Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam): Qua hệ thống bản đồ lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp

.

Một trong những nguồn sử liệu khá quan trọng cần được đề cập khi nghiên cứu về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là hệ thống bản đồ hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp.

Nhà trưng bày Hoàng Sa.Ảnh: ANH CHUNG
Nhà trưng bày Hoàng Sa.Ảnh: ANH CHUNG

 

Hiện đã có nhiều nhà nghiên cứu ở trong nước cũng như quốc tế dày công sưu tầm và công bố rất nhiều bản đồ quý, hiếm liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau. Kết quả từ công tác sưu tầm này đã góp phần quan trọng vào việc khẳng định những bằng chứng sát thực về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trước công luận quốc tế cũng như trước sự tranh chấp của Trung Quốc.

1. Tiêu đề: Bản đồ Biển Đông từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương 2. Tác giả: Pierre Mariette 3. Niên đại: 1714 4. Kích thước: 33 x 40cm 5. Ngôn ngữ: Pháp 6. Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp, Phòng Kế hoạch và Bản đồ, CPL GE DD-2987 (7051).

1. Tiêu đề: Bản đồ Biển Đông từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương

2. Tác giả: Pierre Mariette

3. Niên đại: 1714

4. Kích thước: 33 x 40cm

5. Ngôn ngữ: Pháp

6. Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp, Phòng Kế hoạch và Bản đồ, CPL GE DD-2987 (7051).

Trong khuôn khổ của bài viết này, xin được giới thiệu thêm đến bạn đọc một số tấm bản đồ tiêu biểu được chúng tôi sưu tầm từ Trung tâm Lưu trữ và Thư viện Quốc gia Pháp. Các bản đồ mà chúng tôi sưu tầm được lần này có niên đại trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Nhìn chung, các tấm bản đồ mà chúng tôi sưu tầm được có những đặc điểm chủ yếu như sau:

1. Tiêu đề: Bản đồ  châu Á  2. Tác giả: Gerard Mercator 3. Niên đại: 1595 4. Kích thước: 45,5 x 49,5cm 5. Ngôn ngữ: La tinh 6. Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp, Phòng Kế hoạch và Bản đồ, GE DD-2987 (6456).

1. Tiêu đề: Bản đồ châu Á

2. Tác giả: Gerard Mercator

3. Niên đại: 1595

4. Kích thước: 45,5 x 49,5cm

5. Ngôn ngữ: La tinh

6. Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp, Phòng Kế hoạch và Bản đồ, GE DD-2987 (6456).

Thứ nhất, các nhà địa lý học, thiên văn học, hàng hải, thương nhân, giáo sĩ... đã định danh tên gọi quần đảo Hoàng Sa trong các tấm bản đồ chủ yếu là: Paracel, Paracels, Paracèl, Paracelso, Paracel Islands. Chất liệu chính được sử dụng để vẽ các tấm bản đồ là da và giấy.

Thứ hai, do những đặc thù từ lịch sử (các cuộc phát kiến địa lý, tìm kiếm thị trường, nhu cầu thương mại, truyền giáo...) mà các tấm bản đồ này chủ yếu được vẽ bởi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan và muộn hơn là Pháp. Nếu đem so sánh với kỹ thuật vẽ bản đồ của Việt Nam hay các nước châu Á đương thời thì sự xác thực về tọa độ địa lý, về hình thể của các châu lục, khu vực, quốc gia... và tính hiện đại trong cách trình bày là yếu tố nổi bật hơn cả.

1. Tiêu đề: Bản đồ tổng quan về khu vực Ấn Độ Dương 2. Tác giả: Pierre Mariette 3. Niên đại:1647 4. Ngôn ngữ: Pháp 5. Kích thước: 41,1 x 49cm 6. Nguồn:Thư viện Quốc gia Pháp, Phòng Kế hoạch và Bản đồ, GE DD-2987 (6810).

1. Tiêu đề: Bản đồ tổng quan về khu vực Ấn Độ Dương

2. Tác giả: Pierre Mariette

3. Niên đại:1647 4. Ngôn ngữ: Pháp

5. Kích thước: 41,1 x 49cm

6. Nguồn:Thư viện Quốc gia Pháp, Phòng Kế hoạch và Bản đồ, GE DD-2987 (6810).

Thứ ba, các bản đồ vẽ về khu vực châu Á, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Vịnh Thái Lan hay vùng biển Đông Nam Á, Nam Á... đều xem Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của xứ Đàng Trong hay Nam Kỳ (Cochinchine, Cochinchina, Cauchin, Cochin). Việc mô phỏng hình thể của quần đảo Hoàng Sa trên các tấm bản đồ (theo hình tứ giác) gần như đều có sự tương đồng với nhau. Qua đó cho thấy, các tấm bản đồ có niên đại muộn hơn đã có sự tham khảo, kế thừa khá chi tiết các bản đồ trước đó.

Quan trọng hơn, các tấm bản đồ cũng giúp cho chúng ta thấy được rằng, từ rất sớm, những người phương Tây đến với phương Đông đã xem Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam khi họ vẽ và ghi chú địa danh các quần đảo này lên trên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ.

1. Tiêu đề: Bản đồ biển Đông Dương 2. Tác giả: Robert 3. Niên đại: 1720 4. Kích thước: 76,5 x 124cm 5. Ngôn ngữ: Pháp 6. Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp, Phòng Kế hoạch và Bản đồ, GE SH 18 PF 181 P 19 RES.

1. Tiêu đề: Bản đồ biển Đông Dương

2. Tác giả: Robert

3. Niên đại: 1720

4. Kích thước: 76,5 x 124cm

5. Ngôn ngữ: Pháp

6. Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp, Phòng Kế hoạch và Bản đồ, GE SH 18 PF 181 P 19 RES.

Thứ tư, các nhà thương nhân, truyền giáo, thám hiểm... khi vẽ bản đồ đều xem Hoàng Sa là một tiêu điểm chính từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương. Không chỉ dừng lại ở vai trò hàng hải..., quần đảo Hoàng Sa còn được đánh giá cao ở vị trí quân sự trên Biển Đông. Sự quan trọng của quần đảo Hoàng Sa về mặt quân sự đã được minh chứng một cách cụ thể qua các công trình nghiên cứu của Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và muộn hơn là các nhà nghiên cứu người Pháp đương thời.

TS. Dương Thanh Mừng
 

;
;
.
.
.
.
.