Chiều ngày 19-3, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Bồi thường Nhà nước. Đa số các ý kiến tán thành phạm vi dự thảo luật theo hướng quy trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong ba lĩnh vực:
Quản lý hành chính, thi hành án và tố tụng, nhưng đề nghị quy định cụ thể các trường hợp được bồi thường, căn cứ và nguyên tắc bồi thường, trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường và mức bồi thường. Theo đó, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ phát sinh khi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại của người thi hành công vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định.
Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng theo quy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả một khoản tiền mà Nhà nước
đã bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ xác định mức hoàn trả dựa vào mức độ lỗi của người đó, mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đã gây ra và khả năng kinh tế của người thi hành công vụ. Tuy nhiên cũng có ý kiến băn khoăn: Nên bỏ chương VII về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ.
Chỉ nên đặt ra chương này khi trình độ của các cơ quan tố tụng đạt mức cao hơn. Thực tế có vụ việc mà các cơ quan tố tụng không thống nhất về quan điểm có tội hay không có tội. Như vậy dễ dẫn đến tâm lý người thi hành công vụ thà để lọt tội còn hơn làm oan. Luật phải tạo điều kiện cho người thi hành công vụ thực thi tốt nhiệm vụ chứ không phải chùn tay.
S.T
.
.
Thi hành công vụ gây thiệt hại phải bồi thường cho tổ chức, công dân
Thứ Sáu, 20/03/2009, 08:04 [GMT+7]
.
;
.
.
Các tin khác
.
.
.