Ngày 9-1-2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Dân số, tại Điều 10 pháp lệnh có ghi “Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng”.
Do điều 10 chỉ đề cập đến quan điểm “mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định số con” mà không nói rõ nội dung hạn chế số con, nên nhiều người cho rằng Nhà nước “mở cửa” không còn hạn chế sinh đẻ. Từ đó, hiện tượng sinh con thứ 3 “bùng nổ” có nguy cơ gia tăng dân số, không kiểm soát được tình hình phát triển dân số.
Trước tình hình trên, ngày 27-12-2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số ghi rõ: Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động này gồm: (1) quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; (2) sinh 1 hoặc 2 con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; (3) bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Căn cứ điều 2 khoản 2 trên đây, ngày 8-3-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Trong Nghị định này chủ yếu tập trung nội quy quy định những trường hợp sinh con thứ 3 trở lên mà không vi phạm chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình. Nội dung như sau:
1- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6- Cặp vợ chồng mà một hoặc hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.
7- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Bảy trường hợp được sinh con thứ 3 trở lên như trên đã được Nghị định quy định rất rõ, cán bộ, nhân dân cần nhận thức và thực hiện đúng.
MINH PHÚC
.
.
7 trường hợp được sinh con thứ 3 trở lên
Thứ Năm, 25/03/2010, 07:41 [GMT+7]
.
;
.
.
Các tin khác
- Khai trương Báo Đà Nẵng điện tử
- Giữ môi trường sạch đẹp
- Hà Nội lưu giữ 1.000 vật phẩm gửi tới ngàn năm sau
- Báo Đà Nẵng cần tuyển 5 sinh viên khá, giỏi
- Về việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong thời gian diễn ra Cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế 2010 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Tỉnh Quảng Nam kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng
.
.
.
.
.