(ĐNĐT) - Cách đây không lâu, một lần nữa chúng tôi lại tìm về những đồng đất rất đỗi thân thương ẩn mình dưới chân núi Trà Linh, Trà My, nơi một thời đặt đại bản doanh Quân khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1960-1975 anh Năm Công – Võ Chí Công là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy V, Chính ủy Quân khu V.
Ngày 30-10-1989, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thăm huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Ông được mọi người vẫn gọi với biệt danh thân mật là anh Năm. Ảnh chụp tại nhà lưu niệm Võ Chí Công ở xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: VnExpress) |
Công việc của chúng tôi là quyên góp từ trách nhiệm và lòng hảo tâm của những người lính khu V năm xưa trong cả nước, từ các đơn vị, cơ quan… để xây dựng ngôi trường cho con em đồng bào dân tộc.
Đêm. Trà My rực rỡ và huyền diệu. Hoa rừng đâu đây tỏa hương thơm ngào ngạt. Chúng tôi ở nhà khách Huyện ủy, trên một triền đồi phóng tầm mắt ra xa, thung lũng Trà My về đêm như sao rơi khắp lối để những buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò. Những đêm ở đó chúng tôi không ngủ được. Dãy núi Trà Linh hùng vĩ cứ chập chờn, mờ tỏ, như mới ngày hôm qua.
Những năm chống Mỹ có thời gian chúng tôi, Đảng bộ Quảng Nam đặt trụ sở ở đây. Anh Năm Công - Võ Chí Công, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy, Chính uỷ Quân khu V có thời kỳ ở đây lãnh đạo toàn quân, toàn dân khu V đánh giặc.
Tôi nhớ tại cái thung lũng này hồi đó mênh mông là rừng, có lần anh Năm Công bảo: Trời cho dãy núi này là để ta đóng quân và đánh Mỹ. Tiến cũng thuận mà lùi cũng thuận, lên cao nguyên dễ mà xuống đồng bằng cũng không khó. Xuôi đông, ngược tây đều hay cả, đặc biệt địch không dễ gì càn quét, lấn chiếm lên đây.
Sau này tôi càng hiểu thêm rằng đó là cách nhìn chiến lược về địa lý, địa lợi, mặc dù phải thay đổi nhiều lần nơi đóng quân của cơ quan đầu não Khu uỷ, Quân khu, nhưng ở thung lũng này vẫn là địa bàn trọng yếu và quen thuộc nhất. Có lúc phải ra đi nhưng không lâu sau lại trở về. Mà có đi đâu xa, chỉ cách vài ngọn núi, xa nhất là lên sông Tranh - Phước Sơn mà thôi.
Đêm đầu tháng ở Trà My, nhìn những rừng cây xa tít, tôi như nhớ những năm nào, như những cánh quân rùng rùng tiến về xuôi. Dẫn đầu những đoàn quân đó là anh Năm, anh Hai, cũng khoát ba lô, tay cầm gậy, cũng ăn rau rừng, cũng hát hò khoan - một làn điệu dân ca đất Quảng. Anh Năm sống giản dị và gần gũi đáng yêu, một sự giản dị như bao người dân Tam Xuân - Tam Kỳ quê anh. Thế nhưng cái giản dị ấy như một sự khái quát hoá đậm đặc về một phong cách. Đã làm thì làm gấp nhiều lần hơn nghĩ. Đã đánh dứt khoát là phải đánh tận cùng, đánh trúng mục tiêu, đánh cho địch lần sau nghe tiếng súng là sợ. Chúng tôi cứ thầm nghĩ quê hương đã sinh ra anh để góp phần tái tạo lại quê hương trong những năm tháng không thể nào quên đó.
Tháng 6 năm 1963, tôi đang giảng dạy ở Trường Quân chính Quân khu V, lúc này đóng ở Gia Lai, bên bờ sông Ba thì nhận điện khẩn của Quân khu V, của anh Năm Công. Nhận điện, tôi khoác ba lô đi một mạch về Trà My, đến tại vùng đất này đây. Đến nơi tôi mới hay anh Năm Công quyết định bổ sung tôi vào Thường vụ Tỉnh uỷ, kiêm Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam. Lúc này văn phòng Tỉnh uỷ đóng ở Nà Chói, xã Đốc, Tây Nam bờ sông Tranh, cách trung tâm huyện Trà My chừng 30 km, và cách Khu uỷ cũng chừng ấy cây số theo đường chim bay. Thấy tôi có vẻ băn khoăn trước trọng trách mới, anh Năm ôn tồn bảo: Công việc tuy nặng nề đấy, gian khổ đấy nhưng phải đảm liệu cho bằng được. Lúc này đây chúng ta đang ở giai đoạn cam go nhất, quân và dân ta có thể hy sinh nhiều nhất, nhưng dứt khoát bằng mọi giá chúng ta phải vượt qua. Có gì khó khăn cứ bàn bạc với Tỉnh uỷ hoặc trực tiếp với chúng tôi, Thường vụ Khu uỷ.
Nghe anh dặn dò và hy vọng tôi thấy yên lòng như vừa vơi đi một gánh nặng sau mấy ngày đường đi bộ. Đó là lần đầu tôi gặp anh, là kỷ niệm đầu tiên và khó quên mà anh Năm đã để lại trong tôi.
Dưới sự chỉ đạo của anh Năm và anh Hai Mạnh (Chu Huy Mân), hai năm sau, tức năm 1964-1965, kể từ khi tôi đặt chân tới vùng đất này nhận công tác mới, quân và dân Quảng Nam đã thừa thắng xông lên, đánh địch tan rã từng phần, mở rộng vùng giải phóng, kể cả vùng núi và đồng bằng.
Một kỷ niệm khó quên nữa với anh Năm là tháng 12-1974 theo chỉ thị của Tổng Bí thư Lê Duẩn, anh Năm Công (lúc này là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Khu ủy khu V) ra Hà Nội họp Bộ Chính trị mở rộng lần thứ 2 trong năm nhằm chuẩn bị tổng tấn công giải phóng hoàn toàn miền Nam. Anh cho 4 Bí thư Tỉnh ủy đồng bằng đi cùng. Ở Quảng Đà có anh Trần Thuận, Quảng Ngãi có anh Lê Tấn Tỏa, Bình Định có anh Nguyễn Trung Tín, Quảng Nam có tôi. Ngày 18-12-1974 khai mạc phiên họp. Chúng tôi ở cùng dãy nhà với anh, nay là nhà khách số 10 Chu Văn An.
Ban ngày anh đi họp, tối về phổ biến lại cho chúng tôi cùng nghe, cùng suy nghĩ quán triệt tinh thần của Bộ Chính trị, có dự kiến phương án cụ thể về nổi dậy và tấn công giải phóng tỉnh mình.
Tại cuộc họp, vấn đề tốn nhiều thời gian nhất, bàn luận sôi nổi nhất là nếu chúng ta đánh bại quân ngụy ở Sài Gòn thì Mỹ có quay trở lại chiến trường miền Nam hay không? Và nữa, nếu tổng tấn công thì chọn địa bàn nào, chiến trường nào để mở màn chiến dịch? Nhiều người nhất trí là chọn Tây Nguyênm nhưng đánh vào Nam Tây Nguyên hay Bắc Tây Nguyên? Có ý kiến đề nghị nên đánh vào Bắc Tây Nguyên, vì có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Anh Năm Công và anh Hai Mạnh kiên trì đề nghị Bộ Chính trị đột phá vào Nam Tây Nguyên, mục tiêu cụ thể là Buôn Mê Thuột. Như chúng ta đều biết, cuối cùng Bộ Chính trị đã chọn Nam Tây Nguyên- thị xã Buôn Mê Thuột để mở màn chiến dịch tổng tấn công mùa xuân 1975.
Gắn bó với chiến trường khu V nhiều năm nhưng những ngày ở Hà Nội vào tháng 12 năm ấy chúng tôi mới được gần gũi nhất và hiểu hết tầm nhìn sâu sắc và toàn diện của anh Năm Công. Những đêm quây quần bên anh Năm nghe anh quán triệt quan điểm của Bộ Chính trị, nghe anh tâm tình, chúng tôi như đọc được những pho sách vô giá về nghệ thuật và ý chí đánh địch.
Thì ra, anh quyết định cho 4 chúng tôi ra Hà Nội là vậy. Ra đây, ra Thủ đô trong thời điểm cuộc chiến đang ở giai đoạn cần kíp nhất không phải để nghỉ dưỡng, thăm phố, ngắm phường, ngắm hoa bằng lăng tím biếc mà để anh Năm có điều kiện và thời gian truyền đạt thêm quan điểm chỉ đạo.
Sau khi họp Bộ Chính trị xong, ngày mai là lên đường về khu V, anh Năm Công gọi tôi và anh Lê Tấn Tỏa giao nhiệm vụ ngay, đó là phối hợp giữ cho được tuyến đường quốc lộ 1A nối liền hai tỉnh để chuẩn bị điều kiện giải phóng Đà Nẵng. Anh còn dặn dò nhiều việc khác nữa tợ hồ như mọi việc sẽ là vậy chứ không thể khác . Như người chơi cờ đã tính kỹ nhiều nước trước khi đi, thuận xe, thuận pháo bình phong mã. Lúc đó, khoảng 12 giờ đêm, lần đầu tiên tôi thấy anh đi ngủ sớm.
Đêm cuối cùng ở Hà Nội, trời trong xanh lồng lộng, anh Tấn Tỏa, anh Trần Thuận, anh Trung Tín cũng phải đi ngủ sớm để ngày mai lên đường. Làm sao chúng tôi có thể ngủ được trong những ngày tháng như thế. Tôi biết phòng kế bên, anh Năm cũng không chợp mắt.
Đúng như anh dự tính, ván cờ sắp tàn cuộc, 4 giờ 30 ngày 10-3-1975 trùng với ngày nổ súng ở Buôn Mê Thuột, từ chân đồi Dương Côn – nơi sở chỉ huy Sư đoàn 2 Quân khu V, hai phát lệnh, 1 xanh, 1 đỏ vút lên trời cao báo hiệu thời khắc đã điểm. Trận mở màn chiến dịch giải phóng Tiên Phước, Phước Lâm bắt đầu. Ở Quảng Nam, đến sáng 27-3-1975 các điạ phương được hoàn toàn giải phóng. Theo lời anh dặn, lực lượng Quảng Nam chúng tôi và lực lượng của anh Lê Tấn Toả - Quảng Ngãi phối hợp nhau chốt chặt tuyến đường huyết mạch 1A. Trước thời cơ, diễn biến chiến trường mau lẹ có lợi hoàn toàn cho ta, trên đường đi Tây Nguyên để gặp anh Văn Tiến Dũng, anh Năm quay trở về sau khi đã xin anh Ba Duẩn, Bộ Chính trị cho phép khẩn trương giải phóng Đà Nẵng, đồng thời, điện về cơ quan chỉ đạo Khu ủy, Quân khu, Bộ Tư lệnh Quân khu V không đánh vào phiá Nam mà chuyển hướng tấn công ra phía Bắc. Đây là quyết định kịp thời đúng đắn trong thời khắc cần một quyết định táo bạo, nghiêm khắc nhất. Vì thế trong thời gian ngắn, quân ta không mất nhiều sức lực nhưng đã làm tan rã 10 vạn quân ngụy ở Đà Nẵng. Ngày 29-3-1975, Đà nẵng giải phóng, trong rừng hoa và cờ đỏ, gặp lại, tôi ôm choàng lấy anh như một người thầy, một “đại kiện tướng chơi cờ”. Ván cờ đấy ở Quân khu đã tàn, anh là người chiến thắng nhưng trên bàn cờ như vẫn còn nguyên xe pháo mã. Ván cờ đấy anh đã tính rõ từng nước đi từ những ngày ở Hà Nội, chẳng khác mấy so với những gì anh vạch sẵn và chỉ đạo chúng tôi, như một sự quả quyết, nhất quyết không thể không tiến hành như thế.
Anh Năm ơi!
Anh đã dạy chúng tôi nhiều kinh nghiệm quá và thương yêu những người lính cấp dưới như chúng tôi nhiều quá. Chiến trường khu V cùng cuộc tổng tấn công nổi dậy mùa xuân năm ấy là những trang sách thấm đẫm mồ hôi và suy tính của anh. Đó là những trang sách quý báu mà anh bảo chúng tôi làm trước rồi mới dạy chúng tôi sau. Tiếc rằng trước lúc anh ra đi, hoá thân vào quê hương và đất nước, chúng tôi những người lính năm xưa không ở cạnh anh để nói lời tiễn biệt. Như rất nhiều lần mỗi khi họp xong ở rừng hay gặp nhau, khi chia tay anh vẫn thường thân thương bắt tay rất chặt để tạm biệt từng người. Xin anh hãy nhận cho chúng tôi hai lạy để lòng thành kính tiễn đưa anh và chia buồn sâu sắc cùng gia quyến. Thương tiếc anh vô hạn. Vĩnh biệt anh Năm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2011
Hoàng Minh Thắng
Đêm. Trà My rực rỡ và huyền diệu. Hoa rừng đâu đây tỏa hương thơm ngào ngạt. Chúng tôi ở nhà khách Huyện ủy, trên một triền đồi phóng tầm mắt ra xa, thung lũng Trà My về đêm như sao rơi khắp lối để những buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò. Những đêm ở đó chúng tôi không ngủ được. Dãy núi Trà Linh hùng vĩ cứ chập chờn, mờ tỏ, như mới ngày hôm qua.
Những năm chống Mỹ có thời gian chúng tôi, Đảng bộ Quảng Nam đặt trụ sở ở đây. Anh Năm Công - Võ Chí Công, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy, Chính uỷ Quân khu V có thời kỳ ở đây lãnh đạo toàn quân, toàn dân khu V đánh giặc.
Tôi nhớ tại cái thung lũng này hồi đó mênh mông là rừng, có lần anh Năm Công bảo: Trời cho dãy núi này là để ta đóng quân và đánh Mỹ. Tiến cũng thuận mà lùi cũng thuận, lên cao nguyên dễ mà xuống đồng bằng cũng không khó. Xuôi đông, ngược tây đều hay cả, đặc biệt địch không dễ gì càn quét, lấn chiếm lên đây.
Sau này tôi càng hiểu thêm rằng đó là cách nhìn chiến lược về địa lý, địa lợi, mặc dù phải thay đổi nhiều lần nơi đóng quân của cơ quan đầu não Khu uỷ, Quân khu, nhưng ở thung lũng này vẫn là địa bàn trọng yếu và quen thuộc nhất. Có lúc phải ra đi nhưng không lâu sau lại trở về. Mà có đi đâu xa, chỉ cách vài ngọn núi, xa nhất là lên sông Tranh - Phước Sơn mà thôi.
Đêm đầu tháng ở Trà My, nhìn những rừng cây xa tít, tôi như nhớ những năm nào, như những cánh quân rùng rùng tiến về xuôi. Dẫn đầu những đoàn quân đó là anh Năm, anh Hai, cũng khoát ba lô, tay cầm gậy, cũng ăn rau rừng, cũng hát hò khoan - một làn điệu dân ca đất Quảng. Anh Năm sống giản dị và gần gũi đáng yêu, một sự giản dị như bao người dân Tam Xuân - Tam Kỳ quê anh. Thế nhưng cái giản dị ấy như một sự khái quát hoá đậm đặc về một phong cách. Đã làm thì làm gấp nhiều lần hơn nghĩ. Đã đánh dứt khoát là phải đánh tận cùng, đánh trúng mục tiêu, đánh cho địch lần sau nghe tiếng súng là sợ. Chúng tôi cứ thầm nghĩ quê hương đã sinh ra anh để góp phần tái tạo lại quê hương trong những năm tháng không thể nào quên đó.
Tháng 6 năm 1963, tôi đang giảng dạy ở Trường Quân chính Quân khu V, lúc này đóng ở Gia Lai, bên bờ sông Ba thì nhận điện khẩn của Quân khu V, của anh Năm Công. Nhận điện, tôi khoác ba lô đi một mạch về Trà My, đến tại vùng đất này đây. Đến nơi tôi mới hay anh Năm Công quyết định bổ sung tôi vào Thường vụ Tỉnh uỷ, kiêm Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam. Lúc này văn phòng Tỉnh uỷ đóng ở Nà Chói, xã Đốc, Tây Nam bờ sông Tranh, cách trung tâm huyện Trà My chừng 30 km, và cách Khu uỷ cũng chừng ấy cây số theo đường chim bay. Thấy tôi có vẻ băn khoăn trước trọng trách mới, anh Năm ôn tồn bảo: Công việc tuy nặng nề đấy, gian khổ đấy nhưng phải đảm liệu cho bằng được. Lúc này đây chúng ta đang ở giai đoạn cam go nhất, quân và dân ta có thể hy sinh nhiều nhất, nhưng dứt khoát bằng mọi giá chúng ta phải vượt qua. Có gì khó khăn cứ bàn bạc với Tỉnh uỷ hoặc trực tiếp với chúng tôi, Thường vụ Khu uỷ.
Nghe anh dặn dò và hy vọng tôi thấy yên lòng như vừa vơi đi một gánh nặng sau mấy ngày đường đi bộ. Đó là lần đầu tôi gặp anh, là kỷ niệm đầu tiên và khó quên mà anh Năm đã để lại trong tôi.
Dưới sự chỉ đạo của anh Năm và anh Hai Mạnh (Chu Huy Mân), hai năm sau, tức năm 1964-1965, kể từ khi tôi đặt chân tới vùng đất này nhận công tác mới, quân và dân Quảng Nam đã thừa thắng xông lên, đánh địch tan rã từng phần, mở rộng vùng giải phóng, kể cả vùng núi và đồng bằng.
Một kỷ niệm khó quên nữa với anh Năm là tháng 12-1974 theo chỉ thị của Tổng Bí thư Lê Duẩn, anh Năm Công (lúc này là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Khu ủy khu V) ra Hà Nội họp Bộ Chính trị mở rộng lần thứ 2 trong năm nhằm chuẩn bị tổng tấn công giải phóng hoàn toàn miền Nam. Anh cho 4 Bí thư Tỉnh ủy đồng bằng đi cùng. Ở Quảng Đà có anh Trần Thuận, Quảng Ngãi có anh Lê Tấn Tỏa, Bình Định có anh Nguyễn Trung Tín, Quảng Nam có tôi. Ngày 18-12-1974 khai mạc phiên họp. Chúng tôi ở cùng dãy nhà với anh, nay là nhà khách số 10 Chu Văn An.
Ban ngày anh đi họp, tối về phổ biến lại cho chúng tôi cùng nghe, cùng suy nghĩ quán triệt tinh thần của Bộ Chính trị, có dự kiến phương án cụ thể về nổi dậy và tấn công giải phóng tỉnh mình.
Tại cuộc họp, vấn đề tốn nhiều thời gian nhất, bàn luận sôi nổi nhất là nếu chúng ta đánh bại quân ngụy ở Sài Gòn thì Mỹ có quay trở lại chiến trường miền Nam hay không? Và nữa, nếu tổng tấn công thì chọn địa bàn nào, chiến trường nào để mở màn chiến dịch? Nhiều người nhất trí là chọn Tây Nguyênm nhưng đánh vào Nam Tây Nguyên hay Bắc Tây Nguyên? Có ý kiến đề nghị nên đánh vào Bắc Tây Nguyên, vì có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Anh Năm Công và anh Hai Mạnh kiên trì đề nghị Bộ Chính trị đột phá vào Nam Tây Nguyên, mục tiêu cụ thể là Buôn Mê Thuột. Như chúng ta đều biết, cuối cùng Bộ Chính trị đã chọn Nam Tây Nguyên- thị xã Buôn Mê Thuột để mở màn chiến dịch tổng tấn công mùa xuân 1975.
Gắn bó với chiến trường khu V nhiều năm nhưng những ngày ở Hà Nội vào tháng 12 năm ấy chúng tôi mới được gần gũi nhất và hiểu hết tầm nhìn sâu sắc và toàn diện của anh Năm Công. Những đêm quây quần bên anh Năm nghe anh quán triệt quan điểm của Bộ Chính trị, nghe anh tâm tình, chúng tôi như đọc được những pho sách vô giá về nghệ thuật và ý chí đánh địch.
Thì ra, anh quyết định cho 4 chúng tôi ra Hà Nội là vậy. Ra đây, ra Thủ đô trong thời điểm cuộc chiến đang ở giai đoạn cần kíp nhất không phải để nghỉ dưỡng, thăm phố, ngắm phường, ngắm hoa bằng lăng tím biếc mà để anh Năm có điều kiện và thời gian truyền đạt thêm quan điểm chỉ đạo.
Sau khi họp Bộ Chính trị xong, ngày mai là lên đường về khu V, anh Năm Công gọi tôi và anh Lê Tấn Tỏa giao nhiệm vụ ngay, đó là phối hợp giữ cho được tuyến đường quốc lộ 1A nối liền hai tỉnh để chuẩn bị điều kiện giải phóng Đà Nẵng. Anh còn dặn dò nhiều việc khác nữa tợ hồ như mọi việc sẽ là vậy chứ không thể khác . Như người chơi cờ đã tính kỹ nhiều nước trước khi đi, thuận xe, thuận pháo bình phong mã. Lúc đó, khoảng 12 giờ đêm, lần đầu tiên tôi thấy anh đi ngủ sớm.
Đêm cuối cùng ở Hà Nội, trời trong xanh lồng lộng, anh Tấn Tỏa, anh Trần Thuận, anh Trung Tín cũng phải đi ngủ sớm để ngày mai lên đường. Làm sao chúng tôi có thể ngủ được trong những ngày tháng như thế. Tôi biết phòng kế bên, anh Năm cũng không chợp mắt.
Đúng như anh dự tính, ván cờ sắp tàn cuộc, 4 giờ 30 ngày 10-3-1975 trùng với ngày nổ súng ở Buôn Mê Thuột, từ chân đồi Dương Côn – nơi sở chỉ huy Sư đoàn 2 Quân khu V, hai phát lệnh, 1 xanh, 1 đỏ vút lên trời cao báo hiệu thời khắc đã điểm. Trận mở màn chiến dịch giải phóng Tiên Phước, Phước Lâm bắt đầu. Ở Quảng Nam, đến sáng 27-3-1975 các điạ phương được hoàn toàn giải phóng. Theo lời anh dặn, lực lượng Quảng Nam chúng tôi và lực lượng của anh Lê Tấn Toả - Quảng Ngãi phối hợp nhau chốt chặt tuyến đường huyết mạch 1A. Trước thời cơ, diễn biến chiến trường mau lẹ có lợi hoàn toàn cho ta, trên đường đi Tây Nguyên để gặp anh Văn Tiến Dũng, anh Năm quay trở về sau khi đã xin anh Ba Duẩn, Bộ Chính trị cho phép khẩn trương giải phóng Đà Nẵng, đồng thời, điện về cơ quan chỉ đạo Khu ủy, Quân khu, Bộ Tư lệnh Quân khu V không đánh vào phiá Nam mà chuyển hướng tấn công ra phía Bắc. Đây là quyết định kịp thời đúng đắn trong thời khắc cần một quyết định táo bạo, nghiêm khắc nhất. Vì thế trong thời gian ngắn, quân ta không mất nhiều sức lực nhưng đã làm tan rã 10 vạn quân ngụy ở Đà Nẵng. Ngày 29-3-1975, Đà nẵng giải phóng, trong rừng hoa và cờ đỏ, gặp lại, tôi ôm choàng lấy anh như một người thầy, một “đại kiện tướng chơi cờ”. Ván cờ đấy ở Quân khu đã tàn, anh là người chiến thắng nhưng trên bàn cờ như vẫn còn nguyên xe pháo mã. Ván cờ đấy anh đã tính rõ từng nước đi từ những ngày ở Hà Nội, chẳng khác mấy so với những gì anh vạch sẵn và chỉ đạo chúng tôi, như một sự quả quyết, nhất quyết không thể không tiến hành như thế.
Anh Năm ơi!
Anh đã dạy chúng tôi nhiều kinh nghiệm quá và thương yêu những người lính cấp dưới như chúng tôi nhiều quá. Chiến trường khu V cùng cuộc tổng tấn công nổi dậy mùa xuân năm ấy là những trang sách thấm đẫm mồ hôi và suy tính của anh. Đó là những trang sách quý báu mà anh bảo chúng tôi làm trước rồi mới dạy chúng tôi sau. Tiếc rằng trước lúc anh ra đi, hoá thân vào quê hương và đất nước, chúng tôi những người lính năm xưa không ở cạnh anh để nói lời tiễn biệt. Như rất nhiều lần mỗi khi họp xong ở rừng hay gặp nhau, khi chia tay anh vẫn thường thân thương bắt tay rất chặt để tạm biệt từng người. Xin anh hãy nhận cho chúng tôi hai lạy để lòng thành kính tiễn đưa anh và chia buồn sâu sắc cùng gia quyến. Thương tiếc anh vô hạn. Vĩnh biệt anh Năm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2011
Hoàng Minh Thắng