.

Đón đọc Đặc san “Đà Nẵng - 35 năm thành tựu và phát triển”

.

Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29-3-1975 – 29-3-2010), Báo Đà Nẵng ấn hành Đặc san 29-3 với chủ đề “Đà Nẵng - 35 năm thành tựu và phát triển” với nhiều nội dung, tư liệu, hình ảnh đặc sắc, phong phú, phản ánh công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển của thành phố trong 35 năm qua.

* “Mọi thành quả đều hướng đến mục đích phục vụ nhân dân tốt hơn”: Trả lời phỏng vấn Báo Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: “Thành công của Đà Nẵng trong những năm qua chính là nhờ sức mạnh của lòng dân, của sự đồng thuận toàn xã hội và sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn Đảng bộ… Phải nói rằng, mọi thành tựu phát triển của Đà Nẵng trong mấy năm qua đều hướng đến mục đích cao cả nhất là cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân”.

* “Để Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững”: Bài viết của Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Minh về các chủ trương, giải pháp thực hiện để đưa Đà Nẵng phát triển trong thời gian tới, xứng đáng là trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

* “Thành tựu phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009”: Bài viết của tác giả Võ Duy Khương về quá trình phát triển kinh tế của thành phố 13 năm qua.

* “Chiều sâu của sự đồng thuận”: Phân tích của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An về sự đồng thuận lòng dân, về nguồn nội lực vô tận trong dân để xây dựng và phát triển.

* “Những tháng ngày gian khó mà thật đẹp”: Hồi tưởng của nhà văn Nguyên Ngọc về một thời gian nan, ác liệt ở chiến trường nhưng vẫn viết và viết rất nhanh.

* “Tạo bước phát triển mới trên các mặt công tác tuyên giáo” (Võ Công Trí): Cuộc sống sôi động của thành phố đòi hỏi công tác tuyên giáo phải nâng cao năng lực nắm bắt, giải quyết những vấn đề có ý nghĩa cơ bản, chiến lược lâu dài; tác chiến kịp thời, nhạy bén hằng ngày đối với những vấn đề bức xúc, nóng bỏng nảy sinh trong thực tiễn.

* “Để cho người giỏi đến nơi này” (Bùi Văn Tiếng): Giải pháp mang tính quyết định thu hút và giữ chân người giỏi là phải làm cho Đà Nẵng thực sự trở thành một đô thị phát triển theo hướng hiện đại, văn minh - hiểu theo nghĩa là biết lấy con người làm trung tâm và thân thiện với môi trường.

* “Hơn cả nguồn nước”: Bút ký của Hồ Duy Lệ về công trình đại thủy nông Phú Ninh, một công trình cần 1 triệu ngày công để đào đắp 8 triệu m3 đất đá, di dời hơn 7.000 dân…

* “35 năm và chuyện cái bếp” (Văn Thành Lê): Cái bếp trong gia đình người dân Đà Nẵng trong 35 năm qua, từ bếp củi, bếp mùn cưa, bếp trấu, bếp than đá… đến bếp điện, bếp gas, bếp từ…

* Diễn biến ngày 29-3-1975 tại Đà Nẵng (Nguyễn Trí Tổng).

* Âm vang sông Hàn (Nguyễn Hồng Vinh).

* Cha con tôi (Phạm Phát).

* Đà Nẵng với những điều “hổng giống ai” (Thu Hoa).

* Chuyện về một ngôi trường đại học (Ngọc Đoan).

* Những con đường, những dòng ánh sáng (Lê Văn Hoa).

* Từ EWEC đến con đường tơ lụa hiện đại (Hoàng Nhung).

* Một địa chỉ văn hóa độc nhất.

Cùng với nhiều bài viết khác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao…

* Thơ của các tác giả: Lê Tự Cường, Bùi Công Minh, Thu Bồn, Nguyễn Tăng Miên, Nguyễn Đăng Hải, Hoàng Thanh Thụy, Huỳnh Văn Chính, Ngân Vịnh, Nguyễn Khoa Chiến…

* Đặc san cũng giới thiệu khá đầy đủ những thành tựu trên các lĩnh vực của các sở, ban, ngành, quận, huyện, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể… của thành phố trong 35 năm xây dựng và phát triển.

Đặc san dày 250 trang, khổ 23x29, phát hành ngày 26-3-2010.

;
.
.
.
.
.