...Thành phố Đà Nẵng hiện nay có 33 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc có đặc điểm riêng về bản sắc, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống… tất cả đều được tôn trọng, gìn giữ, phát huy.
Bà con Cơtu ở Phú Túc, xã Hòa Phú tham gia trồng cây. Ảnh: N.CẦU |
Đảng bộ thành phố đã khẳng định: Sự đoàn kết nhất trí, sự đồng thuận của nhân dân Đà Nẵng là nhân tố quyết định sự phát triển của thành phố.
Con đường phát triển của thành phố trong thời gian đến, đang đặt ra mục tiêu chung là: Phấn đấu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020; trước mắt tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi Chương trình thành phố “5 không”, thành phố “3 có” với những tiêu chí cao hơn trước… Tất cả các mục tiêu ấy đều nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống của mỗi người dân thành phố, không phân biệt bất cứ một ai.
Để thực hiện được mục tiêu trên, một lần nữa đặt ra vấn đề đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân với những yêu cầu mới, cao hơn, toàn diện và chặt chẽ hơn. Quá trình phấn đấu để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của khu vực và cả nước, Đà Nẵng chúng ta sẽ tiếp tục đón tiếp nhiều dân tộc anh em trong nước và cả người nước ngoài đến sinh sống, lập nghiệp. Đây là xu thế của sự phát triển và là tín hiệu vui vì “bến có yên thì thuyền mới đậu”.
Chúng ta phải tiếp tục phấn đấu, tạo điều kiện để các dân tộc và bè bạn hội nhập một cách nhanh chóng nhất trên tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ, đồng thời vẫn giúp cho bà con giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Sự phong phú đa dạng này sẽ tạo nên một hình ảnh đẹp của thành phố bên bờ sông Hàn, một hình ảnh thu nhỏ của đại gia đình các dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đăng Hải Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố