Trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD-ĐT phát động, việc “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” đã được đưa lên hàng đầu.
Trường mầm non 20-10 tận dụng từng khoảng không gian để dạy những bài học về môi trường. |
1 trong 7
Từ đầu năm học 2008-2009, HS Trường tiểu học Thái Thị Bôi (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) đến lớp sớm hơn 15 phút so với trước. Các em tỏa đi khắp sân trường nhặt rác. Nhà trường đã cho đặt 2 loại thùng rác, một thùng để bỏ các loại rác sẽ được đưa đi tái chế như bao ni-lông, hộp sữa; một thùng chỉ bỏ giấy vụn. Không chỉ trường học mà cả người dân Hòa Phát cũng đều hưởng ứng phong trào làm đẹp MT sống do Hội LHPN phường phát động.
Người dân lấy tiền bán rác ủng hộ người nghèo, HS thì làm kế hoạch nhỏ. Cô Hiệu trưởng Võ Thị Ninh cho biết: “Sân trường rộng tới 7.200m2, nhân viên bảo vệ làm không xuể. Tuy giấy vụn cả tháng có khi bán chỉ được mấy nghìn đồng, nhưng việc làm này tác động tích cực đến công tác giáo dục bảo vệ MT cho HS”.
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, việc “Đưa các nội dung bảo vệ MT vào hệ thống giáo dục quốc dân” (như tên gọi của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 10-2001) đã được triển khai từ rất sớm, ngay sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra chỉ thị về “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ MT” cuối tháng 1-2005. Chỉ thị này xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông đến năm 2010 là trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng về MT và bảo vệ MT bằng hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Tuy đến năm 2008, Bộ mới phát hành rộng rãi bộ tài liệu giáo dục bảo vệ MT đến các trường phổ thông trên cả nước, nhưng theo cô Phạm Thị Xuân Hồng, trưởng bộ phận Tiểu học thuộc Phòng GD-ĐT quận Cẩm Lệ, nếu nói rằng thời điểm 2008-2009 là năm học đầu tiên dạy về bảo vệ MT thì không phải mà vấn đề này đã được dạy lâu rồi, nay chỉ nhấn mạnh hơn. Việc làm sạch MT ở Trường Thái Thị Bôi nói trên, đối với HS, là một trong những bài học thực hành về bảo vệ MT được lồng ghép, tích hợp qua 7 môn học ở cấp tiểu học gồm Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và địa lý, Mỹ thuật, Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Vì không phải là môn học chính thức nên giáo dục MT được tích hợp theo 3 mức độ khác nhau: toàn phần (đối với bài có nội dung hoàn toàn về MT), bộ phận (bài có một bộ phận phù hợp với MT) và liên hệ (bài không có nội dung trực tiếp về MT, giáo viên phải liên hệ để lồng ghép nội dung bảo vệ MT). Cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ, dạy lớp 5 Trường tiểu học Lê Bá Trinh (phường Mỹ An, Ngũ Hành Sơn) chia sẻ kinh nghiệm: “Chương trình không hề buộc giáo viên tất tần tật phải lồng ghép giáo dục MT vào từng bài, như thế sẽ khó tránh khiên cưỡng. Tùy theo kỹ năng của mình, mỗi giáo viên có một cách lồng ghép nội dung bảo vệ MT vào trong 35 phút của 1 tiết học cấp tiểu học”.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Việc giáo dục MT ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ tạo ra những thế hệ biết trân trọng với cuộc sống chính mình. |
Chuyện thực mà như đùa này sẽ không xảy ra, nếu cô trẻ lại và đi nhà trẻ vào thời điểm này. Ở đó, cô sẽ được học mà chơi, chơi mà học 9 chủ đề về liên quan đến MT trong một năm, từ bản thân, gia đình, nghề nghiệp, hiện tượng tự nhiên cho đến tài nguyên đất nước, ánh sáng, không khí tác động đến con người...
Chẳng hạn, đến Trường mầm non 20-10, cô sẽ thấy đất nội thành quý như vàng. Tận dụng không gian phía trước hành lang các tầng lầu, các cô giáo sẽ hướng dẫn cho cô cách trồng cây, gieo hạt trong các lọ, chậu bằng nhựa (để an toàn). Cô sẽ cùng với các bạn say sưa theo dõi sự phát triển của cây, nghe giảng giải tác động của ánh sáng, nguồn nước đối với cây, lợi ích của cây xanh đối với MT sống… Nếu nhà cô có hiên thì cô giáo sẽ hướng dẫn cho cô cách cùng cha mẹ, anh chị trồng và chăm sóc chúng. Lúc đó, dù sống ở nội thành, nhưng cô sẽ không còn lạ gì với cây trồng, vật nuôi ở nông thôn (thậm chí cô còn phân biệt được gia súc, gia cầm) qua những phim tài liệu, hình ảnh mà các cô giáo đưa vào giảng dạy.
Để giảm thiểu và chấm dứt tình trạng “mù kiến thức” như cô sinh viên trên đây, việc giáo dục bảo vệ MT đã được ngành GD-ĐT đẩy mạnh trong các năm qua. Ở ngành học mầm non, cuối tháng 4 vừa qua, Phòng GD-ĐT quận Liên Chiểu đã tổ chức Hội thi “Bé mầm non với MT”, thu hút 12 đơn vị với 150 trẻ tham gia, tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên và HS trao đổi kinh nghiệm học tập và giao lưu về nội dung, phương pháp giáo dục và tổ chức MT hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.
Một bài thực hành bảo vệ MT của học sinh Trường tiểu học Lê Bá Trinh. |
Tuy nhiên, cũng theo ông Phước, việc xây dựng trường học thân thiện hiện có một số bất cập như tình trạng hàng quán di động chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trước sân trường, một số trường bị ngập úng trong mùa mưa làm cây xanh chết, trường lớp bị bẩn, xuống cấp... Cần có một sự quan tâm, đầu tư đồng bộ của các sở, ngành hữu quan để “giáo dục bảo vệ MT là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và bảo đảm chiến lược cho cuộc sống bền vững” như đánh giá Bộ GD-ĐT.
VĂN THÀNH LÊ