Cắt lợi để điều trị cười hở lợi có đau không

.

Cắt lợi là một trong những thủ thuật trong răng hàm mặt giúp cải thiện tình trạng cười hở lợi. Phương pháp này là một ca tiểu phẫu nhỏ và được đánh giá là khá an toàn và hiệu quả. Vậy cắt lợi có đau không?

Phương pháp cắt lợi

Cắt lợi là giải pháp tiểu phẫu để điều trị cười hở lợi, mang đến sự tự tin cho người đang gặp phải tình trạng này. Cười hở lợi có thể do những nguyên nhân sau đâu

- Nền xương ở phần hàm trên phát triển quá mức.

- Môi trên bị co lên quá mức khi cười khiến lộ ra phần nướu hàm trên.

- Răng mọc thụ động trễ, từ đó dẫn tới tình trạng thân răng bị ngắn.

- Người bệnh bị tình trạng viêm lợi.

Khi răng quá ngắn, mất cân đối về kích thước và khiến cho phần lợi bị lộ rõ mỗi khi giao tiếp thì cắt lợi được xem là một phương pháp để giúp cải thiện tốt tình trạng này. Trong y khoa đây được xem là một ca tiểu phẫu đơn giản, đòi hỏi phải tính tỉ mỉ cao. Để thực hiện cắt lợi, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng trong y khoa để lược bỏ đi một phần lợi, làm lô ra phần chân răng nhiều hơn, giúp răng trong dài hơn so với trước, từ đó giúp nụ cười trở nên duyên dáng, thẩm mỹ hơn.

Cắt lợi là một trong những giải pháp thẩm mỹ trong điều trị cười hở lợi.
Cắt lợi là một trong những giải pháp thẩm mỹ trong điều trị cười hở lợi.

Vậy cắt lợi có nguy hiểm không

Cắt lợi có đau không? Nghe đến tiểu phẫu nhiều người nghĩ đến việc đụng dao kéo sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ hay thậm chí là gây nguy hiểm. Thực tế, việc tiểu phẫu cắt lợi là phương pháp cải thiện thẩm mỹ nướu khá đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe cả trong và sau tiểu phẫu.

Tuy nhiên ca tiểu phẫu này đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của bác sĩ thực hiện để có thể mang đến kết quả tốt nhất cũng như giúp mang đến hiệu quả lâu dài. Nếu bác sĩ chuyên môn thực hiện không đúng kỹ thuật hay sau quá trình làm phẫu thuật,, người bệnh chăm sóc chưa đúng theo hướng dẫn của bác sĩ có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy như:

Phản ứng với thuốc gây tê: bất kỳ thủ thuật nào trong nha khoa, bao gồm cả cắt lợi, người bệnh cũng có nguy cơ dị ứng hoặc sốc phản vệ do ảnh hưởng của thuốc gây tê. Những triệu chứng của tình trạng này gồm: ngứa da, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, mạch đập nhanh, thậm chí là ngất xỉu,...

Một số trường hợp người bệnh có thể sẽ gặp phản ứng với thuốc gây tê trong làm cắt lợi
Một số trường hợp người bệnh có thể sẽ gặp phản ứng với thuốc gây tê trong làm cắt lợi.

Vết cắt không đều, cắt nhầm lợi bị sừng hóa: phần lợi sừng hóa là phần nằm ở phía trên và dưới của viền nướu và được nhận diện bởi một đường gân màu cam hoặc đỏ nhạt, bám chặt vào trong chân răng. Vai trò của lợi sừng là  lưu thông máu cũng như điều tiết dinh dưỡng, bảo vệ mô lợi nằm xung quanh. Trong trường hợp bác sĩ tiến hành phẫu thuật thiếu kinh nghiệm, vô tình làm mất đi phần lợi bị sừng hóa, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến răng miệng, trong đó điển hình chính là việc các mảng bám của thức ăn thừa bám vào chân răng, làm tụt lợi, tiêu xương…

Bị nhiễm trùng nướu: nướu sau khi được làm tiểu phẫu sẽ nhạy cảm hơn, do đó người bệnh nên chú ý chăm sóc, giữ vệ sinh sạch để tránh nhiễm trùng.

Nếu vệ sinh không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn bị tích tụ, tấn công dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm nha chu, răng yếu, hay thậm chí là bị gãy răng.

Cắt lợi bao lâu thì phục hồi

Sau khi thực hiện cắt lợi, tuỳ vào tình trạng cơ địa của mỗi người mà thời gian phục hồi sau khi thực hiện cắt lợi sẽ khác nhau. Trung bình khoảng 7 ngày đầu sau khi cắt lợi, lúc này vết thương đã bắt đầu lành và phục hồi, lúc này người bệnh có thể thoải mái hơn trong sinh hoạt và ăn uống, tuy nhiên cũng cần phải chú ý để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương. Tốt nhất nên chú ý theo dõi vết thương sau khoảng 14 ngày, lúc này vết thương gần như phục hồi, người bệnh có thể bắt đầu sinh hoạt như bình thường.

Khoảng từ 14 ngày sau khi tiểu phẫu, lúc này người bệnh bắt đầu có thể sinh hoạt bình thường.
Khoảng từ 14 ngày sau khi tiểu phẫu, lúc này người bệnh bắt đầu có thể sinh hoạt bình thường.

Để vết thương có thể nhanh chóng hồi phục, trong quá trình chăm sóc tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Nên sử dụng những loại thực phẩm dễ nuốt, nhai như ngũ cốc, cháo loãng.

- Ưu tiên ăn những loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất. Thêm sữa chua vào trong thực đơn dinh dưỡng để tăng lợi khuẩn, giúp làm dịu vết thương.

- Tránh xa những thức ăn cay nóng hay thức ăn quá lạnh bởi sẽ gây kích ứng hay làm bỏng vết thương.

- Kiêng ăn thịt bò, rau muống hay những loại hải sản, trứng… và những thực phẩm dễ hình thành sẹo

- Hạn chế thức ăn cứng, dai bởi dễ làm tổn thương hay chạm đến vết mổ.

- Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, cafein hay những loại thức uống có chứa cồn, thức ăn dễ dính vào răng như cacao, bỏng ngô….

-  Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Nếu có những dấu hiệu lạ sau khi phẫu thuật như nướu sưng, viêm hay chảy máu liên tục không thể cầm máu, lúc này hãy đến ngay với trung tâm thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

;
;
.
.
.
.
.