Rất nhiều cây xanh trên đường phố Đà Nẵng khi lớn lên độ 3-4 mét đã bị người ta... chém bay đầu, chặt vô tội vạ, “vặt” trụi lá cành… vì nằm dưới đường dây điện!
Để bảo vệ lưới điện, nhân viên điện lực buộc phải phát quang, cắt bỏ kịp thời các tán cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Điều này đúng, nhưng khổ nỗi, do không có tay nghề và cách chặt phá vô tội vạ đã làm cho hàng cây biến dạng, xấu xí. Nghiêm trọng hơn, theo những chuyên gia nghiên cứu về cây xanh, nếu bị chặt ngọn, quá trình trao đổi nhựa của cây sẽ bị tổn thương, cây cằn cỗi, một vài loại cây sau ít năm sẽ chết.
Thành phố cần nhiều màu xanh…
Trên nhiều tuyến đường, cây xanh luôn đứng cùng hàng với cột điện hoặc mọc dưới mạng dây điện ngổn ngang, chằng chịt. Để bảo vệ an toàn công trình lưới điện, khoảng cách gần nhất từ cây xanh đến dây điện không nhỏ hơn 2 mét đối với đường dây từ 66kV đến 110kV; không nhỏ hơn 0,7 mét đối với đường dây bọc nhựa và 2 mét đối với dây điện 35kV... - đây gọi là hành lang an toàn lưới điện.
Cây xanh của thành phố hễ lớn lên một chút, xâm phạm vào hành lang an toàn điện là bị chặt ngay. Có lẽ sẽ phải đặt câu hỏi: trồng cây xanh để làm gì, khi cây lớn lên một chút là được chặt tỉa vô tội vạ, chẳng ra hình thù gì hết, lại làm mất mỹ quan thành phố…? Có người so sánh: thành phố thiếu cây xanh cũng nghiêm trọng không khác gì thiếu điện! Cây xanh còn đối mặt với sự bực mình của nhiều hộ dân vì trồng trước nhà bất tiện cho việc kinh doanh, đi lại, nên họ làm nhiều cách để cây chết. Nhiều cây bị đóng đinh, khoan vào thân để treo đồ, lại còn bị cắt rễ, ngã đổ do việc xây dựng hệ thống cống thoát nước, các công trình hạ tầng giao thông…
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay thành phố Đà Nẵng mới trồng được 33.000 cây xanh các loại trên 250 tuyến đường phố và một số khu dân cư (bình quân 0,55m2/người). Nếu tính cả diện tích che phủ của cây xanh trong các công viên, khuôn viên, các cơ quan, công sở, trường học…, thì diện tích che phủ đạt xấp xỉ 2m2 cây xanh/người.
Nếu so sánh với tiêu chuẩn cây xanh đô thị trên 20 vạn dân phải đạt tỷ lệ 5m2 cây xanh/người mới bảo đảm một không gian xanh, sạch và cảnh quan đẹp cho thành phố, thì rõ ràng tỷ lệ cây xanh bình quân trên đầu người của Đà Nẵng còn rất thấp. Với thực trạng nêu trên, việc thành phố Đà Nẵng phấn đấu tăng tỷ lệ cây xanh đạt 4 - 5m2/người vào năm 2010 là yêu cầu cấp bách. Phải quy hoạch lại mạng lưới đường dây điện, mở rộng vỉa hè, hay phải ngầm hóa đường dây điện? Mong là có giải pháp khả thi để có nhiều diện tích trồng cây xanh trên các tuyến
phố và không bị chặt phá vô tội vạ!
HOÀNG QUYÊN
Đúng là cây nhưng chẳng phải là cây…
Đường Đà Nẵng ngập nắng, nhiều khi nhìn nhức cả mắt. Có những nhà sáng sáng, chiều chiều xách xô nước tưới cho cây xanh duy nhất trước nhà, mong cây nhanh lớn để tỏa bóng mát. Nhưng một ngày, người chủ nhà đành tiếc hùi hụi khi thấy nhân viên ngành điện lực cầm rựa đến chặt bỏ tán cây. Trên nhiều tuyến đường, cây xanh bị “vặt” trụi hết cành, có cây vươn thật cao, nhưng chỉ lơ thơ vài chiếc lá gọi là… Nếu không nhờ một vài chiếc lá xanh thẫm đó, cây chẳng khác nào cái cột điện.
Một cây xanh bị chặt tả tơi không ra hình thù gì trên đường Nguyễn Lương Bằng. |
Thành phố cần nhiều màu xanh…
Trên nhiều tuyến đường, cây xanh luôn đứng cùng hàng với cột điện hoặc mọc dưới mạng dây điện ngổn ngang, chằng chịt. Để bảo vệ an toàn công trình lưới điện, khoảng cách gần nhất từ cây xanh đến dây điện không nhỏ hơn 2 mét đối với đường dây từ 66kV đến 110kV; không nhỏ hơn 0,7 mét đối với đường dây bọc nhựa và 2 mét đối với dây điện 35kV... - đây gọi là hành lang an toàn lưới điện.
Cây xanh của thành phố hễ lớn lên một chút, xâm phạm vào hành lang an toàn điện là bị chặt ngay. Có lẽ sẽ phải đặt câu hỏi: trồng cây xanh để làm gì, khi cây lớn lên một chút là được chặt tỉa vô tội vạ, chẳng ra hình thù gì hết, lại làm mất mỹ quan thành phố…? Có người so sánh: thành phố thiếu cây xanh cũng nghiêm trọng không khác gì thiếu điện! Cây xanh còn đối mặt với sự bực mình của nhiều hộ dân vì trồng trước nhà bất tiện cho việc kinh doanh, đi lại, nên họ làm nhiều cách để cây chết. Nhiều cây bị đóng đinh, khoan vào thân để treo đồ, lại còn bị cắt rễ, ngã đổ do việc xây dựng hệ thống cống thoát nước, các công trình hạ tầng giao thông…
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay thành phố Đà Nẵng mới trồng được 33.000 cây xanh các loại trên 250 tuyến đường phố và một số khu dân cư (bình quân 0,55m2/người). Nếu tính cả diện tích che phủ của cây xanh trong các công viên, khuôn viên, các cơ quan, công sở, trường học…, thì diện tích che phủ đạt xấp xỉ 2m2 cây xanh/người.
Nếu so sánh với tiêu chuẩn cây xanh đô thị trên 20 vạn dân phải đạt tỷ lệ 5m2 cây xanh/người mới bảo đảm một không gian xanh, sạch và cảnh quan đẹp cho thành phố, thì rõ ràng tỷ lệ cây xanh bình quân trên đầu người của Đà Nẵng còn rất thấp. Với thực trạng nêu trên, việc thành phố Đà Nẵng phấn đấu tăng tỷ lệ cây xanh đạt 4 - 5m2/người vào năm 2010 là yêu cầu cấp bách. Phải quy hoạch lại mạng lưới đường dây điện, mở rộng vỉa hè, hay phải ngầm hóa đường dây điện? Mong là có giải pháp khả thi để có nhiều diện tích trồng cây xanh trên các tuyến
phố và không bị chặt phá vô tội vạ!
HOÀNG QUYÊN