Ngày 7-7, dưới sự chủ trì của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, hội nghị chuẩn bị cho "Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển các nước châu Á" lần thứ 7 vào tháng 10 sắp tới đã được tổ chức tại Hà Nội để trao đổi và đề xuất các sáng kiến, xây dựng chương trình, nội dung và tài liệu liên quan.
Hội nghị có sự tham gia của đại diện 18 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và nước chủ nhà Việt Nam.
Thay mặt nước chủ nhà, phát biểu khai mạc hội nghị, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh những thách thức đối với hòa bình và ổn định ở khu vực như cướp biển, khủng bố, phổ biến vũ khí, buôn người, vận chuyển ma túy, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai... sẽ tác động đến tất cả các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật về đảm bảo an ninh, an toàn trên biển nhằm tăng cường xây dựng lòng tin, sự hiểu biết, đối phó với những thách thức trên là hết sức cần thiết.
Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển các nước châu Á lần thứ 7 sắp tới sẽ là cơ hội để cảnh sát biển Việt Nam đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước châu Á vì mục tiêu và lợi ích chung đảm bảo an ninh và an toàn trên biển, đảm bảo duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới.
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh cũng nêu rõ lực lượng cảnh sát biển Việt Nam sẵn sàng tham gia các lĩnh vực hợp tác như giao lưu cảnh sát biển các nước, tuần tra chung chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, thiết lập đường dây nóng để giải quyết các sự cố trên biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, trao đổi đoàn, chia sẻ thông tin với các đối tác.
Tại hội nghị, các bên tham dự đã thảo luận tích cực, đạt được sự đồng thuận cao, đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực, bổ ích để thúc đẩy hợp tác giữa các lực lượng thực thi luật pháp trên biển của các nước thành viên trình lên Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển các nước châu Á lần thứ 7.
Cũng tại hội nghị này, phía Việt Nam đã đề xuất một số biện pháp hợp tác khả thi trong thời gian tới, bao gồm hỗ trợ đào tạo nhân lực, tổ chức họp các nhóm nước có cùng địa lý...
Cảnh sát biển Vùng 1. (Ảnh minh họa: Trọng Đức/TTXVN) |
Thay mặt nước chủ nhà, phát biểu khai mạc hội nghị, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh những thách thức đối với hòa bình và ổn định ở khu vực như cướp biển, khủng bố, phổ biến vũ khí, buôn người, vận chuyển ma túy, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai... sẽ tác động đến tất cả các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật về đảm bảo an ninh, an toàn trên biển nhằm tăng cường xây dựng lòng tin, sự hiểu biết, đối phó với những thách thức trên là hết sức cần thiết.
Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển các nước châu Á lần thứ 7 sắp tới sẽ là cơ hội để cảnh sát biển Việt Nam đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước châu Á vì mục tiêu và lợi ích chung đảm bảo an ninh và an toàn trên biển, đảm bảo duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới.
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh cũng nêu rõ lực lượng cảnh sát biển Việt Nam sẵn sàng tham gia các lĩnh vực hợp tác như giao lưu cảnh sát biển các nước, tuần tra chung chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, thiết lập đường dây nóng để giải quyết các sự cố trên biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, trao đổi đoàn, chia sẻ thông tin với các đối tác.
Tại hội nghị, các bên tham dự đã thảo luận tích cực, đạt được sự đồng thuận cao, đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực, bổ ích để thúc đẩy hợp tác giữa các lực lượng thực thi luật pháp trên biển của các nước thành viên trình lên Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển các nước châu Á lần thứ 7.
Cũng tại hội nghị này, phía Việt Nam đã đề xuất một số biện pháp hợp tác khả thi trong thời gian tới, bao gồm hỗ trợ đào tạo nhân lực, tổ chức họp các nhóm nước có cùng địa lý...
TTXVN