Theo báo cáo (chưa đầy đủ) về kế hoạch trả lương, thưởng cuối năm của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố, thì số công ty có tiền thưởng Tết và lương tháng 13 cho công nhân (CN) không nhiều bằng các năm trước, nhưng đây đã là một sự nỗ lực của DN trong thời điểm tình hình sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Giữ mức thưởng
Công ty Hữu Nghị đã tìm được hướng đi để ổn định sản xuất, duy trì đời sống tốt cho công nhân. |
Dù những năm trước, thời điểm trước Tết Nguyên đán, chị cũng như nhiều CN trong công ty đều nhận tháng lương 13, tiền thưởng Tết và một phần quà từ Công đoàn công ty. Năm nay chỉ có một mức thưởng và quà Tết nhưng đã là niềm vui của nhiều CN. Bởi một số CN trong khu công nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp do công ty thiếu đơn đặt hàng...
Ông Hà Ngọc Trí, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu cho biết, công ty vẫn duy trì số lượng CN ở mức 180 người dù tình hình sản xuất gặp một số khó khăn, và duy trì tiền thưởng Tết bằng tháng lương thứ 13 với mức từ 1,3 - 4,5 triệu/người, tùy theo vị trí công tác, ngoài ra, vẫn có thêm phần quà Tết gồm bánh kẹo, mứt, hạt dưa... Ông Trí nhấn mạnh rằng, dù số tiền thưởng Tết năm nay không tăng hơn so với mọi năm, nhưng công ty vẫn cố gắng duy trì để động viên CN sau một năm làm việc.
Với DN tư nhân hay công ty có vốn Nhà nước, DN FDI... thì việc duy trì sản xuất tốt trong điều kiện bị ảnh hưởng nhiều chiều từ tác động suy thoái của nền kinh tế thế giới là một cố gắng không nhỏ. Đặc biệt, ban giám đốc các công ty luôn đặt lợi ích của CN - những người trực tiếp làm ra sản phẩm - lên hàng đầu, theo quan điểm: lợi ích CN luôn gắn liền với lợi ích và sự phát triển của công ty. Như tại Tổng Công ty CP Dệt-may Hòa Thọ, để áp dụng mức thưởng Tết bằng tháng lương 13 trung bình là 2 triệu đồng/người (năm 2007 là 1,8 triệu đồng/người), công ty đã áp dụng giải pháp giảm mức lương của Ban Giám đốc cũng như các vị trí trưởng phòng trở lên với mức giảm từ 25 - 40% từ tháng 5-2008 đến nay, giữ ổn định mức lương của 7.000 CN và duy trì sản xuất, không cắt giảm lao động.
Tìm lối đi riêng
Ông Lê Minh Hùng, Trưởng phòng Lao động-Tiền lương, Sở LĐ-TB&XH cho rằng, với DN tư nhân hay DN Nhà nước, thì mức độ ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế sẽ không nhiều bằng các DN có vốn đầu tư nước ngoài, bởi họ đã hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Tức cơ hội đứng vững và phát triển vẫn rất lớn với nhiều DN, nếu họ xác định được thời điểm khó khăn và kéo dài trong bao lâu để tìm lối đi cho riêng mình.
Với Tổng Công ty CP Dệt-may Hòa Thọ, từ tháng 3-2008, Ban Chấp hành Công đoàn công ty đã gửi thư đến toàn thể CN nói rõ tình hình khó khăn mà công ty đang đối diện và có thể kéo dài đến hết năm 2009, yêu cầu CN “tích cực thi đua lao động sản xuất, công tác, triệt để thực hành tiết kiệm một cách có hiệu quả nhất; tiết kiệm về thời gian, giảm tối đa các chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. Tập trung làm việc một cách tốt nhất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, không để xảy ra sai sót, giao hàng đúng hạn, bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả”.
Kèm theo lá thư kêu gọi đó là một loạt những biện pháp, mà ông Phan Hữu Phu, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty cho rằng, khá hữu hiệu để ổn định sản xuất như hiện nay. Đó là các giải pháp như Ban Giám đốc và các phòng, ban cắt giảm mức lương; tiết kiệm điện, văn phòng phẩm; xây dựng một đội ngũ chuyên nghiên cứu về tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trong khi đó công ty vẫn ổn định mức lương cho CN, hướng dẫn cho mỗi người điều chỉnh thói quen tiêu dùng, hỗ trợ 2.000 đồng/người/ngày với những ai đi làm bằng xe gắn máy thời điểm xăng tăng giá, triển khai cho CN ăn sáng tại công ty với suất ăn bình quân 2.500 đồng/người... Ông Phu khẳng định, với những giải pháp thiết thực như vậy, mỗi CN sẽ chung tay cùng toàn thể công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đồng thời, hướng đi của công ty là sẽ phát triển mạnh thị trường nội địa vốn lâu nay ít được các DN dệt-may trong nước quan tâm.
Tại Công ty CP Hữu Nghị Đà Nẵng, thời điểm chuyển sang hình thức công ty cổ phần từ tháng 11 đến nay là điều kiện chín muồi để DN phát triển. Với sản phẩm giày da, giày thể thao xuất khẩu, năm 2008, công ty đã xuất 1,3 triệu đôi và dự kiến sẽ xuất 2 triệu đôi trong năm 2009. Khi nhiều DN gặp khó thì công ty có thêm đơn hàng xuất khẩu trực tiếp trong quý 4-2008, duy trì tăng ca 3 buổi/tuần.
Điều may mắn của Hữu Nghị mà ông Phó Tổng Giám đốc Trần Ngọc Anh nhấn mạnh, một phần do thị trường tăng nhu cầu về mặt hàng giày lưu hóa (giày vải) và giày dán, trong khi công ty đã có sẵn thiết bị để đưa vào sản xuất và đã xác định được nhu cầu thị trường, đường đi của sản phẩm từ quý 2; công ty có thêm những khách hàng trực tiếp, giảm được khâu gia công nên lợi nhuận sẽ cao hơn; và hình thức cổ phần là điều kiện để công ty phát triển hơn nữa khi tất cả cổ đông cũng như người lao động gắn lợi ích của mình với lợi ích công ty.
Với 1.600 CN hiện có, mới đây, Công ty Hữu Nghị đã nhận thêm 100 CN có sẵn tay nghề từ công ty khác, và sau Tết Nguyên đán, cơ hội việc làm tại Hữu Nghị sẽ tăng lên cho những CN ngành giày da hiện bị mất việc, khi công ty có kế hoạch tuyển thêm 100 - 150 CN dây chuyền may.
Trong vấn đề xác định hướng đi riêng, tránh bị ảnh hưởng xấu trong sự tác động chung của nền kinh tế, các công ty đã chú ý đến yếu tố phát triển thị trường nội địa. Công ty Hữu Nghị hay Dệt-may Hòa Thọ đều xác định đây là một chiến lược phát triển để tìm lại thị trường với khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, trong khi các công ty có sẵn một lượng CN lành nghề, vấn đề còn lại là xây dựng một chiến lược về giá, mẫu mã cũng như chất lượng, để tìm chỗ đứng trên sân nhà. Đây có lẽ là hướng phát triển bền vững nhất mà trong thời điểm khó khăn, nhà sản xuất nhận ra.
Doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp dân doanh: - Công ty CP Cao su ĐN: 3,5 triệu đồng/người. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: - Công ty TNHH Sinaran Việt Nam: 1,041 triệu đồng/người.
Một số mức thưởng của doanh nghiệp ( tính mức bình quân)
- Công ty Công trình Giao thông 503: 1,5 triệu đồng/người.
- Xí nghiệp Vận tải và Du lịch đường sắt ĐN: 2,765 triệu đồng/người.
- Công ty CP Xây dựng Sông Hồng 24: 2,7 triệu đồng/người.
- Công ty TNHH VBL Đà Nẵng: 7, 504 triệu đồng/người. (thưởng cuối năm) + 2,778 triệu đồng/người (lương tháng 13).
Hoàng Nhung