Thành Điện Hải trước cuộc đại tu bổ lịch sử

ĐNO - Sau khi UBND thành phố có Quyết định 1202/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải giai đoạn 2 (2019-2024) với kinh phí 84 tỷ đồng, di tích này sắp sửa bước vào cuộc đại tu bổ lịch sử nhằm phát huy tối đa giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt. 

Dự án tu bổ di tích cấp quốc gia đặc biệt thành Điện Hải giai đoạn 2 (2019-2024) được đầu tư với mục tiêu bảo tồn tối đa thành phần, dấu vết cấu thành di tích gốc, tái tạo một phần không gian cảnh quan và thành phần kiến trúc gốc trong khu vực thành nội. Bổ sung một số thành phần kiến trúc mới nhằm làm rõ hơn giá trị gốc của di tích, tôn vinh và phát huy giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại. 

Ảnh: XUÂN SƠN
Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải giai đoạn 2 thực hiện các hạng mục trong phạm vi khuôn viên có tổng diện tích 26.519m2. Trong ảnh: Toàn cảnh di tích sau khi được phục hồi, tôn tạo giai đoạn 1 với hình thái nguyên vẹn lối kiến trúc Vauban của phương Tây.
Trong giai đoạn 1 (2017-2019), dự án bảo tồn, tôn tạo hoàn thành đúng tiến độ với việc di dời 80 hộ dân và 3 cơ quan Nhà nước ra khỏi di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, khôi phục toàn bộ hệ thống tường cao hào sâu, làm công viên cây xanh phía bắc và phía tây...
Giai đoạn 1 (2017-2019), dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải hoàn thành đúng tiến độ với việc di dời 80 hộ dân và 3 cơ quan Nhà nước ra khỏi di tích, khôi phục toàn bộ hệ thống tường cao hào sâu, làm công viên... Trong ảnh: Mặt phía bắc Thành Điện Hải tiếp giáp đường Lý Tự Trọng.
Ảnh: XUÂN SƠN
Cổng thành phía đông (cổng thành chính) nhìn ra sông Hàn hiện tại. Trong giai đoạn 2, cổng thành này được phục dựng với quy mô, hình thái cầu kỳ, hoành tráng hơn.
Ảnh: XUÂN SƠN
Việc phục dựng cổng thành phía đông căn cứ theo mô tả trong tư liệu lịch sử, vị trí, quy mô, kích thước, hình dạng phần tường còn lại tại di tích và tham khảo kiến trúc cổng thành phía nam. Trong ảnh: Cổng thành phía nam nhìn từ khuôn viên di tích.
Ảnh: XUÂN SƠN
Cầu cổng thành phía tây hiện tại. Trong giai đoạn 2, hạng mục này được phục dựng với lối đi xung quanh, phía dưới để trưng bày tại chỗ các dấu tích khảo cổ học. Khẩu độ gian 7,2m, 2 nhịp 6 mx2, chiều cao cầu so với sàn 5,49m, chiều cao sàn so với đáy hào 4,23m. 
Giai đoạn 2 sẽ sắp đặt lại, tăng cường bảo quản và bổ sung các khẩu thần công của thời kỳ đầu kháng Pháp.ngành chức năng TP.Đà Nẵng sẽ phục dựng nhà để súng để trưng bày số thần công đã nêu. Kiến trúc phục dựng theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn (thế kỷ 19)
Bảo tàng Đà Nẵng hiện lưu giữ 14 khẩu thần công. Trong giai đoạn 2, ngành chức năng sắp đặt lại, tăng cường bảo quản và bổ sung các khẩu thần công, đồng thời phục dựng nhà để súng nhằm trưng bày số thần công này theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
Ảnh: XUÂN SƠN
Giai đoạn 2 hạ giải, di dời các thành phần, công trình không liên quan ra khỏi khu vực di tích; thám sát khảo cổ học làm cơ sở phục dựng, tái tạo các công trình. Trong ảnh: Trực thăng UH-1 - hiện vật từ cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 tại căn cứ Sân bay Đà Nẵng sẽ được di dời khỏi khuôn viên Thành Điện Hải.
Ảnh: XUÂN SƠN
Trong giai đoạn 2, tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương được tôn tạo và đặt ở vị trí phù hợp với không gian chung của di tích. Trong khi đó Bảo tàng Đà Nẵng dời về địa chỉ 42 Bạch Đằng.
Ảnh: XUÂN SƠN
Tường thành phía nam hiện tại. Trong giai đoạn 2, kỳ đài được phục dựng tại đây với 2 thành phần chính là phần đài (cao 2,82m) và cột cờ (hơn 23m). 
Ảnh: XUÂN SƠN
Hệ thống tường thành cổ được trùng tu ở giai đoạn 1 tiếp tục được tu bổ, làm sạch, bảo quản toàn bộ bề mặt trong và ngoài tường.
Ảnh: XUÂN SƠN
Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Thành Điện Hải kết nối với Bảo tàng Đà Nẵng mới, Quảng trường trung tâm và hệ thống thiết chế văn hóa, địa điểm di tích xung quanh; tạo nên một không gian lịch sử, trưng bày; góp phần phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, phát triển du lịch trên cơ sở phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử.

 XUÂN SƠN

;
;
.
.
.
.
.