Những hình ảnh đẹp về di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn

ĐNO - Ngày 24-12-2018, di tích cấp quốc gia danh thắng Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) chính thức được xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1820/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành về việc xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt (đợt 9), năm 2018.

Danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, thuộc phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn). Bên cạnh cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên mang lại, Ngũ Hành Sơn còn là không gian in đậm các giá trị văn hóa, lịch sử có giá trị. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật, văn bia liên quan đến văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng Champa...

Báo Đà Nẵng trân trọng giới thiệu đến quý độc giả những hình ảnh đẹp về di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn.

Ngũ Hành Sơn được hình thành bởi quần thể năm ngọn núi Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả
Ngũ Hành Sơn được hình thành bởi quần thể sáu ngọn núi gồm Kim Sơn - Mộc Sơn - Thuỷ Sơn - Âm Hoả Sơn - Dương Hỏa Sơn - Thổ Sơn. 
Không gian huyền ảo, thơ mộng của Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.  Ảnh: BWAVES
Không gian huyền ảo, thơ mộng của Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. 
Tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn, chùa Tam Thai được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Dưới thời Minh Mạng, chùa được nhà vua cho trùng tu, đúc tượng và chuông lớn. Tương truyền đây cũng là nơi nhà vua đặt du cung để nghỉ ngơi và thưởng ngoạn thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Trong ảnh: Cổng Tam quan chùa Tam Thai.
Tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn, chùa Tam Thai được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Dưới thời Minh Mạng, chùa được nhà vua cho trùng tu, đúc tượng và chuông lớn. Tương truyền đây cũng là nơi nhà vua đặt du cung để nghỉ ngơi và thưởng ngoạn thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Trong ảnh: Cổng Tam quan chùa Tam Thai.
Chánh điện chùa Tam Thai thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên tòa sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát.
Chánh điện chùa Tam Thai thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên tòa sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát.
Rẽ theo lối mòn nhỏ sau chùa Tam Thai, du khách sẽ đến cổng Tam quan dẫn vào động Hoa Nghiêm.
Rẽ theo lối mòn nhỏ sau chùa Tam Thai, du khách sẽ đến cổng Tam quan dẫn vào động Hoa Nghiêm.
Hoa Nghiêm là một hang động nhỏ, có Huyền Không Quan cổ kính, trầm mặc rêu phong, bên trong động có thờ Tượng Phật Bà Quan Thế Âm cao lớn, điệp màu với núi đá có đôi mắt từ bi nhìn ra cửa động, tượng Phật do Nghệ nhân Nguyễn Chất của Làng nghề đá mỹ nghệ tạo thành từ năm 1960.
Hoa Nghiêm là một hang động nhỏ, có Huyền Không Quan cổ kính, trầm mặc rêu phong, bên trong động có thờ Tượng Phật Bà Quan Thế Âm hướng đôi mắt từ bi nhìn ra cửa động. Tượng Phật do nghệ nhân Nguyễn Chất của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước tạo thành từ năm 1960.
Nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, động Huyền Không là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh to lớn nhất. Động Huyền Không là một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một không khí huyền bí lung linh cho hang động.
Từ động Hoa Nghiêm, du khách có thể đi vào động Huyền Không. Đây là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh nhất tại quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn. Động Huyền Không là một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài. 
Ảnh: KHẢ THỊNH
Ánh sáng rọi xuống qua 5 lỗ sáng trên vòm động Huyền Không tạo nên vẻ kỳ bí, huyền ảo.
Trên lối xuống động, hai bên là tượng của các vị Thiện và Ác, mang thông điệp nhắc nhở chúng sanh giữ lòng từ bi, hướng đến cõi sắc không của Phật.
Trên lối xuống động, hai bên là tượng của các vị Thiện và Ác, mang thông điệp nhắc nhở chúng sanh giữ lòng từ bi, hướng đến cõi sắc không của Phật.
Cổng đá trên ngọn Thủy Sơn, dẫn sang động Vân Thông. Động nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài có đường kính khoảng hơn 1m. Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động, tạo ánh hào quang rực rỡ.
Cổng đá trên ngọn Thủy Sơn dẫn sang động Vân Thông. Động nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài có đường kính khoảng hơn 1m. Ánh sáng từ đỉnh chiếu vào trong động, tạo ánh hào quang rực rỡ.
Vượt qua 123 bậc cấp lát bằng đá ở phía Đông, du khách sẽ đến chùa Linh Ứng. Chánh điện của chùa xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Gian giữa thờ đức Phật Thích Ca, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía ngoài có tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.
Vượt qua 123 bậc cấp lát bằng đá ở phía đông, du khách sẽ đến chùa Linh Ứng. Chánh điện của chùa xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Gian giữa thờ đức Phật Thích Ca, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía ngoài có tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.
Bên trái chùa Linh Ứng là tháp Xá Lợi cao 30m, đường kính tầng dưới 11m. Đâu là nơi thờ gần 200 tượng Phật, Bồ tát, La hán.
Bên trái chùa Linh Ứng là tháp Xá Lợi cao 30m, đường kính tầng dưới 11m. Đây là nơi thờ gần 200 tượng Phật, Bồ tát, La hán. Tháp được xây dựng vào năm 1997. 
Khuôn viên tháp Xá Lợi.
Một góc khuôn viên tháp Xá Lợi. 

XUÂN SƠN - KHẢ THỊNH (thực hiện)

;
;
.
.
.
.