* Thống nhất 9 nội dung liên kết
* Vận động 27,6 tỷ đồng xây dựng Quỹ phát triển
(ĐNĐT) - Ngày 15-7, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thảo “Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung” (từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa) lần thứ nhất do Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng đăng cai tổ chức.
(ĐNĐT) - Ngày 15-7, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thảo “Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung” (từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa) lần thứ nhất do Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng đăng cai tổ chức.
Lãnh đạo 7 tỉnh, thành ký cam kết triển khai nội dung tại hội thảo |
Ban Điều hành hội thảo gồm các ông: Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng (UVTWĐ), Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng; Đào Tấn Lộc, UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên và Tiến sĩ Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, Tổ trưởng Tổ Tư vấn.
Tham dự hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; UVTWĐ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành khu vực duyên hải miền Trung; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học; các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn của cả nước.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: Phải thẳng thắn thừa nhận, sự kết nối để cùng nhau phát triển giữa các tỉnh, thành duyên hải miền Trung nếu có thì phần lớn do tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô, các chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của quốc gia chứ chưa phải từ nỗ lực hay từ sự chủ động của mỗi địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng, sự liên kết tự thân giữa các địa phương cho đến nay vẫn nhỏ lẻ và rời rạc. Điều này không khó lý giải: Vì xuất phát điểm của hầu hết các tỉnh, thành còn thấp nên cần phải có sự đầu tư nhanh và nhiều. Tiềm năng và lợi thế cũng có nhiều điểm tương đồng. Do vậy, mỗi địa phương đều có sự cạnh tranh trong vận động thu hút đầu tư, chưa có điều kiện để quan tâm một cách nghiêm túc đến một chiến lược phát triển chung cho cả khu vực.
Từ phát biểu đề dẫn của TS Trần Du Lịch, các ý kiến tham gia tại hội thảo đã làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến hợp tác phát triển để kết nối mạng kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển kinh tế biển; phát triển du lịch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... Các ý kiến đều thống nhất cao phải tạo ra cơ chế liên kết để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời góp phần giữ vững an ninh-quốc phòng trong khu vực.
Qua thảo luận và đóng góp ý kiến của các nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu..., hội thảo đã đi đến thống nhất ký kết biên bản cam kết hợp tác giữa các địa phương theo quan điểm: Liên kết bình đẳng, các bên cùng có lợi; liên kết trên tinh thần tự nguyện của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; nội dung liên kết được xây dựng thành các dự án, chương trình cụ thể và có mục tiêu rõ ràng, thời gian triển khai, kinh phí, đơn vị và đối tác thực hiện...
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: Phải thẳng thắn thừa nhận, sự kết nối để cùng nhau phát triển giữa các tỉnh, thành duyên hải miền Trung nếu có thì phần lớn do tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô, các chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của quốc gia chứ chưa phải từ nỗ lực hay từ sự chủ động của mỗi địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng, sự liên kết tự thân giữa các địa phương cho đến nay vẫn nhỏ lẻ và rời rạc. Điều này không khó lý giải: Vì xuất phát điểm của hầu hết các tỉnh, thành còn thấp nên cần phải có sự đầu tư nhanh và nhiều. Tiềm năng và lợi thế cũng có nhiều điểm tương đồng. Do vậy, mỗi địa phương đều có sự cạnh tranh trong vận động thu hút đầu tư, chưa có điều kiện để quan tâm một cách nghiêm túc đến một chiến lược phát triển chung cho cả khu vực.
Từ phát biểu đề dẫn của TS Trần Du Lịch, các ý kiến tham gia tại hội thảo đã làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến hợp tác phát triển để kết nối mạng kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển kinh tế biển; phát triển du lịch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... Các ý kiến đều thống nhất cao phải tạo ra cơ chế liên kết để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời góp phần giữ vững an ninh-quốc phòng trong khu vực.
Qua thảo luận và đóng góp ý kiến của các nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu..., hội thảo đã đi đến thống nhất ký kết biên bản cam kết hợp tác giữa các địa phương theo quan điểm: Liên kết bình đẳng, các bên cùng có lợi; liên kết trên tinh thần tự nguyện của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; nội dung liên kết được xây dựng thành các dự án, chương trình cụ thể và có mục tiêu rõ ràng, thời gian triển khai, kinh phí, đơn vị và đối tác thực hiện...
Các nội dung liên kết: Phân bố lại lực lượng sản xuất, điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ; thiết lập không gian kinh tế du lịch vùng thống nhất; mở rộng quy mô đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hợp tác trong việc huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để đầu tư phát triển chung của vùng; phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch toàn vùng trong phát triển và quảng bá văn hóa; cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh vùng; xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin kinh tế - xã hội và đầu tư trên địa bàn; hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo...
Trước yêu cầu bức thiết, tại hội thảo, lãnh đạo các địa phương, đơn vị tài chính đã quyết định thành lập “Quỹ Nghiên cứu phát triển Vùng” để tạo nguồn kinh phí hoạt động của Tổ Điều phối, công tác nghiên cứu của Nhóm Tư vấn và hoạt động chung của vùng. Qua việc vận động ban đầu, quỹ do Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà làm Chủ tịch, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc làm Phó Chủ tịch đã tiếp nhận khoản tài trợ ban đầu 27,6 tỷ đồng.
Hội thảo cũng đã thống nhất trao quyền đăng cai tổ chức hội thảo lần thứ hai tại tỉnh Phú Yên, dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm nay với chủ đề tập trung liên kết phát triển du lịch duyên hải miền Trung.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao việc liên kết, hợp tác phát triển trong 7 tỉnh duyên hải miền Trung. Ông đề nghị các địa phương cần lựa chọn thứ tự ưu tiên trong việc xúc tiến liên kết; việc phát triển kinh tế phải gắn với nền văn hóa đa dạng, phong phú; khai thác và thúc đẩy hiệu quả từ Hành lang kinh tế Đông Tây; tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, lưu ý việc phân công đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy văn hóa vùng làm động lực phát triển kinh tế-xã hội... Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc hợp tác là mới, lớn và khó làm, vì vậy đòi hỏi phải có tinh thần năng động, sáng tạo và quyết liệt của các địa phương để cùng liên kết, hợp tác để đạt được hiệu quả trong thực tiễn.
Trước yêu cầu bức thiết, tại hội thảo, lãnh đạo các địa phương, đơn vị tài chính đã quyết định thành lập “Quỹ Nghiên cứu phát triển Vùng” để tạo nguồn kinh phí hoạt động của Tổ Điều phối, công tác nghiên cứu của Nhóm Tư vấn và hoạt động chung của vùng. Qua việc vận động ban đầu, quỹ do Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà làm Chủ tịch, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc làm Phó Chủ tịch đã tiếp nhận khoản tài trợ ban đầu 27,6 tỷ đồng.
Hội thảo cũng đã thống nhất trao quyền đăng cai tổ chức hội thảo lần thứ hai tại tỉnh Phú Yên, dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm nay với chủ đề tập trung liên kết phát triển du lịch duyên hải miền Trung.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao việc liên kết, hợp tác phát triển trong 7 tỉnh duyên hải miền Trung. Ông đề nghị các địa phương cần lựa chọn thứ tự ưu tiên trong việc xúc tiến liên kết; việc phát triển kinh tế phải gắn với nền văn hóa đa dạng, phong phú; khai thác và thúc đẩy hiệu quả từ Hành lang kinh tế Đông Tây; tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, lưu ý việc phân công đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy văn hóa vùng làm động lực phát triển kinh tế-xã hội... Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc hợp tác là mới, lớn và khó làm, vì vậy đòi hỏi phải có tinh thần năng động, sáng tạo và quyết liệt của các địa phương để cùng liên kết, hợp tác để đạt được hiệu quả trong thực tiễn.
Tin và ảnh: N.T