảng cách cũng rút ngắn hơn rất nhiều. Mọi hoạt động, cử chỉ đều thân mật như chính người thân trong gia đình. Và điều quan trọng nhất đối với em, mình cảm nhận được niềm vui của các cô chú, để những lúc mệt mỏi nhất, mình vẫn kịp nghĩ ra rằng, bản thân còn may mắn, hạnh phúc rất nhiều người”, An tâm sự. Ảnh: KHẢ THỊNH
“Lâu dần thành quen, các cô, chú xem em như con, như cháu. Mọi hoạt động, cử chỉ đều thân mật như chính người thân trong gia đình. Ngay tại mái ấm này, em được các cô, các chú chia sẻ những bài học làm người đơn giản nhưng rất sâu sắc”, Phan Thành An, nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố tâm sự. Ảnh: KHẢ THỊNH
Ảnh: XUÂN SƠN
Ở Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng, có những nhân viên gọi các cụ bà bằng "mẹ" và xưng "con" hết sức tình cảm. Câu nói mà chúng tôi thường xuyên nghe ở đây là "Dạ, con gái mẹ đến đây" hay là "Con gái khám cho mẹ nghe". Ảnh: XUÂN SƠN
gần 20 năm sống tại Trung tâm Phụng dưỡng với vai trò là hộ lý, trực tiếp chăm sóc sức khỏe, phục vụ từng bữa ăn cho các cụ, cô Nguyễn Thị Toàn (54 tuổi) dường như quên mất mình đã bước sang tuổi cũng cần được chăm sóc. Thấu hiểu tâm lý, tính tình của các cụ, lặng lẽ đón nhận những cơn bực tức, giận hờn khi không vừa ý, đáp lại tất cả là sự tận tụy, chiều chuộng không điều kiện. Ảnh: ĐÌNH TUẤN
Gần 20 năm sống tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng với vai trò là hộ lý, trực tiếp chăm sóc sức khỏe, phục vụ từng bữa ăn cho các cụ, chị Nguyễn Thị Toàn (54 tuổi) dường như quên mất mình đã bước sang tuổi cũng cần được chăm sóc. Chị thấu hiểu tâm lý, tính tình của từng cụ, lặng lẽ đón nhận những cơn bực tức, giận hờn khi không vừa ý, đáp lại tất cả bằng sự tận tụy, chiều chuộng không điều kiện. Ảnh: ĐÌNH TUẤN
Ảnh: ĐÌNH TUẤN
 “Các cụ đã đi qua thời gian khó nhất của cuộc đời mình, cống hiến cho đất nước, cho xã hội, giờ tuổi già lại sống trong cảnh cô đơn. Vượt qua khỏi nhiệm vụ được giao, đó là sự thấu hiểu, chia sẻ. Trong chúng ta ai cũng có và cũng cần một gia đình để đi về và được yêu thương, riêng các cụ chỉ duy nhất ở chỗ này. Dù lắm lúc giận dỗi, quát mắng nhưng mình biết các cụ thương nhân viên ở đây như con cái mình. Mà đã là con, thì đương nhiên phải có hiếu với cha mẹ”, chị Toàn trải lòng. Ảnh: ĐÌNH TUẤN
Chăm sóc cho các cụ từng bữa ăn, giấc ngủ. Ảnh: XUÂN SƠN
Không chỉ thấu hiểu tâm lý mà sức khỏe của mỗi cụ đều được các nhân viên tại đây theo dõi kỹ lưỡng. Đội ngũ nhân viên y tế, cấp dưỡng và hộ lý thường xuyên họp bàn, trao đổi để nắm rõ bệnh tình, tâm trạng hàng ngày, hàng giờ của các cụ. Nếu sức khỏe không bảo đảm, các cụ phải vào viện thì các hộ lý này lại chăm sóc, túc trực ngày đêm bên các cụ tại bệnh viện. Ảnh: XUÂN SƠN

“Cũng có lúc nghĩ về cha mẹ mình, rằng mình đã làm tròn chữ hiếu với cha mẹ mình bằng những công việc hằng ngày như thế này hay chưa? Nhưng rồi sau đó lại quên đi tất cả để tập trung lo cho các cụ. Bởi suy cho cùng, mình không chăm sóc được cho cha mẹ thì còn có anh em mình thay thế, còn các cụ đây chẳng có ai. Nếu đặt bản thân vào hoàn cảnh các cụ, mình sẽ hiểu rõ hơn. Vì thế, chăm sóc cho các cụ, chính là chăm sóc cho cha mẹ mình”, chị Toàn chia sẻ thêm. 

Suy nghĩ của chị Toàn cũng chính là suy nghĩ chung của những người làm công tác chăm sóc người cao tuổi tại các đơn vị bảo trợ, phụng dưỡng.

PHAN CHUNG - XUÂN SƠN - KHẢ THỊNH - ĐÌNH TUẤN

;
.
.
.
.