UBND thành phố Hà Nội vừa ra quyết định thành lập ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa hồ Gươm.
Theo đó, ban chỉ đạo sẽ có 9 thành viên, trong đó Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi sẽ trực tiếp là trưởng ban chỉ đạo.
Ngoài ông Nguyễn Văn Khôi, ban chỉ đạo còn có thành viên là lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Xây dựng, Văn phòng UBND thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm và phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức (Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam).
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách chữa trị, chăm sóc và bảo vệ "cụ” rùa; chỉ đạo thực hiện các biện pháp tổng thể, đồng bộ xử lý ô nhiễm môi trường hồ Gươm.
Trước mắt, ban chỉ đạo sẽ chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện thu dọn chướng ngại vật, nạo vét lòng hồ Gươm theo kế hoạch, đánh bắt và xử lý rùa tai đỏ, xử lý ô nhiễm nước hồ. Ngoài ra, quyết định cũng ghi rõ ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp bảo vệ hồ.
Thực tế, thời gian gần đây, liên tiếp những vết thương xuất hiện trên mai, cổ “cụ” rùa hồ Gươm đã khiến không ít người lo lắng về sức khỏe của “cụ”. Một số nhà khoa học ngay lập tức đã lên tiếng kêu gọi nên đưa cụ rùa lên bờ để chữa trị.
Ngày 15-2 vừa qua, một buổi hội thảo tập hợp nhiều nhà khoa học trong, ngoài nước do Sở khoa học Công nghệ Hà Nội tổ chức nhằm tìm ra giải pháp tổng thể cứu “cụ” rùa hồ Gươm. Tuy nhiên, với nhiều ý kiến trái chiều, buổi hội thảo kết thúc nhưng kết luận chính thức vẫn chưa được đưa ra.
"Cụ" rùa đang có nhiều biểu hiện bất thường về sức khỏe (Nguồn: Internet) |
Ngoài ông Nguyễn Văn Khôi, ban chỉ đạo còn có thành viên là lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Xây dựng, Văn phòng UBND thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm và phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức (Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam).
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách chữa trị, chăm sóc và bảo vệ "cụ” rùa; chỉ đạo thực hiện các biện pháp tổng thể, đồng bộ xử lý ô nhiễm môi trường hồ Gươm.
Trước mắt, ban chỉ đạo sẽ chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện thu dọn chướng ngại vật, nạo vét lòng hồ Gươm theo kế hoạch, đánh bắt và xử lý rùa tai đỏ, xử lý ô nhiễm nước hồ. Ngoài ra, quyết định cũng ghi rõ ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp bảo vệ hồ.
Thực tế, thời gian gần đây, liên tiếp những vết thương xuất hiện trên mai, cổ “cụ” rùa hồ Gươm đã khiến không ít người lo lắng về sức khỏe của “cụ”. Một số nhà khoa học ngay lập tức đã lên tiếng kêu gọi nên đưa cụ rùa lên bờ để chữa trị.
Ngày 15-2 vừa qua, một buổi hội thảo tập hợp nhiều nhà khoa học trong, ngoài nước do Sở khoa học Công nghệ Hà Nội tổ chức nhằm tìm ra giải pháp tổng thể cứu “cụ” rùa hồ Gươm. Tuy nhiên, với nhiều ý kiến trái chiều, buổi hội thảo kết thúc nhưng kết luận chính thức vẫn chưa được đưa ra.
TTXVN