Sáng kiến công nghệ của Grab góp phần nâng cao trải nghiệm du lịch Đà Nẵng

.

Nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng khi đi du lịch đang dần thay đổi. Grab Việt Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương tại một số thành phố du dịch nổi tiếng, trong đó có Đà Nẵng để triển khai những sáng kiến mới, tận dụng thế mạnh công nghệ  nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch tại đây.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào phát triển du lịch

Sự bùng nổ của công nghệ đang tạo nên một làn sóng "số hoá" cho ngành du lịch Việt Nam. Khắp các tỉnh thành, từ Bắc tới Nam, công nghệ hiện đại đang được ứng dụng tích cực trong các quy trình dịch vụ du lịch: thanh toán không tiền mặt khi đặt các dịch vụ du lịch, AI Chatbot hỗ trợ tư vấn, các hoạt động như biểu diễn 3D mapping tại những di tích lịch sử nổi tiếng như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Ngọ Môn Huế, bảo tàng Hồ Chí Minh...

Công nghệ đóng vai trò quan trọng nâng tầm trải nghiệm du lịch của các du khách thế hệ 4.0 (Ảnh: Freepik)
Công nghệ đóng vai trò quan trọng nâng tầm trải nghiệm du lịch của các du khách thế hệ 4.0 (Ảnh: Freepik)

Phát huy thế mạnh là một trong những điểm đến tốt nhất châu Á trong năm 2024 (theo Conde Nast Traveller), Đà Nẵng đã tiên phong đẩy mạnh chuyển đổi số. Từ năm 2020, Đà Nẵng đã chủ động xây dựng và phát triển hệ thống du lịch ảo cho các điểm đến ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR360 mang tên “Một chạm đến Đà Nẵng”. Bên cạnh đó, thành phố cũng triển khai nhiều đợt xúc tiến, tổ chức Hội chợ du lịch trực tuyến Danang Fantasticity, ứng dụng trải nghiệm scan 3D tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, không gian vũ trụ ảo "Metaverse Đà Nẵng"... nhằm quảng bá du lịch địa phương và gia tăng thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách.

Vừa mới về nước, Phương Anh (23 tuổi, du học sinh) đã rất hào hứng rủ bạn bè đi tour vòng quanh Đà Nẵng để khám phá những “địa chỉ đỏ” của quê hương. Cô nàng chia sẻ: “ Nhờ có sáng kiến “Bản đồ số, địa chỉ đỏ” mình có thể dễ dàng tìm kiếm nhiều những địa danh văn hoá, lịch sử với chỉ dẫn chi tiết của AI Chatbot, cùng công nghệ VR sống động. Thay vì phải Google search cả buổi, giờ dẫn bạn bè nước ngoài đến tham quan, mình chỉ cần quét mã QR được gắn tại địa danh để nghe thuyết minh song ngữ Anh - Việt. Siêu tiện lợi luôn!.”

Grab vào cuộc với sáng kiến “điểm đến số”

Hướng tới hoàn thành mục tiêu trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á vào năm 2030 , bên cạnh những giải pháp thiết thực từ chính quyền, một số doanh nghiệp cũng đã chung tay cùng Đà Nẵng thúc đẩy chuyển đổi số.

Từ cuối năm ngoái, Grab đã bắt tay cùng chính quyền địa phương phối hợp triển khai sáng kiến “Ghế đá Grab” với mục đích vừa cung cấp thêm nhiều điểm gặp gỡ, thư giãn cho người dân và du khách, vừa là “điểm đến số” được định vị trên ứng dụng Grab. Nhờ vào số thứ tự của mỗi chiếc ghế, người dân và du khách giờ đây dễ dàng xác định được điểm hẹn. Việc trải nghiệm các dịch vụ hằng ngày như như đặt đồ ăn trực tuyến và các dịch vụ di chuyển của Grab cũng trở nên thuận tiện hơn vì đối tác tài xế Grab có thể dễ dàng nhận diện vị trí của người dùng để giao hàng hay đón trả khách.

Đặc biệt, trên mỗi băng ghế đều được tích hợp một mã QR code, cho phép người dân và du khách khi dừng chân có thể quét mã để xem gợi ý các món ngon địa phương nên thử, hay cập nhật thông tin hữu ích về các dịch vụ hằng ngày tiện lợi Grab đang áp dụng tại địa phương.

Thêm 50 chiếc ghế đá Grab vừa được lắp đặt tại phố đi bộ Bạch Đằng, Đà Nẵng.
Thêm 50 chiếc ghế đá Grab vừa được lắp đặt tại phố đi bộ Bạch Đằng, TP. Đà Nẵng.

Cho đến nay, tại Đà Nẵng đã có hơn 130 ghế đá Grab được lắp đặt tại công viên APEC; công viên biển Phạm Văn Đồng; công viên Nguyễn Văn Linh; công viên Thanh Niên...để phục vụ cho người dân và du khách. Đặc biệt, 50 ghế đá Grab vừa được lắp đặt tại phố đi bộ Bạch Đằng có thể được xem là một trong những “điểm nhấn” bên cạnh nhiều hoạt động sôi động trên tuyến phố này.

Địa điểm check-in mới “Trạm nón lá” tại phố đi bộ Bạch Đằng.
Địa điểm check-in mới “Trạm nón lá” tại phố đi bộ Bạch Đằng.

Ngoài các ghế đá, các "điểm đến số" của Grab trong khu vực này còn bao gồm các “Trạm nón lá”. Không chỉ là địa điểm được định vị trên bản đồ Grab, mỗi trạm nón lá còn là điểm check-in mới lạ, đồng thời là trạm sạc điện thoại tiện lợi. Đặc biệt, du khách và người dân còn được tham gia vào “trạm đua voucher” với thử thách đạp xe thắp sáng trạm nón lá để nhận mã giảm giá từ Grab.

Các Trạm nón lá là “thỏi nam châm” thu hút mọi du khách đến trải nghiệm và check-in bên những biểu tượng văn hoá đậm chất Việt
Các Trạm nón lá là “thỏi nam châm” thu hút mọi du khách đến trải nghiệm và check-in bên những biểu tượng văn hoá đậm chất Việt.

Với sáng kiến về các “điểm đến số”, Grab tiếp tục khẳng định mục tiêu nâng cao trải nghiệm người dùng từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Cũng tại Đà Nẵng, gần đây Grab đang nỗ lực đầu tư và cải tiến công nghệ giúp hành khách dễ dàng nhận diện vị trí đón trả, đồng thời đặt được dịch vụ GrabCar và GrabBike một cách an toàn và tiện lợi. Có thể nói, trải nghiệm số của người dùng Grab khi đến Đà Nẵng đang ngày càng hoàn thiện ngay từ khi họ đặt chân đến sân bay cho đến suốt thời gian lưu lại thành phố biển nổi tiếng này.

;
;
.
.
.
.
.