(ĐNĐT) - Sáng 14-1, các đại biểu tiếp tục thảo luận, báo cáo tham luận, góp ý kiến vào nội dung các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên bộ Chính trị, Chủ tịch nước.
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước… cụ thể ở từng địa phương, đơn vị, ngành…, các đại biểu thể hiện tiếng nói tâm huyết tại phiên thảo luận ở hội trường. Các ý kiến đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề, trong đó tập trung phân tích những khó khăn, vướng mắc và đề ra các giải pháp góp phần tích cực vào việc xây dựng các nội dung văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI.
Cần triển khai có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân
Các đại biểu trong phiên thảo luận tại hội trường (Ảnh: N.T) |
Cần triển khai có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân
Trước những vấn đề mới của tình hình giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đề nghị Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn đã được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, tạo chuyển biến thực sự mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, viên chức lao động tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân.
Trước mắt, cần tập trung lãnh đạo hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải quyết những bức xúc hiện nay đối với công nhân như: nhà ở, nhà trẻ tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hóa, an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. “Cần triển khai một cách có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân; đầu tư mạnh hơn cho đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân xuất thân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu”, đồng chí Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trịnh Long Biên, cho rằng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải được coi là giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp đổi mới thành công. “Phải nắm vững mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát và góp phần bảo vệ, giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực cầm quyền của Đảng; khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức trong Đảng”, đồng chí Trịnh Long Biên đề nghị.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trịnh Long Biên, cho rằng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải được coi là giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp đổi mới thành công. “Phải nắm vững mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát và góp phần bảo vệ, giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực cầm quyền của Đảng; khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức trong Đảng”, đồng chí Trịnh Long Biên đề nghị.
Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức
Một lĩnh vực cũng liên quan đến kiểm tra, giám sát của Đảng được đồng chí Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Thường trực, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, nhấn mạnh: Các cấp ủy Đảng và người đứng đầu phải thực sự coi công tác phòng chống tham nhũng là một trọng tâm công tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; xác định rõ các lĩnh vực trọng tâm, địa bàn trọng điểm trong từng thời gian để tập trung chỉ đạo; lựa chọn, bố trí những cán bộ có năng lực, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức làm công tác phòng chống tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đưa công tác phòng chống tham nhũng vào chương trình công tác tháng, quý, năm; đưa kết quả công tác phòng chống tham nhũng trở thành một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
“Cần nghiên cứu, hoàn thiện quy định về thuế tài sản và việc bắt buộc đăng ký bất động sản; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội; cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức; thực hiện chính sách tiền lương hợp lý trong một số lĩnh vực đặc thù, nghiên cứu, quy định việc cán bộ, công chức cơ bản thanh toán tiền qua tài khoản thay thế hình thức thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay”, đồng chí Vũ Tiến Chiến kiến nghị tại Đại hội.
Những vấn đề liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, kể cả quá trình chuẩn bị, trình, ban hành các quyết định và văn bản hành chính của cơ quan Nhà nước các cấp cũng được đề cập. Trong đó, cần sớm ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; nghiên cứu, đề ra các quy định nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; nghiên cứu quy định về việc công khai kết quả kê khai tài sản một số chức danh chủ chốt trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập; sớm xây dựng, ban hành Luật về quyền được thông tin của người dân.
Cũng trong phiên thảo luận tại hội trường vào sáng ngày 14-1, các đại biểu đã nghe ý kiến tham luận của Đại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an; Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Lê Hữu Nghĩa; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh…về những vấn đề liên quan đến công tác tư tưởng của Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh-quốc phòng…
Những vấn đề liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, kể cả quá trình chuẩn bị, trình, ban hành các quyết định và văn bản hành chính của cơ quan Nhà nước các cấp cũng được đề cập. Trong đó, cần sớm ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; nghiên cứu, đề ra các quy định nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; nghiên cứu quy định về việc công khai kết quả kê khai tài sản một số chức danh chủ chốt trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập; sớm xây dựng, ban hành Luật về quyền được thông tin của người dân.
Cũng trong phiên thảo luận tại hội trường vào sáng ngày 14-1, các đại biểu đã nghe ý kiến tham luận của Đại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an; Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Lê Hữu Nghĩa; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh…về những vấn đề liên quan đến công tác tư tưởng của Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh-quốc phòng…
Nguyễn Thành