Thực hiện mong ước của Bác Hồ kính yêu: Sau khi thống nhất đất nước sẽ xây dựng Tổ quốc ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn; sau 35 năm, nhiều công trình đã được xây dựng, kết nối nền kinh tế đất nước. Trong đó, có 2 công trình tiêu biểu là đường Hồ Chí Minh và dòng điện 500kV Bắc - Nam.
Đường Hồ Chí Minh hôm nay
Đường Hồ Chí Minh hôm nay. |
Việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với cuộc sống của hàng chục triệu đồng bào các dân tộc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây, tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng phía Tây đất nước; hỗ trợ Quốc lộ 1A khi giao thông bị ách tắc và bảo đảm an ninh - quốc phòng.
Hiện nay, dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 đang tập trung xây dựng các dự án thành phần, chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Bộ GTVT, ngay sau khi đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 hoàn thành, tuyến đường chắc chắn sẽ là động lực giúp các tỉnh khu vực này phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Dự kiến đến năm 2013 sẽ nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau).
Đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đã tiếp tục phát huy truyền thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại năm xưa. Huyền thoại xưa đã tiếp thêm sức mạnh cho hôm nay, để đường Trường Sơn xưa đã trở thành đường Hồ Chí Minh với tất cả sự hùng vĩ và hiện đại. Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ vận động lái xe và người dân cả nước chuyển sang đi trên đường Hồ Chí Minh để giảm tải cho Quốc lộ 1A. Hiện lưu lượng xe tải và xe khách bình quân mỗi ngày chạy trên đoạn đường tỉnh Quảng Nam - Kon Tum từ khoảng 500 - 1.000 chiếc.
Dòng diện CNH-HĐH
Quản lý và vận hành đường điện 500kV |
Trước tình hình trên, Chính phủ quyết định xây dựng hệ thống tải điện 500kV Bắc-Nam. Quyết định táo bạo này đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Giải pháp này chỉ có ý nghĩa nếu công trình hoàn thành trong thời gian 2 năm, nếu kéo dài 3-4 năm thì không thể so sánh với phương án xây dựng nhà máy điện tại chỗ. Do đó, công trình đã được khởi công vào ngày 5-4-1992. Chính xác 2 năm sau ngày khởi công, ngày 5-4-1994, toàn bộ đường dây và các trạm 500kV đã được bàn giao cho bên vận hành thực hiện các thí nghiệm, chuẩn bị cho việc khởi động toàn bộ hệ thống tải điện 500kV.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) Nguyễn Hà Đông cho biết, 15 năm qua, hệ thống tải điện 500kV Bắc-Nam đã truyền tải với tổng sản lượng không nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế: gần 148 tỷ kWh, phát huy vai trò cung cấp điện phát triển kinh tế - xã hội, xứng đáng là một bản anh hùng ca của người lao động và sáng tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Đồng thời khẳng sự đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Chính phủ, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng đất nước và cải thiện đời sống dân sinh.
Từ năm 1998 đến nay, đường dây 500kV đã thực sự đóng vai trò là xa lộ truyền tải điện từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc, qua đó khai thác tối ưu các nguồn điện trong hệ thống, tạo lợi ích kinh tế lớn cho đất nước. Ngoài ra, với công nghệ cáp quang kết hợp dây chống sét lần đầu tiên được trang bị trên đường dây 500kV, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất, mà còn tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển, mở rộng hệ thống mạng viễn thông đất nước. Hiện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông lớn trong nước như VNPT, Viettel, EVN Telecom... đang khai thác, sử dụng rất hiệu quả sợi quang trên đường truyền tải điện để thiết lập nền tảng truyền dẫn thông tin xuyên quốc gia, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật với tốc độ đường truyền lên đến 400 Mbps với hơn 60 triệu thuê bao, cũng như triển khai nhiều dịch vụ viễn thông trên các tuyến thông tin quang của mình nhằm phục vụ quốc phòng-an ninh và an sinh xã hội.
Bài và ảnh: NAM PHƯƠNG