(ĐNĐT) - Đã đến lúc miền Trung nhận ra rằng, nếu cứ tiếp tục lối tư duy “cắt cử tiểu nông”, “mạnh ai nấy làm”, tự phong, tự nhận “trung tâm”, “trung độ”… thì vùng đất này vẫn mãi kém cỏi so với hai đầu đất nước.
Một góc Cảng Đà Nẵng (Ảnh minh họa) |
Vậy là Bí thư Tỉnhủy 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung (từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hoà) đã chính thức ký cam kết liên kết, hợp tác đẩy mạnh phát triển của vùng này. Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đây là một việc mới, việc lớn và rất khó. Khó đến mức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đưa ra một đối chiếu lịch sử là hơn 500 năm qua ở miền Trung chưa ai làm được việc đó vì “không ngồi lại được với nhau”.
Cũng vì cực khó nên các vị lãnh đạo này không tham vọng sẽ cùng lúc giải quyết được mọi vấn đề đặt ra. Bản cam kết ban đầu được xem như sự mở đường cho hành trình xây dựng một miền Trung đồng thuận, hợp sức vượt qua đói nghèo, vươn lên giàu mạnh, xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của cả nước. Trong đó, xác định rõ quan điểm, mục đích, nội dung liên kết, cơ chế điều phối… Một Quỹ nghiên cứu phát triển vùng cũng đã được định hình với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng. Tất cả đều trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.
Trong đó, lần đầu tiên người ta thấy các vị lãnh đạo cao nhất ở vùng này cam kết: “Từ nay về sau, các địa phương triển khai các dự án lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn vùng thì thông báo cho các địa phương khác biết để cùng hỗ trợ. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thì có sự thống nhất kiến nghị với Trung ương tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi nhất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và đồng thuận của lãnh đạo 7 tỉnh, thành trong vùng sẽ kiến nghị với Đảng, Nhà nước một số cơ chế tổ chức, chính sách phân bổ nguồn lực cho sự phát triển chung của vùng”. Quả là chưa từng có tiền lệ!
Một điều khác rất được quan tâm là hình thức tổ chức liên kết, lựa chọn đúng mới có thể thành công. Theo PGS-TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có hai hình thức liên kết cơ bản là “có thủ lĩnh” hoặc “luân phiên làm chủ tịch”. Từ thực tế bao đời của miền Trung, ông Lê Xuân Bá cùng ông Nguyễn Xuân Phúc và nhiều người khác ủng hộ việc 7 tỉnh, thành trên chọn hình thức luân phiên làm chủ tịch (với cơ quan điều phối đặt tại Đà Nẵng).
Cũng vì cực khó nên các vị lãnh đạo này không tham vọng sẽ cùng lúc giải quyết được mọi vấn đề đặt ra. Bản cam kết ban đầu được xem như sự mở đường cho hành trình xây dựng một miền Trung đồng thuận, hợp sức vượt qua đói nghèo, vươn lên giàu mạnh, xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của cả nước. Trong đó, xác định rõ quan điểm, mục đích, nội dung liên kết, cơ chế điều phối… Một Quỹ nghiên cứu phát triển vùng cũng đã được định hình với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng. Tất cả đều trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.
Trong đó, lần đầu tiên người ta thấy các vị lãnh đạo cao nhất ở vùng này cam kết: “Từ nay về sau, các địa phương triển khai các dự án lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn vùng thì thông báo cho các địa phương khác biết để cùng hỗ trợ. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thì có sự thống nhất kiến nghị với Trung ương tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi nhất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và đồng thuận của lãnh đạo 7 tỉnh, thành trong vùng sẽ kiến nghị với Đảng, Nhà nước một số cơ chế tổ chức, chính sách phân bổ nguồn lực cho sự phát triển chung của vùng”. Quả là chưa từng có tiền lệ!
Một điều khác rất được quan tâm là hình thức tổ chức liên kết, lựa chọn đúng mới có thể thành công. Theo PGS-TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có hai hình thức liên kết cơ bản là “có thủ lĩnh” hoặc “luân phiên làm chủ tịch”. Từ thực tế bao đời của miền Trung, ông Lê Xuân Bá cùng ông Nguyễn Xuân Phúc và nhiều người khác ủng hộ việc 7 tỉnh, thành trên chọn hình thức luân phiên làm chủ tịch (với cơ quan điều phối đặt tại Đà Nẵng).
Nhưng ông Lê Xuân Bá cũng khuyến cáo: Lựa chọn hình thức này “phải khéo lắm mới thành”, nếu không sẽ rất dễ “đồng sàng dị mộng”, nói liên kết nhưng đến phiên làm chủ tịch thì chỉ chăm chăm lợi ích cục bộ địa phương thay vì đặt trong mối quan hệ phát triển của toàn vùng và liên vùng. Ngược lại, một số ý kiến cảnh báo, cần hết sức tránh xảy ra tình trạng từ chỗ “cát cứ tỉnh” nay liên kết thì lại chuyển sang “cát cứ vùng”…
Theo GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam, việc liên kết của 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung không chỉ xuất phát từ chủ trương của Trung ương mà còn từ nhu cầu bức xúc của nội bộ vùng. Đã đến lúc miền Trung nhận ra rằng, nếu cứ tiếp tục lối tư duy “cắt cử tiểu nông”, “mạnh ai nấy làm”, tự phong, tự nhận “trung tâm”, “trung độ”… thì vùng đất này vẫn mãi kém cỏi so với hai đầu đất nước. Do vậy, việc lãnh đạo cao cấp của 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung đồng thuận cam kết liên kết, hợp tác phát triển trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi đã cho thấy sự khởi đầu của một tư duy mới về phát triển miền Trung như là một chỉnh thể.
Và đó cũng là cơ sở để tin rằng, 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung sẽ có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình triển khai việc liên kết để thực sự tạo ra sức mạnh chung đẩy nhanh tốc độ phát triển của từng địa phương và toàn vùng; đồng thời, ngày càng mở rộng sự liên kết ra cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên như đề nghị của ông Nguyễn Xuân Phúc. Bên cạnh đó, cũng rất cần vai trò “nhạc truởng” của Chính phủ thông qua một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ về tài chính quốc gia, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu… để tiến trình liên kết phát triển miền Trung phát huy được hiệu quả thực chất, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của cả nước.
Theo GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam, việc liên kết của 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung không chỉ xuất phát từ chủ trương của Trung ương mà còn từ nhu cầu bức xúc của nội bộ vùng. Đã đến lúc miền Trung nhận ra rằng, nếu cứ tiếp tục lối tư duy “cắt cử tiểu nông”, “mạnh ai nấy làm”, tự phong, tự nhận “trung tâm”, “trung độ”… thì vùng đất này vẫn mãi kém cỏi so với hai đầu đất nước. Do vậy, việc lãnh đạo cao cấp của 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung đồng thuận cam kết liên kết, hợp tác phát triển trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi đã cho thấy sự khởi đầu của một tư duy mới về phát triển miền Trung như là một chỉnh thể.
Và đó cũng là cơ sở để tin rằng, 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung sẽ có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình triển khai việc liên kết để thực sự tạo ra sức mạnh chung đẩy nhanh tốc độ phát triển của từng địa phương và toàn vùng; đồng thời, ngày càng mở rộng sự liên kết ra cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên như đề nghị của ông Nguyễn Xuân Phúc. Bên cạnh đó, cũng rất cần vai trò “nhạc truởng” của Chính phủ thông qua một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ về tài chính quốc gia, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu… để tiến trình liên kết phát triển miền Trung phát huy được hiệu quả thực chất, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của cả nước.
VIỆT ÂN