Việc sinh nhiều con, thả cho “trời sinh voi, sinh cỏ” của phụ nữ Cơtu tại xã Ba, một xã miền núi thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, giáp giới với Đà Nẵng đã lùi vào quá khứ. Kéo theo đó, trẻ con được đến trường nhiều hơn, những bà mẹ trẻ không còn nơm nớp lo con yếu, con chết vì thiếu thốn.
“Đời mình khổ rồi, đời con phải sáng sủa”
Ít con, sức khỏe của mẹ và con đều bảo đảm. |
Bởi theo chị Hồ Thị Bích Liễu, 31 tuổi, thôn Phú Son: “Hiện tôi có một con trai lên sáu. Cháu đang học mẫu giáo bán trú, mỗi tháng đã trả gần 300.000 đồng, nếu sinh 3 đứa, chúng tôi sẽ khó có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ”. Không muốn con nếm nỗi khổ của người không biết “cái chữ”, họ đưa con đến trường bằng mọi cách.
Chị Lê Thị Nghiêm, 31 tuổi, thôn Dốc Kiền, có 2 con đang học tiểu học, quả quyết: “Cháu học được chừng mô, vợ chồng tôi cố gắng chừng nấy. Đời mình khổ, đời con phải sáng sủa”. Công sức làm lụng đều đổ vào mua sách vở, áo quần, đóng tiền trường lớp cho con, nên đối với họ, việc sinh con thứ ba sẽ trở thành gánh nặng, khiến họ không thể bảo đảm được tương lai cho con như mong muốn của mình.
Giải thích sự thay đổi trên, chị Trần Thị Thu Hà, cán bộ Tuyên giáo xã Ba, 28 tuổi, có một con cho hay: “Từ năm 2004 đến nay, Đông Giang đẩy mạnh việc tuyên truyền không sinh con thứ ba. Mỗi thôn có một cộng tác viên (CTV) dân số. Các cán bộ này sẽ tuyên truyền về công tác dân số theo từng tháng”. Ban đầu, việc tuyên truyền của chị Hà và các CTV khác cực kỳ khó khăn, vì nhiều người quan niệm: “Sinh con là chuyện của gia đình họ, không việc gì người khác phải can thiệp”. Song, trong vài năm gần đây, dù nhiều người muốn có con trai, họ vẫn dừng lại ở 2 con.
Sinh ít: mẹ - con đều khỏe!
Dù nhiều người chồng thích vợ sinh con thứ 3 để “kiếm” con trai, các bà mẹ trẻ Cơtu cố gắng giữ mức sinh 1-2 con. |
Hiện nay, nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng và trẻ khi sinh ra có sự chăm sóc của cán bộ y tế, nên sức khỏe của trẻ sơ sinh và bà mẹ có nhiều tiến bộ rõ rệt hơn trước”. Một khi bệnh và nguy cơ tử vong của trẻ giảm, bà mẹ nhận thấy hiệu quả thực sự của các phương tiện y tế nên không đẻ nhiều để phòng hờ “chết đứa này, còn đứa khác”.
Ít con, kinh tế gia đình ổn định, các bà mẹ trẻ khỏe hơn do thời gian chăm sóc con cái ít đi, được ăn uống tốt hơn trước, công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, tư vấn, khám đỡ đẻ, tiêm ngừa, các ca suy dinh dưỡng nặng được can thiệp... Từ đó, những bệnh mãn tính như thiếu máu, suy thai trong lúc mang thai giảm hẳn.
Hiện xã Ba có 1.088 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi), chiếm gần 1/4 dân số của xã. |
T.VÂN-T.NHAN