Chiều ngày 13-5, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tổ chức tiếp xúc cử tri là các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa để lấy ý kiến góp ý vào dự thảo sửa đổi Luật Di sản văn hóa. Phát biểu tại buổi tiếp xúc, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình An đánh giá:
Cử tri phát biểu tại buổi tiếp xúc. |
Đã công nhận di tích văn hóa thì Nhà nước phải có kế hoạch về tài chính, biên chế con người để phục dựng và bảo vệ. Nhà nước cần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, am hiểu văn hóa, chuyên phục vụ cho công tác phục dựng di tích. Đã công nhận nghệ nhân dân gian thì phải có chế độ bảo đảm cuộc sống cho các nghệ nhân, vì những người này hiện nay không còn nhiều.
Nhiều ý kiến khác nhận xét: Dự thảo sửa đổi luật quy định xếp hạng di tích văn hóa thành 3 loại, nhưng tiêu chí để xếp hạng lại chưa rõ ràng. Dự thảo cũng chưa quy định thống nhất về mô hình quản lý di tích văn hóa. Hiện nay có rất nhiều hình thức quản lý, có nơi hình thành trung tâm di sản để quản lý, nơi thì giao cho quận, huyện, phường, xã, có nơi giao cho doanh nghiệp làm du lịch quản lý.
Ý kiến cử tri cho rằng mức xử phạt hành vi xâm hại di tích văn hóa theo Nghị định 56/2006/NĐ-CP quá nhẹ, nay cần có chế tài mạnh hơn mới bảo vệ được di tích văn hóa. Cử tri đồng ý dự thảo đã bổ sung thẩm quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp giấy phép khai quật khảo cổ khẩn cấp trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại.
Tin và ảnh: S.Trung