.
Kết luận thanh tra của cục Hàng không Việt Nam:

HLV Lê Minh Khương sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng

.

Chiều nay (18-5), cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã chính thức ban hành kết luận thanh tra vụ việc gây tranh cãi giữa huấn luyện viên (HLV) đội tuyển Taekwondo Việt Nam, ông Lê Minh Khương với tiếp viên trưởng của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) trên chuyến bay VN 1169 ngày 18.4 cho dù, dự thảo trước đó đã được gửi tới ông Khương tham khảo đã không được ông này đồng tình về một số nội dung.

Mô tả ảnh.
Dựng lại hiện trường vụ việc. Ảnh: Hà Nguyễn
Theo kết luận thanh tra đã ký, HLV Lê Minh Khương được cho là đã vi phạm quy định về an toàn hàng không và bị cục HKVN quyết định xử phạt hành chính với số tiền 1 triệu đồng.

Theo xác minh của của cục HKVN nêu trong kết luận thanh tra, trên chuyến bay hôm đó, ông Lê Minh Khương đã vi phạm quy định ngành hàng không khi không tuân tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh trên máy bay. Theo cục này, chiểu theo các quy định hiện hành, việc to tiếng cãi vã trên tàu bay là vi phạm trật tự kỷ luật trên tàu bay và có thể được coi là hành khách gây rối. Cơ trưởng hoàn toàn có quyền từ chối vận chuyển những hành khách này.

HLV Lê Minh Khương bị cho là "gây rối"

Ông Lại Xuân Thanh, cục phó cục HKVN nói rằng, ông Lê Minh Khương có hành vi gây rối. Thứ nhất, ông này lên không đúng chỗ và làm cho chuyến bay không thể thực hiện được. “Anh Khương có quyền đòi quyền lợi, nhưng không đúng lúc (thời điểm máy bay đã chuyển bánh). Kể nếu đúng là nhân viên mất thẻ, thì quyền lợi của anh Khương vẫn được đảm bảo (in lại thẻ) nhưng anh Khương đòi thẻ nguyên bản.

Giai đoạn nhạy cảm nhất về đảm bảo an toàn của chuyến bay là thời điểm cất cánh và hạ cánh, thời điểm đó đến tiếp viên cũng phải ngồi và thắt dây an toàn. Khi chưa đảm bảo đủ điều kiện an toàn để máy bay cất cánh thì máy bay phải hủy cất cánh và quay lại nơi đỗ, việc xử lý này hoàn toàn chính xác”, ông này nói.

Cũng theo ông Thanh, hành vi của ông Lê Minh Khương đã không tuân thủ sự yêu cầu (để cho máy bay được cất cánh) gây ảnh hưởng tới quyền lợi của tất cả hành khách cũng như hàng hàng không. Ông Thanh đưa ra câu hỏi: “Giả sử nếu mình là người ngồi trên chuyến bay đó thì hành vi đó có hợp lý hay không? Lúc đó là 2 giờ đêm, hành khách tưởng được đi rồi lại mất thêm 2 tiếng”.

Do đó, cục HKVN đã cho rằng, đây là hành vi gây rối (không chấp hành theo hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên hàng không tại cảng hàn không sân bay hay trên máy bay, vi phạm chế độ an toàn khiến chuyên bay không cất cánh được – theo Nghị định 81).

Quy trình phục vụ của Vietnam Airlines có sai không?

Về quy trình phục vụ của phía VietnamAirlines đối với ông Khương, theo đánh giá của cục HKVN, thời điểm máy bay phải quay xuống Đà Nẵng, do lý do thời tiết anh Khương yêu cầu được xuống. Các nhân viên, bao gồm tiếp viên và nhân viên mặt đất thực hiện đúng quy trình. Nhận thẻ lên tàu và kiểm tra hành lý (yêu cầu về an ninh-đồng bộ hành khách và hành lý). Ông Khương xác nhận là có đưa một thẻ lên tàu của mình cho nhân viên mặt đất. Nhân viên mặt đất xác nhận đã nhận một thẻ (thẻ 37J) và đã trả thẻ, trong khi thẻ của anh Khương là thẻ 37K còn thẻ 37J là của cha anh Khương. Nếu nhân viên phải nhận hai thẻ khi anh Khương báo hai người xuống nếu đúng quy trình.

Kiểm tra thực tế nhân viên đã kiểm tra hành lý của cả hai hành khách cùng xuống, không vi phạm về an ninh nhưng đúng ra phải kiểm tra cả hai thẻ.

“Nhưng tại sao nhân viên chỉ nhận một thẻ? Quy trình này chưa chặt chẽ, ngành sẽ có kiểm điểm và rút kinh nghiệm nội bộ, trong quy trình về an ninh”, ông Lại Xuân Thanh, cục phó cục HKVN nói. Theo ông này, ông Lê Minh Khương nói đã đưa một thẻ và nhân viên mặt đất bảo trả một thẻ rồi.

“Không có cơ sở kết luận anh Khương nói sai hay đúng (chưa nhận lại thẻ). Phải chấp nhận tình huống giả định khiếu nại của anh Khương là đúng (đưa một thẻ và không được trả lại)”, ông Thanh nói.

An ninh hàng không có cưỡng chế "quá tay"?

Về quá trình cưỡng chế ông Lê Minh Khương, lãnh đạo cục HKVN cho biết, theo quy trình, khi cơ trưởng quyết định quay trở lại điểm đỗ đã thông báo cho an ninh hàng không (ANHK) có hành khách gây rối trên máy bay, đề nghị an ninh hàng không chuẩn bị hỗ trợ đưa hành khách xuống. Khi máy bay đến điểm đỗ, ANHK cũng không được lên máy bay ngay mà phải yêu cầu xác nhận lại từ chính cơ trưởng, ở điểm này, theo ông Lại Xuân Thanh, ANHK đã làm đúng quy trình.

Cũng theo cục HKVN, khi ANHK vào đã yêu cầu anh Khương xuống mặt đất đến 3 lần. Trong khi đó nhận thức của anh Khương là – tôi không có lỗi nên không xuống. Nhưng việc có lỗi hay không có lỗi phải xuống mặt đất để phân xử. ANHK chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ đưa hành khách xuống theo yêu cầu của cơ trưởng chứ không có quyền phân xử.

“Như vậy có thể thấy ANHK đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình. Sau 3 lần yêu cầu anh Khương xuống, mà anh Khương không chấp hành nên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế bắt buộc phải dùng sức để đưa anh Khương xuống vì anh Khương có chống lại (ôm ghế, níu kéo rèm). Không có việc nhân viên an ninh dúi anh Khương xuống sàn và đánh anh Khương”, cục HKVN cho biết.

Mặc dù có hai nhân chứng xác định là nhân viên an ninh có đánh ông Khương nhưng các nhân chứng khác (có cả người Việt cũng như người nước ngoài) khẳng định nhân viên an ninh không có hành vi đánh anh Khương. Công cụ hỗ trợ của nhân viên hàng không là roi điện (có 3 khúc nối mềm bằng nhựa có khả năng phóng điện) tuy nhiên chỉ được dùng để thị uy chứ chưa sử dụng. Nếu sử dụng công cụ này thì người bị chích điện chỉ cần 1-3 giây sẽ ngất xỉu. Cục HKVN xác định việc thị uy này là “phù hợp”.

Ra tới cửa, anh Khương có nắm vào cửa (gây ảnh hưởng tới hệ thống an toàn của máy bay), nên an ninh có gỡ anh Khương ra trong quá trình này khiến anh Khương bị đau ở tay.

Qua đó kết luận của Cục HKVN, nhân viên ANHK đã xử lý phù hợp, “đúng chức trách nhiệm vụ và dùng vũ lực một các phù hợp không có hành vi đánh người”.. Theo cục này, đối với việc mất boding pass, cục sẽ nhắc nhở (Vietnam Airlines) để ra soát lại quy trình nếu khi lần sau hành khách yêu cầu xuống không xảy ra trường hợp mất bodypass. “Việc đánh mất không thể là lý do để khách hàng có hành vi gây rối vì kể cả trong trường hợp nhân viên để mất thẻ cũng vẫn đảm bảo được quyền lợi của khách hàng”, một lãnh đạo cục này nhận định.

Tiếp viên Vietnam Airlines đã làm việc thế nào ?

Riêng về cách xử lý của tiếp viên Vietnam Airlines trên chuyến bay trên, lãnh đạo cục HKVN cho biết, các nhân chứng đều xác nhận nhân viên xử lý tốt. “Khi ông Khương yêu cầu được xuống, đã làm các thủ tục cần thiết để xuống sau đó thuyết phục được anh Khương đi tiếp (đảm bảo quyền lợi của anh Khương). Sau đó giải thích thích cho anh Khương – bây giờ không trả lại được thẻ, ghi nhận khiếu nại của hành khách thông báo cho nhân viên mặt đất đà nẵng sẽ xác nhận và in lại Boading pass cho anh Khương. Như vậy kể cả trong trường hợp đánh mất thẻ của anh Khương thì quyền lợi của anh Khương vẫn được đảm bảo”, cục HKVN cho biết.

Cũng theo báo cáo của cục này, ông Khương vẫn được sắp xếp đúng chỗ ngồi và phục vụ, khi đến Sài gòn sẽ hoàn thiện việc in thẻ lên máy bay. “Thái độ, các hành khách đều xác nhận thái độ của tiếp viên rất đúng mực khi giải thích cho anh Khương. Thậm chí tiếp viên còn phải nhờ hành khách thuyết phục anh Khương về chỗ ngồi chứng tỏ thái độ rất kiên nhẫn”, một lãnh đạo của cục HKVN nói.

Về phương pháp xác minh, thanh tra vụ việc, cục HKVN cho biết thêm cục này đã thực hiện xác minh một cách khá toàn diện, có 27 người được lấy thông tin, kể cả tổ chức lấy thông tin bằng hình ảnh đối với các nhân chứng. . Sau khi thông báo kết quả xác minh cho ông Khương, hanh tra cục HKVNđã có quyết định lập biên bản vi phạm hành chính để tiến hành xử phạt. Nhưng anh Khương không ký vào biên bản và không viết lý do không ký.

“Mặc dù anh Khương không ký nhưng cục HKVN vẫn sẽ đưa ra quyết định xử phạt. Dự kiến sẽ xử phạt theo điểm B khoản 3 điều 12 nghị định 60 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không với khung hình phạt từ 1 đến 3 triệu đồng. Quyết định xử phạt đang được tiến hành theo thủ tục do người vi phạm từ chối ký vào biên bản và từ chối nêu lý do từ chối”, ông Lại Xuân Thanh, cục phó cục HKVN nói.

SGTT.VN

;
.
.
.
.
.