Dự thảo đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017

.

 (Tiếp theo và hết)

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đào Duy Tùng, điểm cuối là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 1.260m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN QUỐC VƯỢNG
TRẦN QUỐC VƯỢNG (1934 – 2005)
 Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1934 tại Hải Dương, quê ở làng Lê Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Năm 1956, ông giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
 Năm 1959, ông là Trưởng bộ môn Khảo cổ học (thuộc Khoa Sử, Đại học Tổng hợp). Năm 1980-1993, ông là Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học. Năm 1993-1996, là Trưởng môn Văn hóa học; Trưởng ngành Du lịch học (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 1996-2005, ông là Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Khoa Du lịch) Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Văn hóa (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ông đã viết trên 400 bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí chuyên môn trong nuớc và nước ngoài cùng trên 40 công trình, tác phẩm được xuất bản ở trong nước và ngoài nước.
Ngoài ra, ông còn là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội; Phó Tổng Thư ký Hội Văn hóa Văn nghệ Dân gian Việt Nam; Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sử học Việt Nam; Cố vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóaThông tin về Chương trình thiết kế - tu bổ - tôn tạo các di tích lịch sử (từ 1995 đến 2005); Ủy viên Hội đồng tư vấn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (2003-2004) và nhiều chức danh khác.
Ông là người đã chủ trì tổ chức nhiều Hội thảo khoa học và khai quật một số di chỉ khảo cổ học ở Quảng Nam – Đà Nẵng, trong đó có di chỉ Vườn đình Khuê Bắc (Ngũ Hành Sơn).
Ông được Nhà nước phong hàm Giáo sư, danh hiệu Nhà giáo ưu tú; được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất và nhiều Huân, Huy chương khác.
Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Khoa học - công nghệ với cụm công trình Văn hóa Việt Nam: Truyền thống và Hiện đại gồm 3 tác phẩm: Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và Suy ngẫm, Việt Nam cái nhìn Địa - Văn hóa, Trên mảnh đất ngàn năm văn vật.
Ông được xem là một cây đại thụ của nền sử học Việt Nam và đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ sinh viên, trong đó nhiều người đã trở thành những nhà nghiên cứu sử học có uy tín của nước nhà.
Ông mất ngày 8 tháng 8 năm 2005 tại Hà Nội.
Tên ông đã được đặt tên đường tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
Tài liệu tham khảo chính: Các tin, bài về Giáo sư Trần Quốc Vượng đăng trên Website khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Cửu Vân điểm cuối là đường Vùng Trung 17 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 310m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VÙNG TRUNG 12
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũ Văn Cẩn (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường Trần Quốc Vượng (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 140m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VÙNG TRUNG 14     
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vùng Trung 12, điểm cuối là đường Trần Quốc Vượng (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VÙNG TRUNG 15
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vùng Trung 15 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VÙNG TRUNG 16
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũ Văn Cẩn (tên dự kiến đặt tiếp đợt này), điểm cuối là đường Vùng Trung 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 165m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VÙNG TRUNG 17

E. QUẬN SƠN TRÀ

Có 25 tuyến đường, gồm:
- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 02
- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 21
- Đường đặt tiếp: 02

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU DÂN CƯ AN MỸ (Sơ đồ 01ST): 07 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thông, điểm cuối là đường An Mỹ 5 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN MỸ 2
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, điểm cuối là đường Mai Hắc Đế: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 7,35m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN MỸ 3
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, điểm cuối là đường Mai Hắc Đế: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN MỸ 4
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Văn Siêu, điểm cuối là đường Cao Bá Quát: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 210m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN MỸ 5
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, điểm cuối là đường Mai Hắc Đế: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN MỸ 6
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Triệu Việt Vương, điểm cuối là đường An Mỹ 8 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 80m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN MỸ 7
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, điểm cuối là đường Mai Hắc Đế: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 100m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN MỸ 8

II. KHU DÂN CƯ AN TRUNG (Sơ đồ số 02ST): 11 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Quang Diệu, điểm cuối là đường Nguyễn Thiếp: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 400m; rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 0,5m và có đoạn rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 5
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Trung 5 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Phan Huy Chú: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 250m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1,5m và có đoạn rộng 1,7m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 6
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Trung 5 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Phan Huy Chú: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 270m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1,5m và có đoạn rộng 1,7m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 7
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngọc Hân, điểm cuối là đường An Trung 11 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1,5m và có đoạn rộng 1,7m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 8
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Thị Xuân, điểm cuối là đường An Trung 5 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 60m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 9
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Thị Xuân, điểm cuối là đường Nguyễn Thiếp: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 110m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1m và có đoạn rộng 1,2m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 10
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngọc Hân, điểm cuối là đường An Trung 5 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 140m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1,5 và có đoạn rộng 1,7m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 11
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngọc Hân, điểm cuối là đường An Trung 10 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 50m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5-1,7m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 12
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngọc Hân, điểm cuối là đường Phan Huy Chú: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1,5m và có đoạn rộng 1,7m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 14
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngọc Hân, điểm cuối là đường Phan Huy Chú: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1,5m và có đoạn  rộng 1,7m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 15
11. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường Bùi Thị Xuân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 150m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 1m và có đoạn rộng 1,7m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 16

III. VỆT QUY HOẠCH 45M ĐOẠN ĐƯỜNG TỪ VÕ VĂN KIỆT ĐẾN LÊ HỮU TRÁC (Sơ đồ số 03ST): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Văn Kiệt, điểm cuối là đường Lê Hữu Trác: Mặt đường bằng
bê-tông nhựa; chiều dài 450m; rộng có đoạn 10,5m và 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG VŨ HỶ
ĐẶNG VŨ HỶ (1910 - 1972)
Ông quê làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông là con rể của Nhà văn hóa Phạm Quỳnh, chủ bút Tạp chí Nam Phong.
Sau khi học xong tiểu học ở Nam Định, ông học Trung học và Cao đẳng ở Hà Nội. Năm 1937, ông tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại Pháp, Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông giảng dạy ở Trường Đại họcY khoa và là Chủ nhiệm phòng khám ở Bệnh viện Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Hữu Nghị) ở Hà Nội.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông đem vợ và con tạm lánh về quê tại Nam Định. Ông gia nhập Vệ quốc đoàn, phụ trách trạm quân y tiền phương ở Cổ Lễ, tham gia cứu chữa quân dân trong kháng chiến. Sau đó, ông phụ trách một Quân y viện ở Thư Điền, tỉnh Ninh Bình. Một thời gian sau, ông công tác tại Trường Y sĩ liên khu III - IV ở Nông Cống - Thanh Hóa cho đến khi Trường Y sĩ Thanh Hóa chuyển lên Việt Bắc, sáp nhập với Trường Đại học Y Việt Bắc. Ông cùng với gia đình lại chuyển lên Tuyên Quang, tham gia giảng dạy ở đây.  
Hòa bình lập lại, trở về Hà Nội (1954), ông là Chủ nhiệm bộ môn Da liễu Trường Đại học Y dược Hà Nội, kiêm Chủ nhiêm khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai.
Giáo sư Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên nghiên cứu về bệnh da liễu, đặt nền móng cho ngành da liễu ở Việt Nam. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách chuyên khảo và công bố nhiều bài báo về bệnh phong và bệnh da liễu, được dư luận trong nước và nước ngoài đánh giá cao.
Tại Trại phong Quy Hòa(Quy Nhơn - Bình Định), các thầy thuốc và bệnh nhân đã dựng tượng để tưởng nhớ Giáo sư Đặng Vũ Hỷ. Dưới chân tượng có khắc dòng chữ: “... Cuộc đời tận tụy vì người bệnh, y đức trong sáng của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ để lại những nét sâu đậm trong lòng người mắc bệnh phong và những thầy thuốc chuyên khoa”.
Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, năm 1996.
Tên ông đã được đặt tên đường ở thủ đô Hà Nội và tỉnh Nam Định.
Tài liệu tham khảo chính: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.

IV. ĐOẠN TỪ LÊ HỮU TRÁC ĐẾN NGUYỄN VĂN THOẠI VÀ TỪ NGUYỄN THIỆN KẾ ĐẾN NGUYỄN VĂN THOẠI (Sơ đồ số 04ST): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Thiện Kế, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Thoại: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 60m; rộng  có đoạn 3m và có đoạn 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 0m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN THIỆN KẾ
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Hữu Trác, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Thoại: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 410m; rộng có đoạn 5,5m và có đoạn 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 0,3m và có đoạn rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN HẢI ĐÔNG 1
An Hải Đông là địa danh nguyên thuộc làng An Hải được tách ra, nay là phường thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Đầu năm 1946, chính quyền cách mạng chia các làng phía đông sông Hàn làm 2 khu hành chính, làng An Hải thuộc khu hành chính Nguyễn Thái Học (gồm các làng An Hải, Mỹ Khê, Phước Trường, Nại Hiên). Trong kháng chiến chống Mỹ, An Hải là một phường thuộc quận Đông Giang của chính quyền Sài Gòn và năm 1972, An Hải được chia làm hai phường là An Hải Bắc và An Hải Nam. An Hải Đông ngày nay vốn thuộc phường An Hải Nam. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tháng 5 năm 1975, chính quyền cách mạng chia An Hải Nam thành hai phường An Hải Đông và An Hải Tây thuộc quận III.
Năm 1997, khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được chia tách thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, quận Sơn Trà được thành lập và phường An Hải Đông trực thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng như hiện nay.
Tài liệu tham khảo chính: - Võ Văn Hòe, Địa danh thành phố Đà Nẵng, Nhà Xuất bản Đà Nẵng, 2011.
- Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà cung cấp.

V. KHU DÂN CƯ AN CƯ 5 (Sơ đồ số 05ST): 04 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Trường 16, điểm cuối là đường Phước Trường 17 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN ĐỨC THÔNG
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Vấn, điểm cuối là đường Trần Đình Đàn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 510m; rộng có đoạn 5,5m và có đoạn 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m và có đoạn 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN ĐÌNH
NGUYỄN ĐÌNH (1917-1975 )
Ông quê ở làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Thuở nhỏ, ông học ở Huế, sau khi tốt nghiệp Trung học, ông đi dạy học một số nơi. Sau năm 1945, ông tham gia kháng chiến, hoạt động trong ngành Giáo dục và Văn nghệ ở tỉnh Quảng Nam suốt 9 năm.
Ông là người tận tụy trong công tác Bình dân học vụ nhằm xóa nạn mù chữ trong nhân dân. Từ năm 1946-1954, ông giữ chức vụ Trưởng ty Bình dân học vụ tỉnh Quảng Nam.
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, ông tập kết ra Bắc, làm Biên tập viên các báo Văn nghệ, Văn học và Độc lập.
Các tác phẩm chính của ông, gồm:
- Luật  hỏi ngã (1939).
- Đánh mấy vần (thơ, 1959).
- Ngọn lửa mới nhen (thơ, 1960).
- Những mũi tên nhọn (1961).
- Thơ Nguyễn Đình (1978).
Ông là người có nhiều đóng góp trong mảng thơ trào phúng.
Năm 1975, ông bị bệnh và qua đời vào ngày 14-1-1975 tại Hà Nội.
Tài liệu tham khảo chính: Nguyễn Q. Thắng, Quảng Nam-đất nước và nhân vật, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2001.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đình (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Trần Đức Thông: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 130m; có đoạn rộng 4m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng có đoạn  rộng 0,5m và có đoạn 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TRƯỜNG 16
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Trường 16 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Trần Đức Thông (tên dự kiến đặt tiếp đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 190m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TRƯỜNG 17

G. QUẬN THANH KHÊ

Có 04 tuyến đường:
- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số:  04
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KDC TÂN AN VÀ KHU PHỐ CHỢ TÂN AN (Sơ đồ số 01TK): 04 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Ngọc Mậu, điểm cuối là Kiệt 311 đường Trường Chinh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TÂN HÒA 7
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Ngọc Mậu, điểm cuối là Kiệt 311 đường Trường Chinh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 100m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TÂN HÒA 8
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Ngọc Mậu, điểm cuối là Kiệt 311 đường Trường Chinh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 85m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TÂN HÒA 9
4. Đoạn đường có điểm đầu là Kiệt 311 đường Trường Chinh, điểm cuối là Kiệt 339 đường Trường Chinh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 155m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TÂN HÒA 10

PHẦN II. ĐẶT TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

I. CÔNG TRÌNH CẦU

1. Cầu vượt tại Km0 + 927,57 đường Nguyễn Tất Thành nối dài thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu; mặt cầu bê-tông nhựa, chiều dài toàn cầu 51,15m, bề rộng 21m và bề rộng lề bộ hành 1 bên 4,25m.
- Đề nghị đặt tên cầu: GIA TRÒN
Gia Tròn là tên cầu, nay thuộc khu dân cư Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.
Tài liệu tham khảo chính: - Võ Văn Hòe, Địa danh TP. Đà Nẵng, NXBĐN, 2011; - Ủy ban nhân dân phường Hòa Hiệp Nam cung cấp.               
2. Cầu Cổ Cò (tên dự án) trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc phường phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn; mặt cầu bê-tông nhựa, chiều dài toàn cầu 102,2m, bề rộng 15m và bề rộng lề bộ hành 1 bên 1,75m.
- Đề nghị đặt tên cầu: BÃI DÀI
Bãi Dài là một đoạn sông thuộc sông Cổ Cò (còn gọi là Lộ Cảnh Giang), sông chảy ngang qua Bãi Dài của làng Khuê Đông (nay là Khu dân cư Khuê Đông, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn), theo đó người dân địa phương gọi là sông Bãi Dài.
Tài liệu tham khảo chính: - Võ Văn Hòe, Địa danh TP. Đà Nẵng, Nhà Xuất bản Đà Nẵng, 2011;
- UBND quận Ngũ Hành Sơn cung cấp.
3. Cầu Hòa Phước (tên dự án) trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang và phường Hòa Quý quận Ngũ Hành Sơn; mặt cầu
bê-tông nhựa, chiều dài toàn cầu 443,03m, bề rộng 21m và bề rộng lề bộ hành 1 bên 1,75m.
- Đề nghị đặt tên cầu: HÒA PHƯỚC
Hòa Phước là tên làng cũ thuộc huyện Hòa Vang. Năm 1919, dưới thời Khải Định, Hòa Phước thuộc tổng Thanh An.
Từ năm 1975 đến cuối năm 1996, xã Hòa Phước thuộc huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ tháng 8 năm 2005, xã Hòa Phước thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và bao gồm các thôn: Tân Hạnh, Nhơn Thọ, Quá Giáng, Miếu Bông, Trà Kiểm (Giáng Nam 1, Giáng Nam 2) và Cồn Mong
 Tài liệu tham khảo chính: Võ Văn Hòe, Địa danh TP .Đà Nẵng, NXBĐN, 2011.
4. Cầu vượt tại Km0 + 82,61 đường ĐT605 thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang; mặt cầu bê-tông nhựa, chiều dài toàn cầu 59,54m, bề rộng 15m và bề rộng lề bộ hành 1 bên 2m.
- Đề nghị đặt tên cầu: 30 THƯỚC
Cầu tại vị trí Km0+82,61 trên đường DT605, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, là cây cầu mới thay thế cho cây cũ trước đây có tên gọi dân gian là cầu 30 Thước. Hiện nay, người dân địa phương có nguyện vọng giữ lại tên gọi quen thuộc này cho cây cầu mới này.
Tài liệu tham khảo chính: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang cung cấp.
5. Cầu tại Km1 + 303,78 đường ĐT605, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang; mặt cầu bê-tông nhựa, chiều dài toàn cầu 33,06m, bề rộng 15m và bề rộng lề bộ hành 1 bên 5m.
- Đề nghị đặt tên cầu: CỬA ĐÌNH
Cầu Cửa Đình là tên gọi quen thuộc của nhân dân địa phương về cây cầu nằm trước mặt đình Phong Nam, thuộc làng Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Tài liệu tham khảo chính: Thông tin cung cấp từ phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang.

II. CÔNG VIÊN, KHU THỂ DỤC THỂ THAO

1. Khu cải tạo cảnh quan công viên Khuê Trung – Đò Xu – Hòa Cường (bao bọc các đường Xuân Thủy – Đặng Xuân Bảng – Lê Thanh Nghị - Cách Mạng Tháng 8); diện tích rộng 209.591m2, trong đó diện tích mặt nước chiếm 90.6132, hạ tầng cấp thoát nước, điệu chiếu sáng đảm bảo.
- Đề nghị đặt tên: CÔNG VIÊN THANH NIÊN
2. Dự án Khu liên hợp Thể dục thể thao Hòa Xuân (Tên dự án), thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ: Dự án có tổng diện tích 129,538ha, hiện nay đã triển khai giai đoạn đầu tư các hạng mục: Sân vận động 20.000 chỗ ngồi, Trung tâm Huấn luyện đào tạo vận động viên và bãi đỗ xe. Dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại như sân vận động 40.000 chỗ ngồi và khuôn viên cây xanh vào những năm tiếp theo…
- Đề nghị đặt tên: KHU LIÊN HỢP THỂ THAO HÒA XUÂN

III. TÊN BÃI BIỂN

1. Bãi biển trên tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa: có 05 bãi biển.
a) Bãi biển số 1 thuộc phường Thọ Quang - Sơn Trà: Điểm đầu đối diện với đường Phan Bá Phiến, điểm cuối đối diện Kiệt 101 đường Võ Duy Ninh, chiều dài 500m.
- Đề nghị đặt tên bãi biển: THỌ QUANG
b) Bãi biển số 2 thuộc phường Mân Thái - Sơn Trà: Điểm đầu đối diện Kiệt 101 đường Võ Duy Ninh, điểm cuối đối diện với đường Hồ Thấu, chiều dài 470m.
- Đề nghị đặt tên bãi biển: MÂN THÁI
c) Bãi biển số 3 thuộc phường Phước Mỹ- Sơn Trà: Điểm đầu từ khu vực resort Temple Đà Nẵng, điểm cuối khu vực nhà hàng Phước Mỹ, chiều dài 600m.
- Đề nghị đặt tên bãi biển: PHƯỚC MỸ
d) Bãi biển số 4 thuộc phường Phước Mỹ - Sơn Trà. Điểm đầu tư công viên Lăng Ông, điểm cuối đối diện với đường Nguyễn Văn Thoại, chiều dài 1.000m.
- Đề nghị đặt tên bãi biển: MỸ KHÊ
e) Bãi biển số 5 thuộc phường Mỹ An - Ngũ Hành Sơn: Điểm đầu đối diện với đường Nguyễn Văn Thoại, điểm cuối Khu resort Premier Village Da Nang, chiều dài 1.200m.
Đề nghị đặt tên bãi biển: MỸ AN
2. Bãi biển trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành: có 04 bãi biển.
a) Bãi biển số 1 thuộc phường Hòa Hiệp Nam- Liên Chiểu: Điểm đầu đối diện với đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối nhà hàng Xuân Thiều, chiều dài 3.000m.
- Đề nghị đặt tên bãi biển: XUÂN THIỀU
b) Bãi biển số 2 thuộc phường Hòa Minh - Liên Chiểu: Điểm đầu đối diện với đường Trần Đình Tri, điểm cuối khu vực bãi biển đối diện đường Nguyễn Sinh Sắc, chiều dài 2.000m.
- Đề nghị đặt tên bãi biển: HÒA PHÚ
c) Bãi biển số 3 thuộc phường Thanh Khê Tây - Thanh Khê: Điểm đầu đối diện đường Nguyễn Sinh Sắc, điểm cuối Cầu Phú Lộc, chiều dài 1.200m.
- Đề nghị đặt tên bãi biển: PHÚ LỘC
d) Bãi biển số 4 thuộc phường Thanh Khê Đông và phường Xuân Hà - Thanh Khê: Điểm đầu cầu Phú Lộc, điểm cuối đối diện đường Tôn Thất Đạm, chiều dài 2.700m.
- Đề nghị đặt tên bãi biển: XUÂN HÀ

PHẦN III. ĐIỀU CHỈNH, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG

I. ĐIỀU CHỈNH TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN THANH NĂM VÀ LÊ TRỌNG TẤN.

- Do điều chỉnh quy hoạch, đường Lê Trọng Tấn nối dài thêm 90m về phía Đông. Do đó điều chỉnh, đặt tiếp đoạn đường này thêm 90m.
- Đường Nguyễn Thanh Năm được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng thông qua việc đặt tên tại Nghị quyết số 33/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012. Đường hình chữ L, có điểm đầu là đường Lê Trọng Tấn, điểm cuối là đường quy hoạch 10,5m đang thi công, dài 470m, rộng 5,5m. Đoạn đầu đường này dài 90m nằm song song, kèm với đoạn đường Lê Trọng Tấn nối dài nói trên. Do đó, điều chỉnh giảm đoạn đầu đường Nguyễn Thanh Năm 90m, ghép với đoạn đường đặt tiếp nói trên.

II. ĐỔI TÊN ĐƯỜNG XÓM LƯỚI

1. Đổi tên đường Xóm Lưới 1, có chiều dài 120m, rộng 7,5m, có điểm đầu là đường Nguyễn Quang Lâm, điểm cuối là đường 7,5m đang thi công được đặt theo Nghị quyết số 75/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 bằng đường LIÊM LẠC 24
2. Đổi tên đường Xóm Lưới 2, có chiều dài 160m, rộng 5,5m, có điểm đầu là đường Liêm Lạc 24 (tên dự kiến đổi từ Xóm Lưới 1), điểm cuối là đường Trần Quốc Thảo được đặt theo Nghị quyết số 75/2016/NQ-HĐND ngày 8 tháng 12 năm 2016 bằng đường LIÊM LẠC 25

;
.
.
.
.
.