(ĐNĐT) - Hơn 50 đại biểu nguyên là thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, lái tàu và thân nhân gia đình thuộc Đoàn tàu không số tham gia vận chuyển vũ khí, lương thực, thuốc men chi viện cho chiến trường miền Nam từ năm 1961 đã có cuộc gặp mặt đầy xúc động ngày 23-4 tại CLB Thủy thủ - Bộ Tư lệnh vùng C Hải quân, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 - 23-10-2011).
Vượt qua quãng thời gian 50 năm với nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, nhiều người đã anh dũng hy sinh, người còn sống thì tuổi đã cao, sức yếu, đi lại khó khăn nhưng khi gặp nhau, những người lính Đoàn tàu không số năm xưa mắt ai cũng sáng, hân hoan và tự hào về một thời chiến đấu oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh để làm nên một con đường huyến thoại, chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam.
Truyền trưởng Vũ Tấn Ích (giữa) cùng đồng đội xúc động ôn lại những tháng năm gian khó mà oanh liệt |
Ngày ấy, mỗi chuyến tàu không số xuất phát là một cuộc đấu trí đầy cam go, quyết liệt với kẻ thù. Cả đoàn tàu phải chống chọi với sự khắc nghiệt của biển cả để bảo vệ vũ khí, đạn được, hàng hoá, giữ bí mật về tuyến đường, con tàu và bến bãi với một niềm tin dù “Sóng xóa đi dấu vết, biển vẫn còn lối mòn”.
50 năm trước, ngày 23-10-1961, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân để vận chuyển vũ khí, trang bị cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Để thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng mở đường vận chuyển chi viện cho đồng bào miền Nam, từ lãnh đạo, chỉ huy Quân chủng Hải quân đến các chi bộ tàu đều nắm vững tư tưởng cách mạng tiến công, dày công nghiên cứu, tìm ra phương thức vận chuyển độc đáo.
Vào ngày 11-10-1962, chuyến tàu không số đầu tiên mang tên Phương Đông 1 do đồng chí Lê Văn Một và Bông Văn Dĩa chỉ huy chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng). Gần một tuần đối mặt với nhiều thử thách, đến ngày 16-10 tàu cập bến Vàm Lũng (tỉnh Cà Mau) an toàn. Chuyến đi lịch sử ấy đã hình thành nên con đường Hồ Chí Minh trên biển, mở lối cho trên dưới trăm chuyến tàu không số vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí từ hậu phương lớn miền Bắc vào chiến trường miền Nam.
Tại cuộc gặp mặt, cựu chiến binh Vũ Tấn Ích, một trong những truyền truyển tham gia Đoàn tàu không số năm xưa, kể lại: Lúc mà cách mạng miền Nam từng giây, từng phút mong chờ sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc, cả nước vì miền Nam ruột thịt, Đoàn chúng tôi cũng vậy, không thể chờ trang bị hiện đại mà phải cấp bách rẽ sóng, vượt biển. Hơn lúc nào hết, yếu tố quyết định vẫn là con người, đồng đội chúng tôi đã khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, mưu trí, dũng cảm, táo bạo, vượt sóng gió bão tố, xuyên thủng những phòng tuyến phong tỏa gay gắt của kẻ thù để đưa tàu cập nến an toàn.
Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông là biểu hiện sinh động, thể hiện ý chí sắt đá vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không chịu khuất phục trước kẻ thù, đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết quân dân, giữa cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam với nhân dân các địa phương ven biển. Cùng với đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông là tuyến chi viện chiến lược góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Con đường ấy đã đi vào huyền thoại của lịch sử dân tộc Việt Nam - Huyền thoại về đường Hồ Chí Minh trên biển.
Đoàn 125 Hải quân với tên gọi "Đoàn tàu không số" hai lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân"; 3 tàu, 6 cá nhân được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng và Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân; 311 cán bộ, chiến sỹ được tặng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công các hạng; xây đắp nên truyền thống vẻ vang "Mưu trí dũng cảm, khắc phục khó khăn, vận tải đường biển, chi viện chiến trường, quyết chiến quyết thắng".
50 năm trước, ngày 23-10-1961, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân để vận chuyển vũ khí, trang bị cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Để thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng mở đường vận chuyển chi viện cho đồng bào miền Nam, từ lãnh đạo, chỉ huy Quân chủng Hải quân đến các chi bộ tàu đều nắm vững tư tưởng cách mạng tiến công, dày công nghiên cứu, tìm ra phương thức vận chuyển độc đáo.
Vào ngày 11-10-1962, chuyến tàu không số đầu tiên mang tên Phương Đông 1 do đồng chí Lê Văn Một và Bông Văn Dĩa chỉ huy chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng). Gần một tuần đối mặt với nhiều thử thách, đến ngày 16-10 tàu cập bến Vàm Lũng (tỉnh Cà Mau) an toàn. Chuyến đi lịch sử ấy đã hình thành nên con đường Hồ Chí Minh trên biển, mở lối cho trên dưới trăm chuyến tàu không số vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí từ hậu phương lớn miền Bắc vào chiến trường miền Nam.
Tại cuộc gặp mặt, cựu chiến binh Vũ Tấn Ích, một trong những truyền truyển tham gia Đoàn tàu không số năm xưa, kể lại: Lúc mà cách mạng miền Nam từng giây, từng phút mong chờ sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc, cả nước vì miền Nam ruột thịt, Đoàn chúng tôi cũng vậy, không thể chờ trang bị hiện đại mà phải cấp bách rẽ sóng, vượt biển. Hơn lúc nào hết, yếu tố quyết định vẫn là con người, đồng đội chúng tôi đã khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, mưu trí, dũng cảm, táo bạo, vượt sóng gió bão tố, xuyên thủng những phòng tuyến phong tỏa gay gắt của kẻ thù để đưa tàu cập nến an toàn.
Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông là biểu hiện sinh động, thể hiện ý chí sắt đá vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không chịu khuất phục trước kẻ thù, đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết quân dân, giữa cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam với nhân dân các địa phương ven biển. Cùng với đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông là tuyến chi viện chiến lược góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Con đường ấy đã đi vào huyền thoại của lịch sử dân tộc Việt Nam - Huyền thoại về đường Hồ Chí Minh trên biển.
Đoàn 125 Hải quân với tên gọi "Đoàn tàu không số" hai lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân"; 3 tàu, 6 cá nhân được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng và Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân; 311 cán bộ, chiến sỹ được tặng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công các hạng; xây đắp nên truyền thống vẻ vang "Mưu trí dũng cảm, khắc phục khó khăn, vận tải đường biển, chi viện chiến trường, quyết chiến quyết thắng".
Tin và ảnh: Việt Dũng