Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) cho biết, vừa tiến hành cuộc khảo sát, đánh giá độc lập về việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm nghiên cứu và định hướng cải cách tiền lương cho đối tượng này giai đoạn 2012 - 2020.
Cuộc khảo sát được tiến hành tại các bộ Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ và tại 15 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả, có 98% người được khảo sát khẳng định lương tối thiểu áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương.
Theo khảo sát của Bộ Nội vụ, tính chung từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung đã điều chỉnh 7 lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, tăng thêm 295,2%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 142,27% và mức tăng GDP là 85,9%.
Tuy nhiên, đại diện Vụ Tiền lương cho biết, mặc dù Chính phủ đã chú trọng đến việc điều chỉnh tiền lương nhưng do tình hình lạm phát, giá cả tăng cao nên đời sống của người hưởng lương còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều công chức, viên chức đều có mong muốn lương tối thiểu của họ được phân theo vùng phải ngang bằng hoặc cao hơn lương tối thiểu theo vùng của khối doanh nghiệp.
Bởi, tiền lương chính là động lực để cán bộ, công chức gắn bó với công việc, làm tròn trách nhiệm công vụ và góp phần phòng, chống tham nhũng.
Vì thế, nhóm chuyên gia khảo sát đã đề xuất một số định hướng cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2012-2020. Trong đó, có đề cập việc nâng mức lương tối thiểu để cán bộ, công chức, viên chức có thể đủ sống bằng lương.
Theo đó, sẽ ban hành hệ thống bảng lương, ngạch, bậc mới, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp lương trên cơ sở xem xét và đưa một số chế độ phụ cấp hiện hành vào mức lương theo quan hệ tiền lương mới cho phù hợp.
Tiền lương là động lực để cán bộ, công chức gắn bó, làm tròn trách nhiệm với công việc. |
Theo khảo sát của Bộ Nội vụ, tính chung từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung đã điều chỉnh 7 lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, tăng thêm 295,2%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 142,27% và mức tăng GDP là 85,9%.
Tuy nhiên, đại diện Vụ Tiền lương cho biết, mặc dù Chính phủ đã chú trọng đến việc điều chỉnh tiền lương nhưng do tình hình lạm phát, giá cả tăng cao nên đời sống của người hưởng lương còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều công chức, viên chức đều có mong muốn lương tối thiểu của họ được phân theo vùng phải ngang bằng hoặc cao hơn lương tối thiểu theo vùng của khối doanh nghiệp.
Bởi, tiền lương chính là động lực để cán bộ, công chức gắn bó với công việc, làm tròn trách nhiệm công vụ và góp phần phòng, chống tham nhũng.
Vì thế, nhóm chuyên gia khảo sát đã đề xuất một số định hướng cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2012-2020. Trong đó, có đề cập việc nâng mức lương tối thiểu để cán bộ, công chức, viên chức có thể đủ sống bằng lương.
Theo đó, sẽ ban hành hệ thống bảng lương, ngạch, bậc mới, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp lương trên cơ sở xem xét và đưa một số chế độ phụ cấp hiện hành vào mức lương theo quan hệ tiền lương mới cho phù hợp.
VnEconomy