(ĐNĐT) - Nhiều câu chuyện cảm động về nạn nhân chất độc da cam đã được sẻ chia từ những người bạn ở bên kia trái đất, cùng một niềm tin sắc son vào chiến thắng của công lý và lương tri…
Kenneth, nạn nhân chất độc da cam Canada, ký tên vì công lý |
Chiều 12-8, Ban Vận động Cứu trợ và trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) Việt Nam tại Mỹ đã có chuyến công tác thực tế ở Đà nẵng; đồng thời chuẩn bị các nội dung liên quan đến vụ kiện sắp đến của các NNCĐDC/dioxin Việt Nam đối với các công ty hóa chất Hoa Kỳ.
Sự đồng cảm bên kia bán cầu
Sự đồng cảm bên kia bán cầu
Heather A Bowser, một thạc sỹ, một người mẹ 38 tuổi và là nhà hoạt động xã hội tích cực trong tổ chức Vận động Cứu trợ và trách nhiệm đối với NNCĐDC Việt Nam. Heather cảm thấy “gặp may” khi được tiếp cận với Hội NNCĐDC Việt Nam, bởi chị cũng là một nạn nhân thế hệ thứ 2 tại Hoa Kỳ.
Cha của Heather A Bowser bị bắt quân dịch vào quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1968 đến 1969. Ông đóng quân tại Long Bình, một căn cứ quận sự Mỹ ở Biên Hòa. Ngay trong giờ phút đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, ông đã buộc phải tham gia một cuộc chiến dập đám cháy hóa học mà không hề có phương tiện bảo vệ. Nhiều lần khác, ông phải tiếp xúc chất diệt cỏ. Đó là lý do để mẹ Heather bị sẩy thai hai lần trước khi sinh ra chị, một đứa trẻ dị dạng ở phần tay và chân.
Heather cho biết, thế hệ NNCĐDC thứ hai tại Mỹ gần như bị lãng quên. Họ không nhận được sự sẻ chia, quan tâm đặc biệt như các nạn nhân khác đang sống trên đất nước Việt Nam. Chính vì thế, mỗi lần sang Việt Nam là một lần chị được sống trong tình thương yêu và cảm thông sâu sắc. Chị cũng muốn cảm ơn Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam với sự đấu tranh đòi công lý không mệt mỏi. Đó là động lực để chị có thêm sức mạnh đấu tranh cho chính mình.
Kenneth H.Young CD (1948) đến từ Canada cũng có một nỗi buồn tương tự. Canada bắt đầu sản xuất, thử nghiệm và sử dụng chất độc da cam vào năm 1956. Đó là năm Căn cứ quân sự Gagetown của đất nước này (CFB) được khai trương. Trung đội trinh sát 1 của Kenneth từng được cử đến Gagetown làm nhiệm vụ. Không lâu sau đó, anh bị hàng loạt bệnh tật, phải trải qua hàng trăm xét nghiệm, phẫu thuật và bị nghi nhiễm CĐDC.
Cha của Heather A Bowser bị bắt quân dịch vào quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1968 đến 1969. Ông đóng quân tại Long Bình, một căn cứ quận sự Mỹ ở Biên Hòa. Ngay trong giờ phút đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, ông đã buộc phải tham gia một cuộc chiến dập đám cháy hóa học mà không hề có phương tiện bảo vệ. Nhiều lần khác, ông phải tiếp xúc chất diệt cỏ. Đó là lý do để mẹ Heather bị sẩy thai hai lần trước khi sinh ra chị, một đứa trẻ dị dạng ở phần tay và chân.
Heather cho biết, thế hệ NNCĐDC thứ hai tại Mỹ gần như bị lãng quên. Họ không nhận được sự sẻ chia, quan tâm đặc biệt như các nạn nhân khác đang sống trên đất nước Việt Nam. Chính vì thế, mỗi lần sang Việt Nam là một lần chị được sống trong tình thương yêu và cảm thông sâu sắc. Chị cũng muốn cảm ơn Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam với sự đấu tranh đòi công lý không mệt mỏi. Đó là động lực để chị có thêm sức mạnh đấu tranh cho chính mình.
Kenneth H.Young CD (1948) đến từ Canada cũng có một nỗi buồn tương tự. Canada bắt đầu sản xuất, thử nghiệm và sử dụng chất độc da cam vào năm 1956. Đó là năm Căn cứ quân sự Gagetown của đất nước này (CFB) được khai trương. Trung đội trinh sát 1 của Kenneth từng được cử đến Gagetown làm nhiệm vụ. Không lâu sau đó, anh bị hàng loạt bệnh tật, phải trải qua hàng trăm xét nghiệm, phẫu thuật và bị nghi nhiễm CĐDC.
Ban Vận động Cứu trợ và trách nhiệm đối với NNCĐDC Việt Nam tại Mỹ là tổ chức gồm nhiều học giả, cựu chiến binh Mỹ luôn sát cánh cùng NNCĐDC/dioxin Việt Nam, là đối tác của Hội NNCĐ DC/dioxin Việt Nam trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và kêu gọi công lý tại Mỹ. |
Đoàn kết để chiến thắng
Điều thú vị và bất ngờ của đoàn lần này là sự góp mặt của nhạc sỹ, ca sỹ da màu Anthony H.Brown. Ông sang Việt Nam với một mong muốn bình dị: hát cho các nạn nhân nghe. Không kèn sáo, Anthony say sưa với giai điệu kêu gọi hòa bình, những ánh mắt hãy ngước nhìn, những đôi tay hãy xòe ra để nắm chặt lấy nhau. Chỉ có đoàn kết mới chiến thắng là những gì Anthony muốn gửi gắm.
Ca sỹ Anthony hát kêu gọi hòa bình |
Cuộc đấu tranh đòi công lý cho các NNCĐDC Việt Nam là một hành trình dài và gian nan. Song, từ những tiếng nói đồng cảm của bạn bè thế giới, chúng ta đã cảm nhận được một phần chiến thắng. Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Đà Nẵng nói: “Thế giới biết và ủng hộ, đó là thành công bước đầu trong cuộc chiến này”.
Sau chuyến thăm Việt Nam, Heather sẽ cùng các bạn bè đề ra chiến lược thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm giành công lý cho các nạn nhân da cam nói chung, nạn nhân Việt Nam nói riêng. Ngoài chương trình chung, mỗi người trong đoàn cũng lên một kế hoạch cá nhân để hỗ trợ cho Việt Nam. Tất cả đều hướng đến tình đoàn kết, sự hợp tác giữa các tổ chức thế giới. Nói như Phạm Khanh, Việt Kiều Mỹ: “Khi phải đối mặt với các công ty hùng mạnh có quá nhiều tiền hơn chúng ta, ta phải thông minh. Chúng ta phải đoàn kết với những người khác. Chúng ta phải có chiến lược thông tin các vấn đề của mình đến phần còn lại của thế giới”.
Sau chuyến thăm Việt Nam, Heather sẽ cùng các bạn bè đề ra chiến lược thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm giành công lý cho các nạn nhân da cam nói chung, nạn nhân Việt Nam nói riêng. Ngoài chương trình chung, mỗi người trong đoàn cũng lên một kế hoạch cá nhân để hỗ trợ cho Việt Nam. Tất cả đều hướng đến tình đoàn kết, sự hợp tác giữa các tổ chức thế giới. Nói như Phạm Khanh, Việt Kiều Mỹ: “Khi phải đối mặt với các công ty hùng mạnh có quá nhiều tiền hơn chúng ta, ta phải thông minh. Chúng ta phải đoàn kết với những người khác. Chúng ta phải có chiến lược thông tin các vấn đề của mình đến phần còn lại của thế giới”.
Thu Hoa