Các công trình công cộng dường như ít có chỗ dành cho người khuyết tật (NKT), đây được coi là nguyên nhân chính gây cản trở việc hòa nhập cộng đồng của đối tượng này. Năm 2002, Bộ Xây dựng đã đưa ra tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng dành cho NKT. Tuy nhiên, đến nay vẫn có rất nhiều công trình cũ và mới… không phải là điểm đến của NKT, vì tính bất tiện của nó. 2010 sẽ là năm thành phố Đà Nẵng tập trung cải tạo, thiết kế các công trình bảo đảm thuận tiện cho NKT sử dụng.
Ra khỏi nhà: bất đắc dĩ
Cộng đồng NKT trên địa bàn thành phố khá đông, nhưng công trình dành cho họ còn ít. |
Các thành viên CLB Ước mơ xanh (nhóm thanh niên khuyết tật thành phố) lại có một mong muốn rất đỗi bình dị, đó là được vào siêu thị. Sau một bài viết trước đây trên Báo Đà Nẵng phản ánh nguyện vọng này, các thành viên của Ước mơ xanh đã ngóng đợi một ngày được thỏa thích đi mua sắm, nhưng rồi mọi chuyện đâu vẫn vào đấy khi lối đi đã có, còn các yếu tố kèm theo lại không. Nhóm trưởng Ước mơ xanh chia sẻ: “Mỗi lần các em đi siêu thị bằng xe máy thì phải chở thêm phía sau… chiếc xe lăn, vừa cồng kềnh, vừa không an toàn. Giá như có sẵn vài phương tiện cho NKT tiện sử dụng trong khuôn viên siêu thị thì hay biết mấy”.
Có quy định, nhưng chưa thể phạt
QFNhà hát Trưng Vương là công trình mới có lối đi dành cho NKT. |
UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng trong năm nay phải tiến hành khảo sát trên quy mô toàn thành phố để cải cạo các công trình còn lại. “Tùy địa điểm có mật độ NKT sử dụng nhiều hay ít, Sở sẽ ưu tiên cải tạo trước hoặc sau. Riêng với những công trình mới, có khu vực dành cho NKT là điều kiện bắt buộc”, ông Lê Tùng Lâm, Phó phòng Giám định kỹ thuật, Sở Xây dựng thành phố cho biết.
Thực tế, việc làm này còn gặp không ít khó khăn. Theo ông Lâm: “Muốn cải tạo cần có không gian đủ rộng, hoặc phải thay đổi cả không gian bên trong của công trình. Đôi khi, với một vài nơi, sự thay đổi gần như là không thể”.
Xây dựng công trình có chỗ dành cho NKT là hành động mang tính nhân đạo. Đây là yếu tố mà các công trình của tương lai đang hướng tới. Tuy vậy, việc “bắt buộc” chủ đầu tư ưu tiên khu vực dành cho NKT lại chỉ mang tính chất tương đối. Thêm khu vực dành cho NKT, hẳn nhiên kinh phí xây dựng sẽ cao hơn, chưa nói tới việc thiết bị khi đã được lắp đặt phải kèm theo bảo trì, bảo dưỡng. Thế nên, để cho “khỏe”, không ít nhà đầu tư giả vờ làm lơ. “Trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế, chỉ có thể lưu ý, góp ý với chủ đầu tư. Hiện nay, dù đã có quy chuẩn, nhưng lại chưa có chế tài rõ ràng xử phạt các vi phạm”, ông Lâm nói.
Đà Nẵng hiện có 16.287 NKT, chiếm tỷ lệ 2,04% dân số. Trong đó, số NKT vận động chiếm tỷ lệ cao gần 40%, người tâm thần và rối loạn thần kinh 20%, còn lại là các khuyết tật mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt. |
Bài và ảnh: THU HOA