Sau đúng 1 tháng hành trình trên biển, vào lúc 5h30 sáng nay (4-4), chiếc tàu mang tên Hamanasu (Lisos) của Hy Lạp chở 1.019 lao động người Việt Nam cuối cùng từ Libya về nước đã cập cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
Đây là tàu do công ty sử dụng số lao động nói trên tại Libya, thuê chở các lao động Việt Nam về nước bắt đầu chuyến hành trình từ ngày 2-3.
Trước đó, tàu dự kiến về đến Hải Phòng ngày 21-3, sau dời lại ngày 24-3 và dự kiến cập cảng Hải Phòng vào trưa 27-3. "Tuy nhiên, không như dự kiến, hành trình tàu Lissos về Việt Nam chậm mất 2 tuần lễ do phải ghé qua nhiều cảng khác nhau để nạp thêm nhiên liệu và lấy thực phẩm cung cấp cho người lao động", một cán bộ của Cục Quản lý lao động giải thích.
Số lao động trên chủ yếu là người ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh và số ít khác là ở các tỉnh miền Bắc, đi làm việc ở Libya qua hai doanh nghiệp xuất khẩu lao động là Công ty Vinaconexmec và Công ty Việt Thắng.
Theo chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chậm nhất sau 2 tuần, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cho người lao động. Tuy nhiên, đến nay đã kết thúc chiến dịch đưa lao động từ Libya trở về gần một tháng nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa thể đưa ra phương án chung hỗ trợ, giải quyết quyền lợi cho hơn 10.000 lao động từ Libya trở về.
Nhiều người lao động vui mừng reo hò khi nhìn thấy mảnh đất quê hương |
Trước đó, tàu dự kiến về đến Hải Phòng ngày 21-3, sau dời lại ngày 24-3 và dự kiến cập cảng Hải Phòng vào trưa 27-3. "Tuy nhiên, không như dự kiến, hành trình tàu Lissos về Việt Nam chậm mất 2 tuần lễ do phải ghé qua nhiều cảng khác nhau để nạp thêm nhiên liệu và lấy thực phẩm cung cấp cho người lao động", một cán bộ của Cục Quản lý lao động giải thích.
Số lao động trên chủ yếu là người ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh và số ít khác là ở các tỉnh miền Bắc, đi làm việc ở Libya qua hai doanh nghiệp xuất khẩu lao động là Công ty Vinaconexmec và Công ty Việt Thắng.
Theo chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chậm nhất sau 2 tuần, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cho người lao động. Tuy nhiên, đến nay đã kết thúc chiến dịch đưa lao động từ Libya trở về gần một tháng nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa thể đưa ra phương án chung hỗ trợ, giải quyết quyền lợi cho hơn 10.000 lao động từ Libya trở về.
VnEconomy