Ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó trưởng Phòng Quản lý Lao động, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, ngày 5-3, có 1.294 lao động Việt Nam tại Lybia về nước theo 13 chuyến bay, chuyến cuối cùng hạ cánh vào lúc 23 giờ 15.
Như vậy, tính đến hết ngày 5-3, số lao động Việt Nam về nước là 6.300 người.
Cũng theo ông Tạo, hiện nay, chỉ còn 175 lao động Việt Nam ở trong lãnh thổ Libya. Trong đó, 61 người đã có xe đến đón và đang di chuyển ra biên giới Ai Cập. 114 người còn lại, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) thông báo đã liên lạc được và lên kế hoạch trợ giúp.
Dự kiến, trong hai ngày tới, số lao động này sẽ được đưa hết ra khỏi Libya. Ngoài ra, có 2.690 lao động Việt Nam hiện đang ở các nước lân cận Libya để được làm thủ tục đưa về nước, gồm: 650 lao động ở Thổ Nhĩ Kỳ; 1.600 lao động ở Tunisia; 292 lao động ở Algeria; gần 100 lao động ở Malta; 48 lao động ở Ai Cập.
Số lao động về nước đã được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cung ứng lao động đón tiếp kịp thời, chu đáo.
Ông Hoàng Đức Vượng, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, một trong những địa phương đã cử người lên tận sân bay quốc tế Nội Bài đón lao động trở về, cho biết tỉnh cập nhật thông tin về số lao động làm việc tại Lybia khá kịp thời. Yên Bái có 160 lao động đi làm việc tại nước này, hiện đã có hơn 30 người về nước an toàn. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Yên Bái đã cử cán bộ trực tại sân bay Nội Bài để đón lao động của tỉnh trở về.
Theo ông Nguyễn Quốc Nam, phụ trách quan hệ với các cơ quan đối tác của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Hà Nội, Việt Nam là một trong những nước sơ tán lao động khỏi Lybia nhanh nhất. IOM đã phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), các Đại sứ quán và các tổ công tác của Chính phủ Việt Nam tại các nước lân cận Lybia và các tổ chức quốc tế khác để nắm bắt thông tin, có các biện pháp hỗ trợ lao động Việt Nam di dời khỏi Lybia và về nước an toàn.
Tại Ai Cập, IOM hỗ trợ 1000 lao động Việt Nam từ Libya quá cảnh sang về phương tiện vận chuyển, nơi tập kết, làm thủ tục các chuyến bay cũng như giúp đỡ về y tế trong những trường hợp cần thiết. IOM đã hỗ trợ toàn bộ chi phí cho 144 lao động di chuyển từ cửa khẩu Salloum về tới Việt Nam và thu xếp vé máy bay giúp 48 trường hợp khác về nước trong thời gian sớm nhất.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, IOM đã có kế hoạch tài trợ kinh phí hoàn toàn cho một chuyến chuyên cơ chở 250 lao động từ Istanbul về nước và thu xếp hai chuyến tương tự đối với lao động Việt Nam đang tập kết tại Tunisia, theo yêu cầu từ phía Việt Nam…
Tại Malta, IOM đã phối hợp chặt chẽ với tổ công tác của Chính phủ Việt Nam cử sang để hỗ trợ lao động Việt Nam về nước; hỗ trợ về mặt thủ tục, mua vé máy bay giúp cho 85 lao động Việt Nam về nước.
Niềm vui như vỡ òa khi đón người thân từ Libya trở về tại sân bay quốc tế Nội Bài. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN) |
Cũng theo ông Tạo, hiện nay, chỉ còn 175 lao động Việt Nam ở trong lãnh thổ Libya. Trong đó, 61 người đã có xe đến đón và đang di chuyển ra biên giới Ai Cập. 114 người còn lại, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) thông báo đã liên lạc được và lên kế hoạch trợ giúp.
Dự kiến, trong hai ngày tới, số lao động này sẽ được đưa hết ra khỏi Libya. Ngoài ra, có 2.690 lao động Việt Nam hiện đang ở các nước lân cận Libya để được làm thủ tục đưa về nước, gồm: 650 lao động ở Thổ Nhĩ Kỳ; 1.600 lao động ở Tunisia; 292 lao động ở Algeria; gần 100 lao động ở Malta; 48 lao động ở Ai Cập.
Số lao động về nước đã được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cung ứng lao động đón tiếp kịp thời, chu đáo.
Ông Hoàng Đức Vượng, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, một trong những địa phương đã cử người lên tận sân bay quốc tế Nội Bài đón lao động trở về, cho biết tỉnh cập nhật thông tin về số lao động làm việc tại Lybia khá kịp thời. Yên Bái có 160 lao động đi làm việc tại nước này, hiện đã có hơn 30 người về nước an toàn. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Yên Bái đã cử cán bộ trực tại sân bay Nội Bài để đón lao động của tỉnh trở về.
Theo ông Nguyễn Quốc Nam, phụ trách quan hệ với các cơ quan đối tác của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Hà Nội, Việt Nam là một trong những nước sơ tán lao động khỏi Lybia nhanh nhất. IOM đã phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), các Đại sứ quán và các tổ công tác của Chính phủ Việt Nam tại các nước lân cận Lybia và các tổ chức quốc tế khác để nắm bắt thông tin, có các biện pháp hỗ trợ lao động Việt Nam di dời khỏi Lybia và về nước an toàn.
Tại Ai Cập, IOM hỗ trợ 1000 lao động Việt Nam từ Libya quá cảnh sang về phương tiện vận chuyển, nơi tập kết, làm thủ tục các chuyến bay cũng như giúp đỡ về y tế trong những trường hợp cần thiết. IOM đã hỗ trợ toàn bộ chi phí cho 144 lao động di chuyển từ cửa khẩu Salloum về tới Việt Nam và thu xếp vé máy bay giúp 48 trường hợp khác về nước trong thời gian sớm nhất.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, IOM đã có kế hoạch tài trợ kinh phí hoàn toàn cho một chuyến chuyên cơ chở 250 lao động từ Istanbul về nước và thu xếp hai chuyến tương tự đối với lao động Việt Nam đang tập kết tại Tunisia, theo yêu cầu từ phía Việt Nam…
Tại Malta, IOM đã phối hợp chặt chẽ với tổ công tác của Chính phủ Việt Nam cử sang để hỗ trợ lao động Việt Nam về nước; hỗ trợ về mặt thủ tục, mua vé máy bay giúp cho 85 lao động Việt Nam về nước.
TTXVN