.

Dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường năm 2011

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố, Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng thành phố đã xây dựng Dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường để trình HĐND thành phố tại kỳ họp vào tháng 12-2011.

Các ý kiến đóng góp cho nội dung Dự thảo Đề án, xin vui lòng gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan thường trực Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng thành phố), số 102 Lê Lợi, Đà Nẵng, trước ngày 20-11-2011.

A. QUẬN SƠN TRÀ
I. KHU DÂN CƯ AN TRUNG, QUẬN SƠN TRÀ: 4 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Công Trứ, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Thoại: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.500m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM CỰ LƯỢNG
PHẠM CỰ LƯỢNG (944 - 984)
Ông quê ở xã Khúc Giang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương vốn là danh tướng của nhà Đinh, cha và ông nội đều là những danh tướng của nhà Đinh. Sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, chính sự nước nhà rối ren, nội bộ triều đình chia bè cánh, trong lúc đó nhà Tống đã thống nhất được Trung Quốc, muốn nhân cơ hội này để thôn tính nước ta. Ông cùng anh là Phạm Hạp theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Năm 981, nhà Tống xua quân xâm lược nước ta với âm mưu giành thế chủ động bất ngờ, nhưng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đã kịp thời chuẩn bị đối phó với quân giặc, Ông được cử làm Đại tướng đem binh chống giặc.
Phạm Cự Lượng là người đã chủ xướng, đề nghị tôn Lê Hoàn lên ngôi vua trước khi xuất quân đánh đuổi ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc.
Vai trò của ông trong giai đoạn chuẩn bị kháng chiến là rất lớn, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống gắn liền với công lao của ông.
Ông đã có công trong việc đánh đuổi quân Tống, dẹp yên Chiêm Thành và xây dựng nhà Tiền Lê; ông làm quan đến chức Thái úy, nổi tiếng là người thanh liêm, chính trực.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũ Văn Dũng, điểm cuối là đường Trần Quang Diệu: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 250m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 1
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũ Văn Dũng, điểm cuối là đường Trần Quang Diệu: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 260m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 2
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Trung 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Trần Hưng Đạo: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 95m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 3
An Trung, ngày xưa là tên xóm của làng An Hải, nay là khu dân cư An Trung thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà.
II. KHU DÂN CƯ PHƯỚC MỸ, QUẬN SƠN TRÀ: 2 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Sa, điểm cuối là đường Hồ Nghinh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 225m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ CHƯƠNG
HÀ CHƯƠNG (Thế kỷ XIII)
Ông là em của Hà Đặc, cùng là thủ lĩnh người Tày có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2.
Tháng 6-1285, quân Nguyên - Mông bị quân ta phản công, phải rút nhanh về nước. Một cánh quân của chúng chạy qua vùng Phù Ninh (nay là huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông đã dẫn quân dân binh cùng với anh trai dồn đánh quân Nguyên - Mông khắp nơi tại vùng Phù Ninh. Trong quá trình truy đuổi, chẳng may ông bị bắt. Nửa đêm, nhân lúc giặc sơ ý, ông đã lấy trộm cờ xí, quần áo giặc và thoát ngục, trốn về. Sau đó, ông cho dân binh của ông mặc quần áo đó, giả làm quân Nguyên - Mông, khiến chúng bị lừa và quân của ông bất ngờ đánh úp từ hai phía, quân địch tan vỡ, phải bỏ doanh trại mà chạy.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Mỹ 3, điểm cuối là đường Phước Mỹ 1: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC MỸ 4
Phước Mỹ, ngày xưa là tên làng, nay là phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà.
III. KDC BẮC VÀ NAM PHAN BÁ PHIẾN + KDC THỌ QUANG MỞ RỘNG - QUẬN SƠN TRÀ: 3 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Hồ Học Lãm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 750m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÊ TẤN TRUNG
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Ngô Quyền: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 500m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4.5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐINH CÔNG TRỨ
ĐINH CÔNG TRỨ (Thế kỷ X)
Ông quê ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (cũ), nay thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Ông là thân phụ của Đinh Tiên Hoàng (tức Đinh Bộ Lĩnh, người có công lao to lớn trong việc khởi đầu sự nghiệp của nhà Đinh vào thế kỷ thứ X).
Vào thời Dương Diên Nghệ (Dương Đình Nghệ) và Ngô Quyền, ông cử làm Thứ sử Hoan Châu (tức Nghệ An ngày nay).
Khi Kiều Công Tiễn giết chết Dương Diên Nghệ, ông lui về ở ẩn tại vùng Hoa Lư (Ninh Bình), sau đó có ra giúp Ngô Quyền và bị bệnh mất.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Tấn Trung, điểm cuối cũng là đường Lê Tấn Trung: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ CÔNG HÀNH
LÊ CÔNG HÀNH (1600 - 1661)
Ông quê ở làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông có tên thật là Trần Quốc Khái. Theo gia phả dòng họ Bùi Trần, ông có họ hàng gần với Mạc Đăng Dung. Khi nhà Mạc bị nhà Lê tiêu diệt, những người của họ Mạc vì sợ bị liên lụy và bị nhà Lê trả thù nên đã đổi họ. Vì thế, gia đình ông cũng đổi sang họ ngoại là họ Trần và sau lại đổi sang họ Bùi. Ông là Thủy tổ của nghề làm lọng của nước ta.
Trong một lần được đi ra nước ngoài, địa phương mà ông đến có nghề thêu rất tinh xảo và ông đã xem cẩn thận cách thêu rồng, thêu phượng, thêu hoa của họ. Đồng thời, ông cũng tìm hiểu kỹ cách pha chỉ màu của thêu móng rồng, mắt rồng... Sau khi học được nghề thêu này, ông về nước dạy lại cho con cháu và dân làng. Sau đó, nghề thêu được truyền rộng ra các làng Đào Xá, Tam Xá, Hướng Dương (thuộc Thường Tín, Hà Tây - nay là Hà Nội) và Thọ Nam (thuộc Hoài Đức, Hà Tây - nay là Hà Nội).
Vào cuối thế kỷ XVII, nhiều người làng thêu Quất Động ra Thăng Long hành nghề, rồi lập phường ở phố Hàng Trống, Hàng Chỉ, Hàng Mành, Yên Thái. Ngoài việc dạy cho dân làng Quất Động nghề thêu, ông còn dạy nghề làm lọng, sản xuất các loại lọng khác nhau. Dân Hàng Lọng ở Hà Nội đã lập đền thờ ông làm tổ sư.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
IV. KHU TĐC PHỤC VỤ GIẢI TỎA KCN THỌ QUANG, QUẬN SƠN TRÀ: 10 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Quốc Hưng, điểm cuối là đường Khúc Hạo: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.590m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM VĂN XẢO
PHẠM VĂN XẢO (? - 1431)
Phạm Văn Xảo quê ở Hà Nội. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu, được Lê Lợi giao chức Khu mật đại sứ. Không rõ ông sinh năm nào.
Năm 1426, ông cùng Lý Triện, Trịnh Khả đánh tan đạo quân của Trần Trí rồi cùng Trịnh Khả chỉ huy đánh tan quân của Vương An Lão, giải phóng một vùng rộng lớn ở phía Bắc Thăng Long. Cuối năm 1427, ông cùng Trịnh Khả đánh tan viện binh của Mộc Thạnh giết hơn 10.000 tên và bắt sống hơn 1.000 tên địch ở Lãnh Cầu, Đan Xá (gần ải Lê Hoa, Hà Giang), tạo đà cho nghĩa quân đánh tan các đội quân nhà Minh.
Khởi nghĩa thành công, năm 1428, ông được phong công thần khai quốc, chức Thái Bảo, được mang họ vua. Năm 1429, ông được phong tước Huyện Thượng Hầu, đứng vào hàng thứ ba trong số 93 công thần. Nhưng không bao lâu, bọn nịnh thần tố cáo ông mưu phản, khiến ông phải tự sát. Đến đời Lê Thánh Tông, triều đình mới phục hồi danh dự cho ông, truy phong là Thái Bảo, tước Thắng Quận Công.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1996.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Vân Đồn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÝ PHỤC MAN
LÝ PHỤC MAN (? - 545)
Ông là danh tướng của Lý Bí. Ông quê ở làng Cổ Sơ (Đan Phượng - Hà Tây), không rõ họ tên. Truyền rằng thời trẻ ông giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, sức khỏe hơn người. Ông theo Lý Bí khởi nghĩa, đánh bại quân nhà Lương. Nhờ lập nhiều chiến công nên được phong tướng, trông coi mạn Nam nước Vạn Xuân. Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh bại, được vua Lý Nam Đế ban họ Lý và phong tước Thiếu úy. Trong thời gian trông coi vùng Đỗ Động, Đường Lâm (Thanh Oai, Sơn Tây - Hà Tây), ông có công khuất phục được các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng, nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man. Từ đó có tên là Lý Phục Man.
Năm 545, khi quân Lương kéo sang xâm lược, ông đã cùng Tinh Thiều chiến đấu anh dũng và đều hy sinh. Nhân dân làng ông đã lập đền thờ.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THỊ BA
NGUYỄN THỊ BA (1952 - 1973)
Bà quê ở xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhập ngũ tháng 11-1972. Khi hy sinh, bà là Trung đội trưởng bộ binh, bộ đội địa phương huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bà tham gia du kích từ năm 13 tuổi, năm 17 tuổi bà làm Xã đội trưởng. Gần 8 năm tham gia chiến đấu, bà luôn nêu cao tinh thần đánh địch dũng cảm, mưu trí, táo bạo, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng tìm mọi cách vượt qua. Bà đã chỉ huy đơn vị diệt gần 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Riêng bà trực tiếp diệt 85 tên địch (trong đó có 11 sĩ quan từ cấp chuẩn úy đến đại úy), phá hủy 15 xe quân sự, 7 khẩu súng ĐKZ, 10 tấn đạn, thu 15 súng.
Ngày 20-4-1973 trên đường đi trinh sát gặp địch phục kích, bà đã đánh trả quyết liệt tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội rút quân an toàn, bà đã anh dũng hy sinh và được truy tặng Liệt sĩ.
Bà đã được tặng thưởng Huân chương: Chiến công giải phóng (1 hạng Nhất, 2 hạng Nhì); 16 Bằng và Giấy khen; 17 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.
Ngày 6-11-1978, bà được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
* Tài liệu tham khảo: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Tập 5, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Vân Đồn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: GIÁP HẢI
GIÁP HẢI (1507 - 1586)
Ông còn có tên là Giáp Trưng, tự Tiềm Phu, hiệu Tiết Trai, quê ở làng Công Luận, huyện Văn Giang, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ; được một người ở làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) nuôi làm con và cho học hành đến trưởng thành. Ông đậu Trạng nguyên khoa Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538) đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan triều Mạc, thăng trải qua các chức tước: Tuyên phủ đồng tri, Thượng thư Bộ Lại, kiêm Đô Ngự sử, tước Luân quận công; Thái bảo, Đông các Đại học sĩ, tước Kế Khê bá và Sách quốc công. Khi mất, ông được Vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp ban khen là bậc “quốc lão, đế sư, được cả nước tôn trọng”, “văn chương tài giỏi tiếng vang hai nước”.
Ông là nhân vật làm quan triều Mạc duy nhất mà Phan Huy Chú ghi tiểu truyện, xếp vào loại “người phò tá có công lao tài đức” (Lịch triều hiến chương loại chí. Q.VII.Nhân vật chí). Ông giỏi văn chương và thi đỗ làm quan nên lúc bấy giờ ai cũng nể trọng. Ông nhiều lần được cử đi sứ ở Trung Quốc. Với tài ngoại giao xuất chúng, ứng đáp tinh nhanh, người Minh nể phục, kính trọng thường gọi ông là Giáp tuyên phủ mà không gọi tên. Phan Huy Chú dẫn 3 bản sớ tâu vua nhà Mạc của ông, cho thấy ông cương trực, đòi vua sửa đổi chính sự, nghiêm trị quan lại tham nhũng.
Tác phẩm của ông hiện chỉ còn tập Ứng đáp bang giao (còn gọi là Cổ kim bang giao bị lãm); Cao lâu tỳ bà.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam (Chủ biên Lại Nguyên Ân), Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Vân Đồn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÊ PHỤ TRẦN
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 600m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÌNH THAN
BÌNH THAN
Bình Than là một địa danh ở khu vực ngã ba sông Đuống và sông Thái Bình, cách Hà Nội về phía Đông khoảng 50km.
Tháng 10 năm 1282, tại nơi này Vua Trần Nhân Tông đã tổ chức Hội nghị Bình Than để bàn kế sách chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2 (1285).
Tại Hội nghị này, Vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã quyết định trao quyền Tổng chỉ huy quân đội cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cũng tại Hội nghị này, Trần Quốc Toản vì quá trẻ tuổi nên không được dự, đã bóp nát quả cam đang cầm trong tay rồi về tập trung hơn 1.000 gia nô và thân thuộc tổ chức tham gia kháng chiến.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Bách khoa quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1996.
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bình Than, điểm cuối là đường Nguyễn Thị Ba (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 6
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bình Than, điểm cuối là đường Nguyễn Thị Ba (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 7
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Phạm Văn Xảo (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 8
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mân Quang 8, điểm cuối là đường Lý Phục Man (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 175m, rộng 11m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 9
V. KDC THU NHẬP THẤP PHƯỜNG NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ: 7 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Trung Trực, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 400m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị: Điều chỉnh đường Nguyễn Trung Trực
Đường Nguyễn Trung Trực được đặt tên năm 1994, dài 1.284m, rộng 8m, nối từ đường Ngô Quyền qua chợ Nại Hiên Đông, đến đường Trần Hưng Đạo. Do quy hoạch Khu dân cư thu nhập thấp phường Nại Hiên Đông nên đoạn đường này được mở thẳng đến đường 7,5m đang thi công. Đoạn đường còn lại, không có vỉa hè, đề nghị đặt tên theo Kiệt.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Hoàng Quốc Việt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI NGHĨA 1
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nại Nghĩa 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 3,75m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI NGHĨA 2
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nại Nghĩa 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 3,75m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m , rộng 3,75m ; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI NGHĨA 3
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nại Nghĩa 1, điểm cuối là đường Nại Nghĩa 5 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI NGHĨA 4
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nại Nghĩa 3, điểm cuối là đường Nại Nghĩa 6 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 135m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI NGHĨA 5
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Quốc Việt, điểm cuối là Khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI NGHĨA 6
Nại Nghĩa, ngày xưa là tên xóm của làng Nại Hiên Đông, nay thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.
VI. KDC LÀNG CÁ NẠI HIÊN ĐÔNG, QUẬN SƠN TRÀ: 25 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 400m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HOA LƯ
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 480m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: KHÚC HẠO
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 570m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: KHƯƠNG CÔNG PHỤ
KHƯƠNG CÔNG PHỤ (Thế kỷ
VIII - IX)
Ông có tên tự là Khâm Văn, quê ở làng Cổ Hiểm, huyện Cửu Chân, Châu Ái (tỉnh Thanh Hóa ngày nay). Sống ở thời kỳ đất nước bị đặt dưới quyền cai trị của vương triều Đường (Trung Hoa), Khương Công Phụ theo Nho học, sang Trường An (kinh đô nhà Đường) ứng thí, đỗ đầu khoa Hiền lương phương chính năm Canh Thân niên hiệu Kiến Trung thứ 1 (780) đời Đường Đức Tông (Trung Quốc). Các sách Đại Thanh nhất thống chí (của Trung Quốc) và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (của triều Nguyễn, Việt Nam) đều nói Khương Công Phụ làm quan nhà Đường đến chức Gián nghị đại phu, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự dưới triều Đường Đức Tông (780 - 840). Cuốn Khương Công Phụ sự trạng khảo của Nhữ Bá Sĩ (soạn 1832) nói: về sau Công Phụ bị truất làm Biệt giá ở Tuyền Châu, đến đời Thuận Tông lại được bổ làm Thứ sử ở Cát Châu, rồi bị bệnh chết tại Tuân Hóa, Khâm Châu.
Là người Việt Nam, làm quan ở Trung nguyên và mất ở đấy, Khương Công Phụ vẫn được giới nho sĩ hậu thế ở Việt Nam nhắc đến như một trong những bậc tiền bối đáng trọng. Trong di cảo của Ngô Thì Sĩ còn thấy bài biểu xin phong tước cho ông (viết năm Cảnh Hưng thứ 31, 1770) và chế của vua Lê truy phong cho Khương Công Phụ là Tả thứ sử. Theo sách Đại Nam thần lục, quyển 3, Khương Công Phụ được xếp vào hàng trung đẳng thần trong số các thần được phong và thờ cúng tại Việt Nam.
Tác phẩm của ông còn truyền lại có: Bạch Vân chiếu xuân hải phú (trong sách Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn).
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 21m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 490m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: KHÚC THỪA DỤ
KHÚC THỪA DỤ (? – 907)
Ông là người mở đầu thời kỳ tự chủ của dân tộc. Ông quê ở Hồng Châu (thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương), xuất thân trong gia đình có thế lực lớn.
Tương truyền rằng, ông có tính tình khoan dung, hay cứu giúp người nghèo khó, nên rất được nhân dân địa phương mến phục. Cuối thế kỷ thứ IX, nhân nhà Đường suy yếu, nông dân khởi nghĩa ở nhiều nơi. Chính quyền đô hộ ở An Nam bất lực, bỏ mặc việc cai trị. Bọn này có lúc bị quân ta đuổi về nước hoặc phải ngồi tại Trung Quốc mà chỉ đạo mọi việc ở An Nam. Tình hình càng xấu hơn vào đầu thế kỷ X. Nhân thời cơ đến, ông đã tổ chức nhân dân khởi nghĩa, lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ đất nước.
Đầu năm 906, nhà Đường buộc phải phong cho ông là Tiết độ sứ, Đồng binh chương sự. Đây chỉ là danh nghĩa, còn thực tế An Nam đã giải thoát khỏi sự phụ thuộc các triều đại phương Bắc. Tháng 7 năm 907, ông mất.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũng Thùng 4 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 860m, rộng một đoạn 5,5m, một đoạn 7,5m và một đoạn 10,5m; vỉa hè một đoạn mỗi bên rộng 3m, 4m và 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÝ NHẬT QUANG
LÝ NHẬT QUANG (Thế kỷ XI)
Ông là con thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, tước Uy minh hầu. Năm 1028, Lý Thái Tổ mất, anh trai là Lý Phật Mã lên ngôi (tức là vua Lý Thái Tông). Năm 1039, ông được cử vào Nghệ An thu thuế và hoàn thành mọi công việc được giao. Năm 1041, ông được phong làm Tri châu Nghệ An. Trong những năm cai trị Nghệ An, ông cho lập trại Bà Hòa (nam Tĩnh Gia - Thanh Hóa), đặt trạm canh phòng ở các nơi hiểm yếu, lại cho dựng kho lương thảo sẵn sàng phục vụ các cuộc hành quân. Mùa xuân năm 1044, vua Lý đem quân đi đánh Champa, khi qua Nghệ An, ông cho người chở lương thực theo đầy đủ. Tháng 9 năm đó, khi chiến thắng trở về, vua triệu ông đến hành doanh khen ngợi, trao cho chức Tiết việt, trấn thủ Nghệ An và thăng lên tước Vương. Những năm sau đó, ông chăm lo phát triển kinh tế trong châu. Ông là nhà khai hoang nổi tiếng đầu tiên của đất nước ta. Theo sử cũ, ông đã mở thêm được 5 châu, 22 trại, 56 sách. Năm 1055, ở địa phương có giặc cướp, ông đem quân dẹp yên. Có người nói xấu ông trước mặt vua Lý Thánh Tông, cho ông có ý cát cứ, ông bèn xin từ chức, trở về kinh đô, rồi mất.
Nhiều địa phương ở các tỉnh như: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Định đã lập đền thờ ông.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoa Lư, điểm cuối là đường 10,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 600m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HỒ SĨ TÂN
HỒ SĨ TÂN (1690 - 1760)
Ông có tên hiệu là Thọ Mai, quê ở làng Hoàn Hậu, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông là con thứ hai của Hồ Sĩ Tôn, cùng họ với Hồ Sĩ Dương. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1721, làm quan đến Hiến sát sứ Thanh Hóa, sau ông về triều làm Hàn lâm thị chế.
Ông là người biên soạn sách Thọ Mai Gia Lễ, hướng dẫn thực hiện các thể thức về quan, hôn, tang, tế trong gia đình.
Thọ Mai Gia Lễ là gia lễ của nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ (tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc) nhưng không rập khuôn theo. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên từ đó đến nay, khắp trong Nam ngoài Bắc vẫn còn phổ biến áp dụng, nhất là tang lễ.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoa Lư, điểm cuối là đường Khương Công Phụ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 470m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HỒ SĨ PHẤN
HỒ SĨ PHẤN (? - 1916)
Ông quê ở Hà Tĩnh, xuất thân trong một gia đình nông dân. Năm 1885, khi giặc Pháp đánh chiếm Nghệ - Tĩnh, tuy còn ít tuổi, ông đã hăng hái theo nghĩa quân chống Pháp. Sau đó, ông đã ứng mộ vào đội quân lính tập của Pháp với ý đồ là để học tập rèn luyện nghề cầm quân và được cử giữ chức đội trưởng đứng đầu một trại lính gần một trăm người.
Lúc này, phong trào Duy tân hội của Phan Bội Châu phát triển mạnh, ông đã tìm cách giúp đỡ súng ống, đạn dược cho các đội quân của hội ở quanh vùng và thu dụng những người “lính mới” là người của Duy tân hội cài vào đội quân ngụy để chờ thời cơ hành động từ bên trong.
Tháng 10-1909, ông tổ chức một cuộc phản biến cùng với một trăm lính tập, kết hợp với nội ứng cướp thành Hà Tĩnh. Do thực dân Pháp đàn áp nên một số nghĩa quân bị hy sinh, riêng ông theo đường rừng chạy thoát. Sau đó, ông đã nhanh chóng bắt liên lạc được với Hội để tiếp tục hoạt động, mở lớp huấn luyện quân sự ở Nam Đàn, Thanh Chương. Trong một trận đánh đồn Thanh Chương, ông đã bị địch vây bắt, nhưng sau đó đã trốn thoát. Ngày 1-5-1916, thực dân Pháp bắt được ông và đưa về xử chém ở quán Thầu Đâu thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoa Lư, điểm cuối là đường Khương Công Phụ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 470m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ CẢNH TUÂN
LÊ CẢNH TUÂN (? - 1416)
Ông có tên tự là Tử Mưu, quê ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, trấn Hải Dương xưa (nay là xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), tổ tiên ông vốn ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Ông học giỏi, có chí khí, đỗ Thái học sinh năm 1381 (đời Trần). Khi quân Minh xâm lược, nhà Hồ sụp đổ, một người bạn cũ của ông tên là Bùi Bá Kỳ vốn không thích nhà Hồ đã theo quân Minh, được cử giữ chức Tham nghị. Thấy bạn theo giặc, ông viết bức Vạn ngôn thư gửi cho Bùi Bá Kỳ, khuyên Bùi Bá Kỳ quay về với Tổ quốc và được bạn nghe theo. Năm 1411, quân Minh lục soát nhà Bùi Bá Kỳ và thấy bức Vạn ngôn thư, bèn hạ lệnh bắt Lê Cảnh Tuân đưa về Yên Kinh. Vua Minh hỏi: “Vì cớ gì nhà ngươi khuyên Bá Kỳ làm việc phi pháp?”, ông đáp: “Người nước Nam muốn giữ nước Nam cũng như chó cắn người không phải là chủ nó, cần gì phải hỏi !”. Vua Minh giận dữ, ra lệnh giam ông vào ngục cho đến chết.
Ngoài tác phẩm nổi tiếng Vạn ngôn thư, ông còn sáng tác nhiều bài thơ được chép trong Việt âm thi tập của Lý Tử Tấn và Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.
Đời nhà Nguyễn, danh thần Phan Huy Chú đã trân trọng xếp Lê Cảnh Tuân vào nhóm Bảy bề tôi tiết nghĩa đời nhà Trần trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí của ông.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũng Thùng 1, điểm cuối là đường Ngô Thì Hương (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 260m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGÔ THÌ TRÍ
NGÔ THÌ TRÍ (1766 - ?)
Ông có tên hiệu là Dưỡng Hạo, là con thứ sáu của Ngô Thì Sĩ; quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Mới 5 tuổi đã mồ côi mẹ, 15 tuổi mồ côi cha, ông sống với gia đình anh cả là Ngô Thì Nhậm. Trong thời kỳ đất nước có nhiều biến động lớn, Ngô Thì Nhậm do liên quan đến việc tố cáo Trịnh Tông định nổi loạn để tranh ngôi Thế tử (1780) nên phải trốn tránh, vì thế Ngô Thì Trí cũng phải theo anh sống lẩn khuất nhiều nơi. Khi Tây Sơn nắm chính quyền, ông cùng Ngô Thì Nhậm ra làm quan phụng sự Tây Sơn, thăng đến chức Hữu thị lang Bộ Hộ, tước Bính phong hầu. Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, ông về làm dân thường, sống ở quê cho đến lúc qua đời.
Tác phẩm của ông có Sóc Nam hành kính gồm có 26 bài thơ, 2 bài phú, 22 bài văn và một số câu đối.
Ông cũng là người sáng lập và tích cực sưu tập văn thơ của họ Ngô để dựng nên bộ sách lớn Ngô gia văn phái.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Khúc Thừa Dụ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 220m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGÔ THÌ HIỆU
NGÔ THÌ HIỆU (1791 - 1830)
Ông có tên tự là Tử Thị, hiệu Dưỡng Hiên, biệt hiệu Hoa Lâm tảo nhân; quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).
Có tiếng đọc nhiều, biết rộng. Ông là người có tiếng văn chương, tuy chỉ là giám sinh của trường Quốc tử giám nhưng ông có nhiều thơ văn và các công trình biên soạn lớn được truyền tụng. Ông cũng là một trong những tác giả của Ngô gia văn phái.
Năm Canh Dần (1830), ông mất, hưởng dương 39 tuổi, thụy là Trang Nghị.
Tác phẩm tiêu biểu của ông, có: Lạng hành ký sự; Kim ngọc nguyên âm; Quan ngư ký, Khôn trình lục, Nam dư thi tập, Đại Man sự tích, Dạ Trạch phú ký...
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Khúc Thừa Dụ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 325m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGÔ THÌ HƯƠNG
NGÔ THÌ HƯƠNG (1774 - 1821)
Ông còn có tên gọi là Vị, tự Thành Phủ, hiệu Ước Trai; quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội) và là con thứ của Ngô Thì Sĩ. Lên 6 tuổi thì cha mất, phải sống với các anh. Mặc dù gia cảnh sa sút dẫn đến việc học hành không trọn vẹn, ông vẫn tỏ ra là người có chí và năng lực. Khi Gia Long lên ngôi, ông liền được trọng dụng làm quan đến các chức: Thiêm sự Bộ Lại, Hiệp trấn Lạng Sơn, Đề điệu trường thi Gia Định… Năm 1809, làm Phó sứ sang nhà Thanh. Cuối 1820, làm Chánh sứ, mới đi đến huyện Vĩnh Thuần, phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) thì bị cảm nặng và qua đời.
Ông để lại nhiều tác phẩm bằng chữ Hán như: Mai dịch thú dư, Thù phụng toàn tập, Thành Phủ công di thảo…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Lý Nhật Quang (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 290m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ HỮU KIỀU
LÊ HỮU KIỀU (1691 - 1760)
Ông quê ở Liêu Xá, huyện Đường Hào, Hải Dương và là một danh thần đời Lê
Dụ Tông.
Ông là con của cụ Hoàng giáp Lê Hữu Danh và là chú ruột Lê Hữu Trác.
Năm 18 tuổi, ông đỗ Hương giải. Năm 27 tuổi (1718), ông đỗ đồng Tiến sĩ.
Ông từng giữ các chức quan: Giám sát ở Thanh Hóa; Hiến sát ở Kinh Bắc; Phó đô ngự sử.
Năm 1737, ông được cử đi sứ nhà Thanh, khi về được thăng chức làm việc ở Bộ Công, tước Liêu Đình Bá. Năm 1740, ông lại được thăng Đô đài ngự sử.
Năm 1744, ông làm Đốc trấn Thái Nguyên, đến năm 1752 được thăng Thượng thư Bộ Binh.
Năm 1755, ông xin nghỉ hưu và được truy thăng Thượng thư Bộ Lễ. Sau khi mất, ông được truy tặng Thiếu phó, tước Quận Công.
Trong những năm làm quan của mình, ông luôn có danh tiếng lớn, được các sĩ phu và nhân dân kính trọng.
Ông còn để lại cho đời bộ sách Bắc sứ hiệu tần thi biên soạn lúc ông đi sứ Trung Quốc (khoảng năm 1735-1739).
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Sĩ Tân (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 280m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN KHẮC CẦN
NGUYỄN KHẮC CẦN (1857 - 1913)
Ông quê ở làng Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Nhà nghèo chăm học, ông đỗ Nhị trường rồi làm giáo học. Vốn có chí khí và lòng yêu nước, ông đã cùng với một số nhà nho yêu nước trong vùng tham gia phong trào Đông Du và Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu thành lập. Cuối năm 1912, Hội đã phái các nhóm Việt Nam Quang phục hội mang lựu đạn từ Trung Quốc về nước nhằm mục đích tìm giết những tên thực dân và tay sai đầu sỏ
Tháng 4-1913, ông cùng Nguyễn Văn Túy ném lựu đạn vào khách sạn Hà Nội (góc phố Tràng Tiền và Nguyễn Khắc Cần bây giờ), giết chết hai sĩ quan Pháp. Ông bị giặc Pháp bắt ở biên giới và bị xử tử hình ngày 24-9-1913.
Sách Việt Nam nghĩa liệt sử có chép nhiều bài thơ viếng ông, lời lẽ thắm thiết, ca ngợi lòng dũng cảm và gương sáng của ông, trong đó có đoạn:
Tin bền vàng đá lòng không chết
Thắm nhuộm non sông máu ngát hương
Khí mạnh khiến quân thù mất mật
Cầu vồng muôn thủa rạng hào quang.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Sĩ Tân (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 330m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHAN HUY THỰC
PHAN HUY THỰC (1778 - 1844)
Ông có tên tự là Vị Chỉ, hiệu Khê Nhạc và là con trai của Phan Huy Ích; ông quê ở làng Thuỵ Khuê, xã Sài Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).
Ông được gọi ra làm quan vào năm Gia Long thứ 12 (1813); từng được sung làm Phó sứ thứ hai trong sứ bộ sang triều Thanh (1817); được bổ làm Hiệp trấn Lạng Sơn (1820), nửa năm sau được gọi về triều và được thăng làm Thượng thư Bộ Lễ.
Tác phẩm của ông có: Hoàng Việt hội điển toát yếu (viết cùng với Nguyễn Khoa Minh, Trương Đăng Quế), Sứ trình tập vịnh, Hoa thiều tạp vịnh, Tỳ bà hành diễn âm, Nhân ảnh vấn đáp…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Huy Thực (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 315m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRƯƠNG QUỐC DỤNG
TRƯƠNG QUỐC DỤNG (1797- 1864)
Ông quê ở làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, lúc nhỏ có tên là Khánh, tự Dĩ Hành.
Năm 1829, ông đỗ Tiến sĩ và làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (ngót 30 năm), trải qua nhiều thăng giáng, từ Tri phủ Tân Bình, Hình bộ lang trung, Án sát Quảng Ngãi, Hưng Yên, Tả thị lang các bộ Lễ, Lại, Công, Hình; Tham tri các bộ Công, Binh, Hộ, chủ khảo một số khoa thi, Thượng thư bộ Hình, Tổng tài Quốc sử quán, chuyên quản Khâm thiên giám, Thống đốc Hải An quân vụ đại thần, Hiệp biện đại học sĩ v.v...
Năm 1833, ông được cử làm Tư vụ, dẹp vụ nổi dậy của Lê Văn Khôi; năm 1834 đánh đuổi quân Xiêm can thiệp tới sát biên giới Xiêm; tháng 1 năm 1862, với chức Tổng thống quân vụ, ông đem quân ra Bắc tiêu diệt bè đảng của Lê Duy Phụng làm tay sai cho thực dân Pháp, đã đánh chiếm tỉnh thành Hải Dương, cát cứ một vùng rộng lớn các tỉnh Đông Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Quảng Yên); đến tháng 12 năm 1862, ông chiếm lại thành Hải Dương, quân của Lê Duy Phụng thua chạy tan tác từ Nam Sách, Kinh Môn đến tận biển Quảng Yên. Tháng 6 âm lịch năm 1864, ông giữ chức Hiệp thống, truy quét giặc ở biển Quảng Yên, trong một trận đánh ác liệt, ông đã hy sinh.
Sau khi mất, để ghi công lao của ông, triều đình đã truy tặng Đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ.
Ông là nhà sử học lớn đương thời khi ở cương vị Tổng tài quốc sử quán đã cùng nhóm làm sử biên soạn: “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục“, một bộ sử đồ sộ 52 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ đời Hùng Vương đến năm Chiêu Thống thứ 3 (1789). Cùng với bộ sử Đại Việt Sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử gia triều Lê. Đây là một trong hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
Ông cũng là nhà thiên văn học uyên bác, người thầy đào tạo ra những nhà thiên văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19, người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam.
Tác phẩm của ông gồm có: Trương Nhu Trung thi tập, Thoái thực ký văn, Chiếu biểu luận thức, Khâm định vịnh sử phú (tham gia duyệt).
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Sĩ Tân, điểm cuối là đường Lý Nhật Quang (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI HIÊN ĐÔNG 11
17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Huy Thực, điểm cuối là đường Khương Công Phụ (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 185m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI HIÊN ĐÔNG 12
18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Huy Thực, điểm cuối là đường Khương Công Phụ (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 185m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI HIÊN ĐÔNG 14
19. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Huy Thực, điểm cuối là đường Khương Công Phụ (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 185m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI HIÊN ĐÔNG 15
20. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoa Lư, điểm cuối là đường Nguyễn Khắc Cần (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI HIÊN ĐÔNG 16
Nại Hiên Đông là tên làng xưa, nay là phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.
21. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Khúc Thừa Dụ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 1
22. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Ngô Thì Trí (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 2
23. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Thì Hiệu, điểm cuối là đường Ngô Thì Hương (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 3
24. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũng Thùng 3, điểm cuối là đường Ngô Thì Trí (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 4
25. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũng Thùng 3, điểm cuối là đường Lý Nhật Quang (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 5
Vũng Thùng là địa danh mà nhân dân vẫn quen gọi vịnh Đà Nẵng, nay thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.
VII. ĐƯỜNG NỐI TỪ CẦU THUẬN PHƯỚC ĐẾN ĐƯỜNG HOÀNG SA & KDC ĐẦU TUYẾN HOÀNG SA, QUẬN SƠN TRÀ: 23 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Tinh, điểm cuối là đường Lê Đức Thọ (2 đường dự kiến đặt tên đợt này). Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 680m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LƯƠNG HỮU KHÁNH
LƯƠNG HỮU KHÁNH
Ông quê ở làng Hội Trào, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông là con của Bảng nhãn Lương Bắc Bằng và học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, không rõ năm sinh, năm mất.
Năm 1538, vào đời nhà Mạc, ông đỗ thứ hai kỳ thi Hội nhưng lại không vào thi Đình, vì được tin nhà đang chấn chỉnh lại ở Thanh Hóa. Ông vào Thanh Hóa, được Trịnh Kiểm tiếp đón ân cần, đưa vào ra mắt vua Lê. Từ đó, ông dốc lòng phò Lê chống Mạc, hiến kế, công lao rất dày và được vua Lê, chúa Trịnh trọng đãi. Sau đó, ông làm đến Thượng thư Bộ Binh, tước Đạt Quận Công và là trọng thần trong đời Lê Trung Hưng.
Tác phẩm của ông còn lại một số bài thơ chữ Hán, trong đó có bài Quan sử (dài 400 câu), thuật lại sự nghiệp dựng nước, chống xâm lăng từ đời Hồng Bàng đến đời Lê. Ngoài ra, ông còn sáng tác bài phú Tần quan văn kê…
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân âm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hà Tông Huân (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Hoàng Sa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 750m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN NGUYÊN HÃN
TRẦN NGUYÊN HÃN (... - 1429)
Ông quê ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Ông là người có học thức, giỏi binh pháp, vốn dòng dõi Tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông tham gia kháng chiến chống Minh, được Lê Lợi tin dùng và được phong chức Tư đồ.
Năm 1425, ông đã chỉ huy và góp công lớn trong trận vây hãm thành Nghệ An và giải phóng Thuận Hóa.
Năm 1426, ông chỉ huy hơn 100 thuyền đánh thắng thủy quân của Vương Thông ở bến Đông Bộ Đầu, thu hơn 100 thuyền.
Năm 1427, ông chỉ huy trận Xương Giang, sau đó được phong chức Thái úy.
Năm 1428, sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông được bình công đầu, được thăng Tả tướng quốc và được ban Quốc tính (mang họ vua).
Năm 1429, ông bị nghi oan và bị bắt. Năm 1455, ông được Lê Nhân Tông minh oan.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1996.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đăng Giai (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Hoàng Sa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG THẠC
DƯƠNG THẠC (.... - 1908)
Ông có tên thật là Dương Đình Thạc, hiệu là Trường Đình, quê ở làng Chiên Đàn, huyện Tam Kỳ, Quảng Nam (nay là xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
Ông là người có tính khảng khái, một lòng yêu nước, thường chống đối bọn cường hào ác bá ở nông thôn và quan lại bán nước. Ông là em của chí sĩ Dương Thưởng (Dương Đình Thưởng), một trong những người đã phát động phong trào Duy Tân ở Quảng Nam trong những năm 1904- 1908. Trong vụ kháng thuế vào năm 1908, cả hai anh em ông đều bị Pháp bắt. Dương Thưởng bị đày đi Lao Bảo, ông bị đày đi Côn Đảo. Do bị tra tấn dã man nên ông mất ngoài đảo.
Khi ông mất, Phan Châu Trinh có thơ viếng trước mộ ông:
“Non xanh nước biếc, nấm mồ côi
Mưa gió thương ai một góc trời
Chưa dám hết lòng tuôn nước mắt
Ngoảnh về nước cũ vẫn chơi vơi” (Bản dịch)
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Tinh, điểm cuối là đường Nguyễn Đăng Giai (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 260m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHAN VĂN HỚN
PHAN VĂN HỚN (? - 1886)
Ông quê ở Hóc Môn, tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh, là một nông dân nhiệt tình yêu nước chống thực dân Pháp và tay sai, ông rất có uy tín trong nhân dân nên được gọi một cách kính trọng là Phan Văn Hớn.
Ông đã tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nông dân vùng Mười tám thôn Vườn Trầu đêm mồng 8 sáng rạng ngày mồng 9-2-1885. Nghĩa quân đánh chiếm quận lỵ Hóc Môn, thiêu sống tên Đốc phủ Ca (Trần Tử Ca), sau đó kéo xuống định chiếm Sài Gòn, nhưng bị chặn lại giữa đường và bị đánh tan. Ông cùng một số người cầm đầu bị giặc bắt và xử chém sáng 30-3-1886 tại chợ Hóc Môn, sau đó bị bêu đầu ở Mỹ Hanh để uy hiếp tinh thần quần chúng. Nhân dân địa phương đã lập đền thờ ông, hằng năm cúng lễ.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hà Tông Huân, điểm cuối là đường Lê Văn Huân (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 530m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÝ ÔNG TRỌNG
LÝ ÔNG TRỌNG (Thế kỷ II. TCN)
Ông là nhân vật truyền thuyết nổi tiếng thời Hùng Vương. Ông quê ở làng Thụy Phương, huyện Từ Liêm, tục gọi là Thánh Chèm; vốn là tên Thân, hiệu là Ông Trọng.
Ông là người có tính tình cứng rắn, ngay thẳng. Thời trẻ, đi lao dịch cho vua Hùng, bị viên cai quản quở mắng, đánh đập, ông đã than: “Làm người nên có chí hăng hái như chim loan, chim phượng, bay muôn dặm xa, chứ sao chịu làm tôi tớ để cho người ta sai khiến”. Về sau bị cống sang nước Tần, ông phải đi lính rồi thăng dần lên chức Tư lệ hiệu úy. Tần Thủy Hoàng cử ông cầm quân trấn giữ vùng biên ải phía bắc Trung Quốc, uy danh ông lừng lẫy đất Hung Nô. Khi tuổi đã già, ông xin về lại quê nhà, rồi mất.
Truyền rằng, khi ông về rồi, để ngăn chặn quân Hung Nô quấy nhiễu, Tần Thủy Hoàng đã cho đúc tượng ông to lớn, dựng ở cửa ải, trong bụng thường xuyên có hàng chục người lay động. Người Hung Nô trông thấy đều sợ.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hà Tông Huân, điểm cuối là đường Lý Ông Trọng (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 615m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN TRỰC
NGUYỄN TRỰC (1417 -1474)
Ông là danh sĩ các đời Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông và là vị Trạng nguyên đầu tiên nhà Hậu Lê.
Ông có tên tự là Công Dĩnh, hiệu Hu Liêu, quê ở làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội) nên tục gọi là Trạng Bối Khê. Thuở nhỏ, ông sớm nổi tiếng văn thơ. Năm 18 tuổi, ông đậu Hương tiến; năm 25 tuổi, ông đã đỗ Trạng nguyên năm Đại Bảo thứ ba (1442). Đời vua Nhân Tông, ông làm Trực học sĩ Viện Hàn lâm, sau thăng Nam Sách An vũ sứ. Vua rất yêu mến quý trọng tài đức của ông nên đã cho đắp tượng ông để nơi chỗ ngồi hằng ngày. Đời vua Lê Thánh Tông, ông làm Thừa chỉ Viện Hàn lâm, thăng Trung Thư lệnh kiêm Tế tửu Quốc Tử giám. Ông được vua Lê Thánh Tông từng cử đi sứ Trung Quốc. Kẻ sĩ Trung Quốc rất nể trọng ông, xưng tặng như là “Lưỡng Quốc Trạng nguyên”.
Ông mất ngày 28 tháng 12 năm Hồng Đức thứ 4 (15-1-1474), hưởng dương 57 tuổi, để lại các tác phẩm chính: Bối Khê tập, Hu Liêu tập, Ngu nhàn tập, Kinh nghĩa chư văn... Học trò thọ giáo ông rất đông, xưng tặng ông là Sư Liêu tiên sinh.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hà Tông Huân (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối cũng là đường Hà Tông Huân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 550m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN TUẤN THIỆN
NGUYỄN TUẤN THIỆN (1401-1494)
Ông là danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở làng Phúc Đậu, xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Khi giặc Minh xâm lược, ông lập đội quân Cốc Sơn (tên ngọn núi trong làng) chống giặc. Đầu năm 1425, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Hà Tĩnh, Lê Lợi tìm gặp Nguyễn Tuấn Thiện. Hai người tổ chức lễ thề, kết làm anh em. Đội quân Cốc Sơn trở thành một bộ phận của nghĩa quân Lam Sơn, vùng Phúc Đậu trở thành đại bản doanh của Lê Lợi.
Giữa năm 1426, ông chỉ huy một đội quân ra Quảng Oai (Ba Vì - Hà Tây) góp phần quan trọng trong chiến thắng ở cầu Nhân Mục (tháng 10-1426). Tháng 11-1426, ông lại cùng các tướng Đỗ Bí, Phạm Văn Xảo bố trí quân chặn đánh Vương Thông trong chiến thắng Tốt Động - Chúc Động. Sau chiến thắng này, ông được Lê Lợi điều lên Bắc Đạo (Bắc Ninh - Bắc Giang và Lạng Sơn) chặn địch.
Đầu năm 1428, ông được xếp vào loại quốc thần khai quốc, quản lĩnh vùng Lạng Sơn. Về sau, khi thấy một số công thần bị sát hại, ông bất bình xin từ quan về quê. Ông mất ngày 24-2-1494.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Tuấn Thiện (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối cũng là đường Nguyễn Tuấn Thiện: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 370m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: THÍCH THIỆN CHIẾU
THÍCH THIỆN CHIẾU (1898- 1974)
Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, thế danh là Nguyễn Văn Tài, bút hiệu Xích Liên, quê ở xã Long Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình có truyền thống Phật giáo. Ông dốc tâm học Phật, trụ trì nhiều chùa ở miền Lục tỉnh. Khi về trụ trì ở chùa Hưng Long (Sài Gòn), tại đây ông đã gây chấn động các giới đạo và đời bằng cách cho xuất bản các sách: Phật giáo tổng yếu, Phật giáo vấn đáp và Tại sao tôi cảm ơn đạo Phật. Ông đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930. Năm 1940, ông tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo, đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông được đón về đất liền. Năm 1947, ông ra vùng giải phóng, hoạt động trong Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được cử đi làm chuyên gia tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Năm 1961, ông về công tác tại Ban Triết học, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
Năm 1965, ông về nghỉ hưu, rồi mất tại Hà Nội.
Ngoài những tác phẩm đã kể trên, sư Thiện Chiếu còn có một số công trình nghiên cứu về Phật học và tôn giáo: Vô thần luận, Tôn giáo, Thần lý của Đại Thừa và Tiểu Thừa, Triết lý đạo Phật (dịch Kinh Lăng Nghiêm), Hán văn tự học v.v…
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Nguyễn Trực (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 450m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ TÔNG HUÂN
HÀ TÔNG HUÂN (1697 - 1766)
Ông quê ở làng Kim Thành, huyện Yên Định (Thanh Hóa).
Năm 14 tuổi, ông đỗ Hương cống; năm 28 tuổi, ông đỗ Đình nguyên Bảng nhãn. Ban đầu, ông làm Thị thư viện ở Viện Hàn lâm, sau làm Đốc đồng Sơn Tây, rồi Đốc trấn An Quảng, giải quyết êm thấm đường biên giới với nhà Thanh. Năm 1745, ông được chúa Trịnh thăng làm Tham tụng. Khi Thanh Hóa có biến, ông làm Đại tướng quân và có công dẹp yên. Nhờ có công, ông được thăng Thượng thư Bộ Binh, kiêm coi Quốc Tử Giám. Năm 1761, ông về trí sĩ, được tặng Thiếu bảo Huy quận công. Ông là người công danh hiển hách, lại có nhiều học trò đỗ đạt. Ông từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Sau nhờ học rộng đỗ cao, được người đương thời trọng vọng; khi mất, được truy tặng Thái phó.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Lê Đức Thọ (2 đường dự kiến đặt tên đợt này):: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 700m, rộng 7,5m ; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÝ TỬ TẤN
LÝ TỬ TẤN (1378 - 1454)
Ông có tên là Tấn, tự Tử Tấn, sau lấy tự làm tên; hiệu là Chuyết Am, quê ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc ngoại thành Hà Nội); đậu tiến sĩ khoa Canh Thìn (1400), triều Hồ, đồng khoa với Nguyễn Trãi. Ông tham gia cuộc kháng chiến chống giặc Minh vào khoảng giai đoạn cuối, được Lê Lợi giao chức Văn cáo. Sau thăng đến các chức: Thông phụng đại phu, Hành khiển Bắc đạo, Thừa chỉ Viện hàn lâm, vào giảng trong tòa Kinh diên. Khi Nguyễn Trãi rời triều chính, ông đảm nhiệm giúp Lê Lợi trong việc soạn thảo phần lớn chiếu lệnh, chế cáo, thư từ bang giao với nhà Minh.
Ở nửa đầu thế kỷ XV, ông được coi là học giả có uy tín sau Nguyễn Trãi; được giao nhiều việc quan trọng như hiệu đính và viết lời tựa cho bộ Việt âm thi tập, viết phần “Thông luận” cho sách “Dư địa chí” của Ức Trai. “Thông luận” chính là các chú giải cần thiết về địa danh, nguồn gốc, đặc điểm thổ sản, về con người, quan chức… ở nhiều vùng trong nước.
Tác phẩm của ông có Chuyết Am thi tập, các bài phú chữ Hán trong Quần hiền phú tập và 73 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục; Pháp Vân cổ tự chép trong Kiến văn tiểu lục. Về phú, có các bài Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Nguyễn Trực (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 500m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN LÂM
NGUYỄN LÂM (1844 - 1873)
Ông tự là Mặc Hiên, là con thứ của Nguyễn Tri Phương, quê ở làng Chí Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên-Huế).
Năm 1863, khi Nguyễn Tri Phương làm Thống đốc quân vụ Bắc Kỳ có công dẹp giặc cỏ và lính phỉ, được vua Tự Đức ban khen và gả em gái là công chúa Đồng Xuân cho con ông là Nguyễn Lâm. Nguyễn Lâm làm Phò mã Đô úy, nên thường gọi là Phò mã Lâm.
Năm 1872, Nguyễn Lâm xin ra Bắc cộng sự với cha trong quân thứ. Ông cũng từng đánh dẹp được nhiều toán phỉ trên miền thượng du.
Năm 1873, giặc Pháp tấn công thành Hà Nội, ông theo cha lên cửa Đông Nam trực tiếp chiến đấu. Không may, một viên đạn của địch bắn trúng đầu, ông hy sinh tại trận. Ngay sau đó, Nguyễn Tri Phương cũng trúng đạn bị thương, quân Pháp thừa thắng tràn vào chiếm thành. Được tin Nguyễn Lâm hy sinh, Tự Đức thương tiếc, khen ông là “tôi trung, con hiếu“, truy tặng ông chức Tả Thị lang Bộ binh, được chiếu hàm cấp tiền tuất và ban vóc, lụa, vải để lo mai táng, đồng thời phái dân phu hộ tống linh cữu ông về chôn cất tại quê nhà.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Lê Đức Thọ (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 670m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGÔ CAO LÃNG
NGÔ CAO LÃNG (Thế kỷ XVIII- XIX)
Tên chính của ông là Cao Lãng; có khi lấy họ là Lê hoặc Ngô; tự Lệnh Phủ, hiệu Viên Trai; quê ở làng Nguyệt Viên (nay là xã Hoằng Quang), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đỗ Cử nhân (1807) làm quan đến Tri phủ, sau về kinh làm ở Quốc sử quán triều Nguyễn.
Ông là một nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng đương thời và là một tác gia lớn triều Nguyễn.
Tác phẩm của ông có: Lịch triều tạp kỷ, Lê triều lịch khoa Tiến sĩ đề danh bi ký, Quốc triều xử trí ,Vạn Tượng sự nghi lục, Ngũ man phong thổ ký, Bắc kỳ tạp biên, Thanh Hóa dư đồ sự tích ký...
Sáng tác thơ văn của ông được tập hợp trong các cuốn: Viên Trai thi tập, Viên Trai văn tập.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Văn Hớn, điểm cuối là đường Nguyễn Trực (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 350m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN ĐĂNG TUYỂN
NGUYỄN ĐĂNG TUYỂN (1795- 1880)
Ông là nhà văn; hiệu Tiên Phong và Mộng Liên Đình; quê gốc ở làng Hoài Thượng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh; ông nội tên là là Vỹ, đỗ Tiến sĩ trong niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729) đời Lê, làm quan tới hàm Thiếu bảo, tước Kế Thiện hầu; cha tên là Chiểu, đỗ Hương cống, làm quan đến Hồng lô tự khanh, cuối thời Lê tránh loạn đến làm nhà ở Sơn Tây.
Ông từng đỗ Tú tài, được bổ làm Giám sinh ở Quốc tử giám. Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) làm Hậu bổ ở tỉnh Tuyên Quang, rồi Tri huyện Vị Xuyên, sau chuyển vào Kinh làm Chủ sự ở Bộ Hộ, thăng Thừa chỉ, Thị độc. Theo Đại nam chính biên liệt truyện (tập II, Q.33) Đăng Tuyển “vì văn học được Vua biết đến”. Năm Tự Đức thứ 1 (1848) thường được ứng chế thơ văn (tức là dự các kỳ thi do vua chủ trì), lại soạn các quyển Đào hoa mộng ký, Nam thi quốc phong dâng lên vua xem, được chuyển làm trước tác, sung chức Biên tu Sử quán. Năm 1856, được bổ Tri phủ Thuận Thành rồi xin nghỉ hưu. Tuy đã về hưu, ông vẫn được vua cho người thăm hỏi, lại được mời làm vịnh sử ca. Vào dịp “ngũ tuần đại khánh” (vua Tự Đức tròn 50 tuổi) ông dâng thơ tụng, được vua ban thưởng
Tác phẩm của ông có: Sử ca (dày 500 trang, thể thơ lục bát); Quốc phong thi diễn ca; Yên đài anh ngữ; Đào hoa mộng ký; Hội chân ký; Đào hoa mộng…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Lê Đức Thọ (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 680m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN ĐĂNG GIAI
NGUYỄN ĐĂNG GIAI (? - 1854)
Ông quê ở làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Ông là danh thần triều Nguyễn, xuất thân trong một gia đình vọng tộc; con trai Hiệp biện Đại học sĩ Nguyễn Đăng Tuân, thân phụ Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành đều là đại thần triều Nguyễn.
Năm 1825, ông đỗ Cử nhân tại Trường thi Thừa Thiên, được sơ bổ Hàn lâm, rồi thăng Lang trung bộ Hộ, Hiệp trấn Nam Định.
Năm 1831, ông làm chức khảo thí Trường thi Nghệ An, rồi làm Bố Chánh Thanh Hóa. Sau đó, ông giữ các chức: Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh); Thượng thư bộ Hình; Hiệp biện Đại học sĩ; Kinh lược sứ Bắc Kỳ. Trong đời làm quan, dù ở chức vụ gì ông cũng hoàn thành nhiệm, nên được cả 2 vua Thiệu Trị và Tự Đức hết lời khen ngợi và tặng ông bốn chữ “liêm, bình, cần, cán”.
Sau khi mất, ông được tặng hàm Thiếu bảo. Đến năm 1858, ông được thờ ở đền Hiền Lương.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Quang Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.
15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Lý Ông Trọng (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 360m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ VĂN HUÂN
LÊ VĂN HUÂN (1876 - 1929)
Ông quê ở làng Trung Lễ, nay là xã Đức Trung, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông mồ côi cha từ thuở nhỏ, được mẹ nuôi cho ăn học. Khoa thi Hương 1906, ông đỗ đầu trường Nghệ An (Giải Nguyên), nên thường gọi là Giải Huân.
Sau khi thi đỗ, ông tích cực hoạt động trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Năm 1907, ông cùng Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, thành lập Triêu Dương thương quán ở Vinh là một cơ sở hoạt động kinh tế tài chính giúp cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
Năm 1908, ông tham gia phong trào chống thuế ở Nghệ - Tĩnh, bị giặc Pháp bắt và kết án tù 9 năm, đày đi Côn Đảo. Năm 1917, được trả lại tự do, trở về Nghệ - Tĩnh ông liên lạc với các thanh niên trí thức tân tiến như Trần Mộng Bạch, Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, đầu năm 1925 lập ra hội Phục Việt; năm 1927, cải tổ thành Việt Nam Cách mạng đồng chí hội, rồi lại đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng. Tháng 9/1929, cơ sở Tân Việt bị vỡ, bọn mật thám bủa vây hầu hết các nhân vật quan trọng của Đảng. Ông bị bắt và giam ở Vinh, rồi chuyển về nhà lao Hà Tĩnh. Để phản đối chế độ lao tù khắc nghiệt, đánh đập dã man của giặc Pháp, ông tuyệt thực để tiếp tục phản đối, đến ngày thứ 7 thì kiệt sức và mất ngày 20-9-1929.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Suối Đá 2 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 250m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: THÔI HỮU
THÔI HỮU (1919 - 1950)
Tên thật là Nguyễn Đắc Giới, quê ở Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Học chưa xong bậc trung học ở Thanh Hóa, ông vào Huế học trường Kỹ nghệ thực hành (1939), rồi ra Hà Nội làm công nhân điện và hoạt động bí mật trong phong trào thanh niên dân chủ, rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1944, thực dân Pháp bắt ông giam ở nhà lao Hỏa Lò - Hà Nội, nhưng ông đã vượt ngục ra ngoài hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc, phụ trách việc in ấn báo Hồn nước của Thanh niên Cứu quốc.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ông công tác ở báo Sự thật. Kháng chiến bùng nổ, ông vào bộ đội hoạt động báo chí, là người sáng lập các báo Thủ đô, Vệ quốc quân, tham gia chiến dịch ở Mặt trận Việt Bắc từ 1947 đến 1950. Ông hy sinh trên đường đi công tác khi bị máy bay địch bắn ngày 16-12-1950.
Những bài thơ Lên Cấm Sơn, Tam Đảo phá hoại, Đi tuần, Lời cô lái đò… của ông được đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội yêu thích vì đã phản ánh một cách giản dị và chân thành những tâm trạng, tình cảm của anh bộ đội, dân công và những người dân yêu nước…
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Suối Đá 2 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 250m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN THUYẾT
TRẦN THUYẾT (1857 - 1908)
Ông quê ở làng Phước Lợi, tổng Phước Lợi, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Tam Lãnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
Những năm 1902 - 1908, phong trào cải cách Duy Tân được hình thành nhiều nơi ở các vùng quê Quảng Nam. Lúc bấy giờ ở quê ông, dân chúng sống cực khổ lầm than, thường bị bọn cường hào, huyện, phủ, tổng, lý áp bức bóc lột. Tháng 4-1908, nhân dân trong tỉnh tổ chức các cuộc biểu tình đến các tòa sứ, phủ lỵ, huyện lỵ đưa yêu sách xin giảm thuế bớt sưu. Đoàn biểu tình yêu cầu nhiều lần nhưng các quan chức sở tại vẫn ẩn núp trong Phủ đường. Đêm đến, đoàn biểu tình cử ông vào phủ mời quan phủ và Đề đốc, nhưng họ vẫn không đáp ứng yêu sách. Ông đòi viên Đề đốc và Tri phủ dẫn đầu đoàn biểu tình xuống tòa Đại lý Tam Kỳ - do một quan chức Pháp trông coi để đưa yêu sách. Giữa đường, viên Đề đốc Trần Tuệ trốn vào phủ, nhưng vẫn bị đoàn biểu tình bắt bỏ lên xe khiêng đi trước đoàn biểu tình. Ông hét lớn: “Dân ta xin quan Đại lý giao ông Đề đốc để dân ăn gan”. Trần Tuệ khiếp sợ hộc máu chết trên đường theo đoàn biểu tình xuống đồn Đại Lý.
Sau đó, Pháp đã dùng bạo lực dẹp các đoàn biểu tình, ông bị bắt, bị xử chém.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q. Thắng, Quảng Nam - đất nước và nhân vật, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2001.
18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Sa, điểm cuối là đường số Lê Đức Thọ (đường dự kiến đặt tên trong đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1490m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SƠN TINH
SƠN TINH
Sơn Tinh là nhân vật huyền thoại thời Hùng Vương. Truyền rằng, ông nhà nghèo, nhưng nhờ cứu được công chúa con vua Thủy Tề thoát chết nên được tặng một chiếc gậy thần, ước gì được nấy. Bấy giờ, Hùng Vương thứ 18 có cô con gái Mỵ Nương xinh đẹp. Vua giao ước ai đủ đức tài được kén làm rể. Tin đó truyền đi các nơi. Một hôm, có hai người lạ mặt đến quỳ lạy trước sân xin cầu hôn công chúa. Một trong hai người đó là Sơn Tinh, còn người kia tự xưng là Thủy Tinh. Hùng Vương thấy cả hai đều xứng đáng, bèn phán rằng: “Ngày mai, ai đem voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao đến trước, sẽ được lấy công chúa”. Hai người lạy tạ, ra về. Sáng hôm sau, nhờ gậy thần, ông đến trước với đủ đồ sính lễ, rước công chúa về. Thủy Tinh đến sau, biết sự việc đã xảy ra nên vô cùng tức giận, bèn dâng nước tràn ngập, sai ba ba, thuồng luồng, quái vật đánh đuổi Sơn Tinh, đòi công chúa. Nhưng nhờ gậy thần, nước dâng đến đâu, núi cao đến đấy. Ông lại cùng nhân dân lấy tre làm rào chắn, dùng nỏ bắn quái vật, khiến chúng chạy hết. Thủy Tinh đành phải rút về. Vùng núi trở lại yên bình. Về sau, nhân dân lập đền thờ ông, tôn ông làm thần núi Tản Viên.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
19. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Sa, điểm cuối là cầu Thuận Phước: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 3600m, có đoạn rộng 2 x 10,5m và có đoạn 15m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 9m, 6,5m và 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ ĐỨC THỌ
LÊ ĐỨC THỌ (1911 - 1990)
Tên thật của ông là Phan Đình Khải, quê ở xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là Nam Cân, thành phố Nam Định.
Ông tham gia cách mạng từ năm 1926, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1929. Trong thời gian hoạt động bí mật, ông đã bị bắt và bị kết án, tổng cộng 15 năm tù, lưu đày qua nhiều nhà tù Sơn La, Hòa Bình, Hỏa Lò và Côn Đảo. Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, là Ủy viên Trung ương Đảng, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông phụ trách công tác tổ chức của Đảng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, thay mặt Trung ương, ông được phân công vào công tác tại Nam Bộ và giữ các chức vụ: Phó Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và cuối năm 1955, ông được bổ sung vào Bộ Chính trị. Năm 1956, ông làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Năm 1960, ông giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Năm 1967, ông giữ chức Ủy viên Quân ủy Trung ương, năm 1968, ông là Phó Bí thư Trung ương Cục Miền Nam.
Năm 1968, ông phụ trách công tác ngoại giao, là Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam. Ông đã đóng góp quan trọng vào thành công của ta tại hội nghị. Ông là người trực tiếp chỉ đạo, đóng góp vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mùa Xuân năm 1975.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, ông tiếp tục được bầu lại vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, phụ trách công tác tư tưởng, nội chính, ngoại giao. Năm 1983, ông là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.
Từ năm 1986 đến cuối đời, ông là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vì những đóng góp to lớn, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều Huân, Huy chương khác.
20. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Phan Vinh, điểm cuối là đường Lê Đức Thọ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 720m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 0m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị: Điều chỉnh đường Trần Quang Khải
Đường Trần Quang Khải được đặt tên theo Nghị quyết của HĐND thành phố khóa 5, ngày 10-7-1999, có chiều dài 2.650m, rộng 6m, nối từ đường Nguyễn Phan Vinh đến Suối Đá. Do quy hoạch, nên đường Trần Quang Khải hiện nay chỉ còn dài 720m, rộng 6m, nối từ đường Nguyễn Phan Vinh đến đường Lê Đức Thọ (đường dự kiến đặt tên đợt này).
21. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối là đường Dương Thạc (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SUỐI ĐÁ 1
22. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đăng Giai (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Lê Văn Huân (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SUỐI ĐÁ 2
23. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đăng Giai, điểm cuối là đường Lê Văn Huân (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: SUỐI ĐÁ 3
Suối Đá là tên xứ đất, ngày xưa thuộc làng Thọ Quang, nay là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.
B. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
I. KDC NAM ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN THOẠI, QUẬN NGŨ HÀNH SƠN: 5 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Châu Thị Vĩnh Tế, điểm cuối là đường Phan Tứ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 670m, rộng một đoạn 7,5m và một đoạn rộng 10,5m; vỉa hè một đoạn mỗi bên rộng 4,5m, một đoạn mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: CHÂU THỊ VĨNH TẾ
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Châu Thị Vĩnh Tế, điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 350m, rộng một đoạn 3,5m và một đoạn rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: UNG VĂN KHIÊM
UNG VĂN KHIÊM (1910 - 1991)
Ông quê ở làng Tấn Đức, nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Ông là người được Châu Văn Liêm giác ngộ, dìu dắt và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội.
Năm 1928, ông được đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Về nước, ông được chỉ định làm Bí thư Đặc Khu ủy Hậu Giang. Khi hợp nhất ba tổ chức cộng sản, ông tham gia Xứ ủy Nam Kỳ. Cuối tháng 5-1930, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ là Ngô Gia Tự bị giặc bắt, ông được cử thay thế.
Năm 1931, ông bị bắt và xử án 5 năm cấm cố và đày ra Côn Đảo. Năm 1935, mãn hạn tù, ông về Chợ Mới hoạt động và tham gia hoạt động trong Ủy ban hành động của phong trào Đông Dương Đại hội do sáng kiến của cụ Nguyễn An Ninh, từng tổ chức nhiều cuộc mít tinh công khai chống Pháp, đòi tự do dân chủ.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông là Xứ ủy viên Nam Bộ. Năm 1946, ông đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa I.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và vào những năm 1960, ông làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Tài liệu tham khảo: Đường phố thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Đình Tư - Nguyễn Q. Thắng).
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ung Văn Khiêm (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 20
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường An Thượng 20 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 260m, rộng một đoạn 3,5m và một đoạn rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường. AN THƯỢNG 21
5. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường An Thượng 20 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 11m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 22
An Thượng là tên xóm, nay thuộc phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn.
II. KHU DÂN CƯ BẮC MỸ AN, QUẬN NGŨ HÀNH SƠN: 5 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường kiệt BTXM 4,5m, điểm cuối là đường Trần Văn Dư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 310m, rộng một đoạn 4,5m và một đoạn rộng 7,5m; vỉa hè một đoạn mỗi bên rộng 2m, một đoạn mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN BÁ LÂN
NGUYỄN BÁ LÂN (1701 - 1785)
Ông có quê gốc ở huyện Tiên Du, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh); đến đời thứ ba mới di cư đến làng Cổ Đô, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Ông đậu Hội nguyên Tiến sĩ khoa Tân Hợi (1731). Làm quan trải 4 đời vua, thăng đến Thượng thư, hàm Thiếu bảo, tước Lễ trạch hầu, bậc Ngũ lão hầu chúa. Theo Việt sử thông giám cương mục, “Bá Lân là người có văn học, chất phác, thẳng thắn, mạnh dạn, dám nói”, từng làm Học sĩ trong Bí thư các cùng với Lê Quý Đôn, về sau có lần xin cho Lê Quý Đôn được phục hồi chức tước. Tư chất thông minh, đọc nhiều, học rộng, giỏi văn chương, được người đương thời tôn là một trong “An Nam đại tứ tài”(còn gọi là “Trường An tứ hổ”).
Tác phẩm của ông có: Vịnh sử thi tuyển; Dịch đình duơng xa phú; Giai cảnh hứng tình, Ngã ba hạc phú…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngũ Hành Sơn, điểm cuối là đường Trường Sa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 720m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị: Điều chỉnh theo đường Trần Văn Dư
Đường Trần Văn Dư được đặt tên theo Nghị quyết số 06/2000/NQ-HĐ của HĐND thành phố khóa VI, ngày 19-7-2000, dài 980m, rộng 9m, từ đường Ngũ Hành Sơn (đoạn Xí nghiệp Điện tử) xuống đường dốc khu tập thể vòng qua đường Hồ Xuân Hương. Do quy hoạch, đường Trần Văn Dư được nối thẳng từ đường Ngũ Hành Sơn xuống đường Trường Sa. Đoạn đường rẽ qua đường Hồ Xuân Hương được đặt tên theo kiệt.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường kiệt BTXM 4,5m, điểm cuối là đường Mỹ Đa Đông 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 170m, rộng một đoạn 4,5m và một đoạn rộng 5,5m; vỉa hè một đoạn mỗi bên rộng 2m, một đoạn mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA ĐÔNG 1
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mỹ Đa Đông 1, cuối là đường Nguyễn Bá Lân (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA ĐÔNG 2
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Bá Lân (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA ĐÔNG 3
Mỹ Đa Đông là tên xóm, nay thuộc phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn.
III. KDC SỐ 2 HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ KDC SÔNG ĐÀ 19, QUẬN NGŨ HÀNH SƠN: 6 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Xuân Hương, điểm cuối là Khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VĂN THÀNH
TRẦN VĂN THÀNH (Thế kỷ XIX)
Ông còn gọi là Quản Thành, vì giữ chức Chánh quản cơ, nhân dân gọi là Đức Cố Quản để tỏ lòng kính trọng. Ông quê ở xã Bình Thạnh Đông, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang). Dưới triều Tự Đức, ông có công đánh dẹp bọn phỉ thường hay quấy rối biên giới Việt Nam – Campuchia.
Khi giặc Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862), ông vâng lệnh triều đình mộ thêm nghĩa sĩ để chống lại, liên lạc giúp đỡ Thiên hộ Dương ở Đồng Tháp.
Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ bị giặc chiếm (1867), ông rút về lập căn cứ tại Láng Linh và thường tổ chức các cuộc đánh phá các đồn trại của Pháp quanh vùng Châu Đốc, Long Xuyên. Thực dân Pháp đã dùng chức tước, vàng bạc để mua chuộc, dụ dỗ, nhưng ông không bị mắc mưu địch.
Từ năm 1872, ông chiếm cứ khu rừng Bảy Thưa, mở rộng cuộc chống Pháp ra các vùng Tri Tôn, Chắc Là Đao, Long Xuyên,… Do tay sai là Trần Bá Lộc chỉ đường, thực dân Pháp đã đem quân bao vây, tấn công Bảy Thưa, ông bị hy sinh tại trận.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Xuân Hương, điểm cuối là đường Vũ Mộng Nguyên (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM KIỆT
PHẠM KIỆT (1912 -1975)
Ông có tên là Phạm Quang Khanh, quê ở xã An Phú, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1925, ông hoạt động trong phong trào yêu nước tại quê hương, sau đó tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1931. Tháng 6 -1931, ông bị đế quốc Pháp bắt, kết án tù chung thân, rồi đưa đi giam giữ ở các nhà lao: Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, Buôn Ma Thuột.
Năm 1943, đế quốc Pháp đày ông đi Ba Tơ (Quảng Ngãi). Tại đây, ông cùng các đồng chí tổ chức chi bộ Đảng trong nhà tù, xây dựng lực lượng cách mạng chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.
Ngày 11-3-1945, ông trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa chiếm đồn Ba Tơ, ngày hôm sau cùng các đồng chí lãnh đạo nhân dân huyện Ba Tơ nổi dậy giành chính quyền.
Sau đó, ông đã có công xây dựng và phát triển đội du kích Ba Tơ lớn mạnh, tiền thân của lực lượng vũ trang miền Trung Trung Bộ, góp phần to lớn vào thắng lợi của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám (1945).
Từ năm 1945 - 1959 ông được Đảng, Chính phủ giao cho phụ trách nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội, và đã góp phần vào thắng lợi các chiến dịch Hòa Bình (1950), Điện Biên Phủ (1954)…
Năm 1960 - 1975, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an Nhân dân vũ trang, Thứ trưởng Bộ Công an, được phong Trung tướng (4 - 1974).
Ông còn tham gia công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đại biểu Quốc hội các khóa III, IV.
Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều Huân chương cao quý khác.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Kiệt (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối cũng là đường Phạm Kiệt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨ MỘNG NGUYÊN
VŨ MỘNG NGUYÊN (Thế kỷ XV)
Ông có tên hiệu là Vị Khê và Lạn Kha Ông; quê ở làng Đông Sơn, huyện Tiên Du, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Các sách Toàn Việt thi lục và Hoàng Việt thi Tuyển đều ghi ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) khoa Canh Thìn năm Thánh Nguyên thứ 1(1400) đời Hồ Quý Ly (cùng khoa thi với Nguyễn Mộng Tuân, cũng đỗ Thái học sinh)
Đầu triều Lê Thái Tổ (1428 - 1433), ông nhận chức Quốc tử giám tư nghiệp, sau thăng chức Tế tửu, về hưu 74 tuổi.
Các tác phẩm của ông có: Vị Khê thi tập đã bị thất truyền, chỉ còn lại 38 bài thơ chữ Hán chép trong Việt âm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi và được chép gộp lại trong Toàn Việt thi tuyển.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Xuân Hương, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: KHUÊ MỸ ĐÔNG 1
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Kiệt (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: KHUÊ MỸ ĐÔNG 2
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Xuân Hương, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: KHUÊ MỸ ĐÔNG 3
Khuê Mỹ Đông là tên xóm, nay thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn
IV. KDC NAM BẮC MỸ AN + KDC TTHC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN: 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sa, điểm cuối là đường Lê Văn Hiến: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 610m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 9m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN ĐỨC THUẬN
NGUYỄN ĐỨC THUẬN (1916 - 1985)
Ông có tên thật là Bùi Phong Tư, quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, lớn lên ra Hà Nội tham gia phong trào công nhân.
Từ năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư chi bộ, Thành ủy viên Hà Nội, đặc trách phong trào công nhân.
Cuối 1940, ông bị địch bắt, kết án khổ sai, đày lên Sơn La, sau ra Côn Đảo.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông cùng một số cán bộ khác đã được Đảng cho tàu ra đón về đất liền. Sau đó, ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, rồi tham gia Xứ ủy Nam bộ.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông kiêm giữ chức Bí thư Khu ủy Khu VII, Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Trưởng ban Mặt trận của Xứ ủy, Phó Chủ tịch Mặt trận Nam Bộ.
Từ năm 1951 đến năm 1956, ông hoạt động bí mật trong vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, tháng 7-1956 bị Mỹ - Ngụy bắt giam giữ tại Sở thú Sài Gòn, P42..., và cuối cùng lại đày ra Côn Đảo.
Kẻ thù đã dùng nhiều phương tiện tra khảo rất dã man, nhưng trước sau ông vẫn giữ khí tiết người cộng sản chân chính và bảo vệ được cơ sở Đảng.
Năm 1964, ra khỏi nhà tù Côn Đảo, ông được tổ chức bố trí đưa ra vùng tự do, được phân công nhiều công tác quan trọng của Đảng, Mặt trận, Công đoàn.
Tháng 8-1980 đến 10-1985, ông là Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp Công đoàn thế giới.
Ông còn là đại biểu Quốc hội từ khóa IV đến khóa VII, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội khóa VI; năm 1981, ông được bầu làm Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa IV và V.
Ông là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất, một nhà hoạt động Công đoàn ưu tú và hết sức trung thành vì sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.
Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối là đường 11,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG XUÂN THIỀU
ĐẶNG XUÂN THIỀU (1909 - 1965)
Ông quê ở làng Hành Thiện (nay là xã Xuân Hồng), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, xuất thân từ một gia đình nhà Nho yêu nước. Cha ông tham gia phong trào Văn thân cuối thế kỷ XIX, bị đế quốc Pháp bắt giam nhiều lần.
Sớm giác ngộ cách mạng, ông đã tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông hoạt động trong phong trào công nhân; năm 1930, là Thành ủy viên Thành ủy Hải Phòng; tháng 11 năm 1930, ông bị đế quốc Pháp bắt, kết án đày ra Côn Đảo 6 năm. Ngay sau khi ra tù, ông tiếp tục hoạt động.
Năm 1939, ông lại bị bắt, giam ở nhiều trại tập trung và nhà tù, từ Bắc Mê, Phấn Mễ đến Chợ Du, Phú Thọ, Yên Bái. Năm 1945, ông vượt ngục về Nam Định hoạt động chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công, rồi kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông phụ trách Tuyên huấn Khu II, Khu X, Liên Khu III, sau đó có thời gian được điều động về giảng dạy Triết học ở Trường Đại học Thanh Hóa.
Hòa bình lập lại (1954), ông tiếp tục giảng dạy Triết học tại một số trường đại học ở Hà Nội một thời gian, rồi chuyển sang công tác tại Bộ Văn hóa, là Giám đốc đầu tiên của Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Các tác phẩm chính của ông, gồm: Tổ quốc, Khúc hát Bạch Đằng, Vô sản diễn ca, Thử thách cố hương, Ngẫm nghĩ, Mừng nhà báo…
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
V. KHU DÂN CƯ CHỢ HÒA HẢI MỞ RỘNG, QUẬN NGŨ HÀNH SƠN: 11 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quán Khái 8 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Mai Đăng Chơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 60m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: CHU LAI
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đại Nghĩa, điểm cuối là đường Ngô Viết Hữu (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 260m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: VĂN TÂN
VĂN TÂN (1913 - 1988)
Ông có tên thật là Trần Đức Sắc, quê ở thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1929, lúc 16 tuổi, ông đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt, rồi kết án 7 năm tù treo và quản thúc chặt chẽ vì tội treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn. Năm 1932, ông lại bị bắt và kết án ba năm tù giam tại Hà Đông, rồi đưa về nhà giam Hỏa Lò (Hà Nội).
Năm 1937, ông ra tù, bắt tay ngay vào hoạt động cách mạng, tham gia biên tập các báo công khai của Đảng lúc đó như: Thời báo, Thời thế, Tin tức và Tập sách Dân chúng, góp phần tố cáo chế độ lao tù thực dân và đả kích bọn phá hoại Tơ rốt kit.
Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, ông lại bị bắt và bị đày lên Sơn La. Trong nhà tù Sơn La, ông tham gia biên tập tờ báo Suối reo. Cuối 1944, ông vượt ngục ra ngoài tổ chức quân du kích chống Nhật, rồi kéo về giải phóng thị xã Yên Bái (8 - 1945), sau đó ông được điều về Hà Nội làm báo Cứu quốc (11 - 1945). Tháng 3 - 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong kháng chiến chống Pháp, ông công tác trong ngành Giáo dục (1950), được cử sang dạy học ở Khu Học xá Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc). Hòa bình lập lại (1954), ông về công tác ở Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, rồi Viện Sử học đến ngày nghỉ hưu.
Ông viết nhiều tác phẩm sử học có giá trị: Cách mạng Tây Sơn; Lịch sử Việt Nam sơ giản; Nguyễn Huệ - con người và sự nghiệp...
Ông còn có nhiều đóng góp vào việc giới thiệu, dịch thuật, hiệu đính, khảo chứng, chú giải nhiều tác phẩm sử học của thời trước như: Đại Nam thực lục, Lê quý kỷ sự, Lịch triều tạp kỷ, Đại Việt thông sử... Trong lĩnh vực văn học, từ điển, ông cũng có những đóng góp đáng kể. Một số công trình nghiên cứu văn học sử do ông biên soạn hay viết chung với người khác đã được đánh giá cao như: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Lịch sử văn học Việt Nam sơ giản, Nguyễn Khuyễn, Nhà thơ Việt Nam kiệt xuất...
Về từ điển, ông tham gia viết các cuốn : Từ điển Trung - Việt, Từ điển tiếng Việt.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đại Nghĩa, điểm cuối là đường Văn Tân (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGÔ VIẾT HỮU
NGÔ VIẾT HỮU (1948-1972)
Ông quê ở xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông nhập ngũ tháng 1 năm 1970. Khi hy sinh, ông là Trưởng ban Đặc công Tỉnh đội Quảng Nam, Quân khu V; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ông luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong chiến đấu, ông có tinh thần dũng cảm, mưu trí, táo bạo, trận nào cũng chỉ huy đơn vị đánh thắng, tiêu diệt được hơn 600 tên địch, thu 200 súng các loại, riêng bản thân ông diệt hơn 80 tên địch, thu 10 súng.
Ngày 15-4-1972, sau khi cùng đồng đội chiến đấu diệt 1 đại đội địch ở cứ điểm Chà Vu (Quảng Nam), ông đã anh dũng hy sinh và được truy tặng Liệt sĩ.
Ông đã được tặng thưởng bốn Huân chương Chiến công giải phóng (3 hạng Nhì, 1 hạng Ba); 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua; 11 lần được tặng danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ.
Ngày 3-6-1976, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ấp Bắc, điểm cuối là đường Văn Tân (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 1
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ấp Bắc, điểm cuối là đường Quán Khái 4 (đường dự kiến đặt tên đợt này) Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 2
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ấp Bắc, điểm cuối là đường Quán Khái 4 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 3
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chu Lai, điểm cuối là đường Lộc Ninh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 4
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chu Lai, điểm cuối là đường Lộc Ninh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 125m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 5
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chu Lai, điểm cuối là đường Lộc Ninh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 6
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chu Lai, điểm cuối là đường Lộc Ninh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 7
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Chu Lai, điểm cuối là đường Lộc Ninh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 70m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: QUÁN KHÁI 8
Quán Khái là tên làng, nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
VI. KHU DÂN CƯ ĐÔNG TRÀ + KHU TĐC HÒA QUÝ, QUẬN NGŨ HÀNH SƠN: 8 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Dương Lâm (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 370m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: CHỬ ĐỒNG TỬ
CHỬ ĐỒNG TỬ
Chử Đồng Tử là tên một vị thánh nổi tiếng, một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tương truyền ông quê ở làng Chử Gia (Chử Xá - Khoái Châu - Hưng Yên), mẹ mất sớm, nhà rất nghèo hai cha con chỉ có một cái khố nên phải thay nhau đi mò cua, bắt ốc, bắt cá ở sông để sống. Một hôm, công chúa Tiên Dung, con của vua Hùng, giong thuyền dạo chơi và ghé lại bến Chử. Thấy bãi cát đẹp, công chúa cho quây màn để tắm, tình cờ trước đó Chử Đồng Tử đi bắt ốc ở bãi sông, thấy thuyền lạ ghé bờ, anh sợ quá vội vàng bới cát nằm xuống và phủ đầy cát lên người. Công chúa quây màn đúng ngay trên chỗ anh nằm. Nước dội, cát trôi... Nghĩ là duyên trời đưa đẩy, công chúa đã ở lại Chử Gia, lấy anh làm chồng. Chẳng bao lâu, Chử Gia thành một nơi đô hội, thuyền bè ra vào buôn bán tấp nập. Vua Hùng được tin, tức giận, cho quân đến bắt. Vào một đêm mưa to, gió lớn, cả hai vợ chồng Chử Đồng Tử bỗng bay lên trời. Truyền rằng, đời sau cả hai người thường hiện về giúp dân đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước. Nhân dân đã dựng đền thờ hai người.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐINH NHẬT THẬN
ĐINH NHẬT THẬN (1815 - 1866)
Ông còn có tên gọi là Đinh Viết Thận; tự Tử Uý, hiệu Bạch Mao Am; quê làng Thanh Liêu, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đậu Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1838).
Sau khi đỗ đại khoa, ông được triều đình bổ làm Tri phủ, ngoài ra còn được làng cấp cho 5 mẫu học điền. Ông còn tổ chức khai khẩn thêm đất và chiêu mộ người các nơi đến lập thành làng Gia Hội. Làm quan Tri phủ được một thời gian, ông bị cách chức không rõ nguyên nhân.
Năm 1843, ông được phục chức nhưng ông cáo bệnh không nhận. Ông là bạn chí thân của Cao Bá Quát (Bắc Ninh) và Nguyễn Hàm Ninh (Quảng Bình). Sau này, Cao Bá Quát lãnh đạo khởi nghĩa nông dân khiến ông cũng liên lụy và bị kiềm chế gắt gao.
Vua Tự Đức biết ông là người học rộng tài cao nên quyết giữ ông lại trong cung, trước là để kiềm tỏa giữ chân ông, sau là nhờ ông dạy cho các hoàng tôn. Sống cuộc sống gò bó, ông đâm ra chán chường trong lòng lúc nào cũng mang nặng nỗi lòng với cố hương. Vào một đêm thu thanh vắng, độc ẩm tức cảnh sinh tình, ông viết khúc ngâm nổi tiếng “Thu dạ lữ hoài”. Tất cả những tâm tư tình cảm với gia đình, với quê hương xứ sở được ông thể hiện qua khúc ngâm này. Tuyệt phẩm này được truyền tụng và lọt đến tai vua, vì mến phục tài đức của một nhân cách cao thượng, Tự Đức đã xuống chỉ tha cho ông.
Ông trở về chốn cũ, vui thú điền viên ở quê nhà. Ông qua đời sớm, tuổi 52.
Tác phẩm của ông gồm có: Bạch Mao Am thi loại, Thu dạ lữ hoài ngâm (khắc in lần đầu tiên vào năm 1902).
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa thi công, điểm cuối là đường Chử Đồng Tử (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 520m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LÂM
DƯƠNG LÂM (1851 - 1920)
Ông có tên tự là Vân Hồ, Mộng Thạch, Thu Nguyên, hiệu là Quất Đình, Quất Tẩu; là em ruột Dương Khuê.
Ông quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ, tức Hà Nội hiện nay).
Xuất thân trong một gia đình nho học, ông đỗ Tú tài khoa Đinh Mão (1867) nhưng vẫn ở quê nhà học tiếp để đi thi. Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), ông và cha đã có công chiêu tập dân quân giữ làng chống bọn trộm cướp nhân dịp nổi lên quấy phá; vì thành tích này, cả hai cha con ông đều được thưởng Thự Hàn Lâm viện cung phụng.
Năm 1878, ông đỗ giải nguyên khoa Mậu Dần; năm 1884, được bổ làm Huấn đạo ở Ý Yên rồi thăng Tri huyện Hoài Yên; năm 1887, làm Bang tá tại Nha kinh lược Bắc Kỳ; năm 1888, khi làm Án sát ở Hưng Hoá, ông đã cho thả hàng trăm tù do thực dân Pháp bắt, 3 tháng sau bị đổi làm Án sát Sơn Tây, sau đó cải chức Bố chánh Lục Nam, dẹp phỉ Lưu Kỳ, Quách Mãn.
Năm 1891, ông về làm chủ bút Đồng Văn nhật báo; năm 1892, làm Tuần phủ Thái Bình, có công trong chống lụt năm Quý Tỵ (1893); năm 1895, ông bị đổi về Nha Kinh lược Bắc Kỳ làm Tham tá. Khi Nha kinh lược bị giải tán, ông được triều đình Huế triệu vào Kinh giữ chức Phó Tổng tài Quốc sử quán, hàm Thượng thư. Năm 1900, ông được bổ chức Tổng đốc Bình Định - Phú Yên; năm 1902, ông được phong hàm Thái Tử thiếu bảo; năm 1903, ông cáo quan về chăm sóc mẹ ốm, rồi xin về trí sĩ sau khi mẹ mất, nhưng vẫn còn được bổ vào Hội đồng Tu thư để soạn sách dạy chữ Hán cho học trò trong các trường Nho học. Khi về hưu, ông được phong Hiệp tá Đại học sĩ.
Tác phẩm của ông được tập hợp trong Dương Lâm văn tập, Vân Đình thi tập. Ngoài ra, trong gia phả họ Dương ở Vân Đình (Dương gia phả ký) có ghi lại một bản Hành trạng và niên biểu và một bài phú chữ Hán Thị tử đệ (bài phú bảo con cháu) của ông.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 65m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG TRÀ 1
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đăt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 65m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG TRÀ 2
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Chử Đồng Tử (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG TRÀ 3
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Chử Đồng Tử (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG TRÀ 4
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG TRÀ 5
Đông Trà là tên làng, nay thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn.
VII. KHU DÂN CƯ TÂN TRÀ - QUẬN NGŨ HÀNH SƠN: 3 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 350m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: BÁT NÀN CÔNG CHÚA
BÁT NÀN CÔNG CHÚA (? - 43)
Bà là nữ tướng giỏi của nghĩa quân Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết, bà có tên là Vũ Thục Nương, con gái một gia đình làm thuốc ở Phương Lâu thuộc Phong Châu (Phú Thọ - Vĩnh Phúc). Do không chịu cầu hôn với Thái Thú Tô Định, bà đã lánh về đất Tiên La (Hưng Hà - Thái Bình), vừa lao động để sống, vừa tụ họp bè bạn cùng chí hướng, ngày đêm luyện tập chờ ngày nổi dậy chống quân cướp nước.
Mùa xuân năm 40, được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn, bà đã dẫn toàn quân về hưởng ứng. Hai Bà Trưng xưng Vương, phong thêm Bát Nàn tướng quân là Trinh Thục công chúa.
Quân Đông Hán do Mã Viện tràn sang đánh nước ta. Bát Nàn công chúa được giao chỉ huy một đạo quân chống giặc. Bà đã cùng quân sĩ chiến đấu anh dũng nhưng không ngăn nổi các cuộc tiến công của giặc. Khi quân của Hai Bà Trưng rút về Cấm Khê, bà rút quân về Tiên La. Tại đây khi thấy tình thế đang lúc khó khăn, bà cho giải tán lực lượng, chờ thời cơ.
Quân giặc vẫn ngày đêm cho lính đi dò la tin tức của bà. Một đêm, khi bà cùng mọi người họp mặt thì quân giặc ập tới. Chúng kéo mỗi lúc một đông. Bà đã kiên cường chiến đấu, phá vòng vây rồi chạy tới một gốc cây tùng. Tại đây do vết thương quá nặng nên bà đã gục xuống và chết vào rạng sáng ngày 18 tháng 3 âm lịch.
Sau này, nhân dân ở Tiên La đã lập đền thờ bà ngay tại gốc cây tùng đó và lấy ngày bà tử nạn làm ngày lễ. Các làng Phượng Lâu, Đức Bát ở Vĩnh Phú cũng lập đền thờ bà. Các triều đại sau này đều có sắc phong cho bà.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 390m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HOÀNG THIỀU HOA
HOÀNG THIỀU HOA
Tên bà có sách chép là Hoàng Thiếu Hoa, không rõ năm sinh, năm mất, quê ở huyện Gia Hưng, tỉnh Thanh Hóa (có sách chép là tỉnh Sơn Tây - Hà Nội ngày nay).
Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, bà tham gia và đóng góp công lao, tận tụy phụng sự dân tộc. Bà đã cùng với bà Lê Chân nhận nhiệm vụ huấn luyện đoàn Nương tử quân và thường tổ chức môn thể thao Đánh phết còn lưu truyền tới ngày nay.
Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Vương phong bà là Đông cung tướng quân, khi được phong tặng bà khiêm tốn nói: “Tôi là một cô gái cô đơn có cần chức tước làm chi. Quý hồ làm hết phận sự mình đối với đất nước là đủ vui rồi”.
Sau khi mất, bà được Trưng Vương phong là Phụ quốc công chúa.
Sau này, các triều Vua đều có sắc phong, tôn vinh công tích của bà. Đinh Tiên Hoàng phong bà là “Linh phù hộ quốc đại vương”; Lê Đại Hành phong là “Linh thiện hiển ứng trung đẳng nữ thần”; Trần Thái Tông phong “Linh ứng trợ thần đại vương”; Lê Thái Tổ phong là “Anh linh bảo thắng đại vương”…
Ngày nay, tại làng Hiếu Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phúc, còn có đền thờ bà, hằng năm ngày 12 - 13 tháng giêng là ngày hội giỗ long trọng tưởng nhớ bà.
* Tài liệu tham khảo: - Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Đình Tư - Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2001.
- Trường Khang, Các nữ tướng Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, thông tin, 2010.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Mai An Tiêm (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 380m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ THỊ RIÊNG
LÊ THỊ RIÊNG (1925 – 1968 )
Bà quê ở tỉnh Bạc Liêu, mồ côi cha mẹ sớm, tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945.
Sau Hiệp định Geneve, bà được tổ chức phân công ở lại miền Nam hoạt động. Năm 1960, bà được bầu là Ủy viên Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và là Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Trong một chuyến đi công tác, bà bị bắt và giam tại Biên Hòa. Trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân Mậu Thân năm 1968, bà bị giết tại ngã tư Tổng đốc Phương (bây giờ là đường Châu Văn Liêm và đường Hồng Bàng, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh).
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Đình Tư - Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2001.
C. QUẬN LIÊN CHIỀU
I. KDC HÒA MINH 5 - QUẬN LIÊN CHIỂU: 10 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Văn Thái, điểm cuối là đường 5,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 540m, rộng một đoạn 7,5m, một đoạn 5,5m; vỉa hè một đoạn mỗi bên rộng 1,5m, một đoạn mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀO SƯ TÍCH
ĐÀO SƯ TÍCH (? - ?)
Ông quê ở làng Cổ Lễ, huyện Tây Chân, (nay là huyện Nam Trực), tỉnh Nam Định. Không rõ năm sinh, năm mất.
Năm 1374, ông dự thi và đỗ Trạng nguyên. Từ thi Hương đến thi Đình, ông đều đỗ đầu, được bổ làm quan đến Lang trung, Nhập nội hành khiển. Sau đó, do không hợp với Hồ Quý Ly, ông bị giáng làm Trung thư Thị lang đồng Tri thẩm hình viện sự.
Ông nổi tiếng văn học, từng được Trần Nghệ Tông giao cho đề tựa bộ sách Bảo hoa điện dư bút gồm tám quyển do Nguyễn Mậu Tiên và Phan Nghĩa soạn thảo, ghi chép những biến cố đã xảy ra trong đời Trần và sưu tập các châm ngôn các đời trước còn lại.
Ông sáng tác thơ văn khá nhiều. Trong Quần hiền phú tập còn lưu lại bài phú nổi tiếng đương thời Cảnh tình của ông.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2001.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 245m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TÚ QUỲ
TÚ QUỲ (1828 - 1926)
Ông có tên thật là Huỳnh Quỳ, tên thường gọi là Tú Quỳ, tên hiệu là Hướng Dương; quê ở làng Giảng Hòa, tổng Quảng Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Theo gia phả thì ông thuộc đời thứ 9 một gia tộc mà vị thế tổ Huỳnh Đại vốn gốc ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào Quảng Nam khai hoang định cư từ thời Hồng Đức.
Ông là con trưởng của nhà nho Huỳnh Kim Cang (tức ông Tú Cường hay Tú Ba). Thuở nhỏ, ông học chữ nho với thầy Tú Sáu (tức Trần Thế Thận ở Gò Nổi, Điện Bàn); hai lần đỗ Tú tài (lần đầu lúc 19 tuổi), sau đó sống ở quê bằng nghề dạy học. Ông từng dạy học nhiều nơi, từ Quảng Nam đến Bình Thuận; năm ông vào tuổi cửu tuần (1918), vua Khải Định có ban cho ông hàm Hàn lâm đãi chiếu. Ông mất ngày 6 tháng 3 năm Bính Dần, Bảo Đại thứ 1 (1926), thọ 98 tuổi.
Ông sáng tác khá nhiều, chủ yếu là thơ vịnh phú, văn tế, câu đối, thơ trào phúng. Nhiều bài thơ của ông được ghi trong Chương dân thi thoại (Phan Khôi); Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm); Việt thi (Trần Trọng Kim)…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 240m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN MINH KHÔNG
NGUYỄN MINH KHÔNG (1066 - 1141)
Ông là nhà sư nổi tiếng thời Lý. Ông còn có tên là Chí Thành, người làng Đàm Xá, huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
Thời trẻ, ông xuất gia đầu Phật, đi học đạo với Từ Đạo Hạnh, lấy hiệu là Minh Không thiền sư, trụ trì ở chùa Quốc Thanh. Truyền rằng: lúc Thiền sư Từ Đạo Hạnh sắp mất, có dặn ông: “Sau này thầy ở ngôi vua, khó trốn được nợ trần, cần được đệ tử cứu giúp”. Ông vừa đi tu, vừa học thuốc nên nổi tiếng là người chữa bệnh giỏi.
Năm 1136, Vua Lý Thần Tông mắc bệnh ‘‘lạ’’, dân gian gọi là bệnh ‘‘hóa hổ’’, không ai chữa được. Dân gian có câu đồng dao: “Dục y lý cửu trùng, tu cầu Nguyễn Minh Không“ (nghĩa là muốn chữa bệnh cho vua phải tìm Nguyễn Minh Không). Ông được mời vào cung, sai nấu vạc dầu sôi rồi dùng tay vốc vẩy khắp người nhà vua, vua khỏi bệnh, phong ông làm Phù vân quốc sư, ban nhiều vàng bạc và cho ăn lộc vài trăm hộ. Ông đem số vàng bạc đó dùng vào việc dựng chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh), đúc tượng Phật lớn đặt ở trong.
Năm 1141, ông mất, thọ 75 tuổi. Dân làng Đàm Xá đã lập đền thờ ông, trước đền, đặt cây đèn bằng đá cao 0,40m, tương truyền đây là cây đèn mà nhà sư vẫn dùng để tụng kinh vào ban đêm.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
4. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 340m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: KIỀU OÁNH MẬU
KIỀU OÁNH MẬU (1854 - 1911)
Thuở nhỏ ông có tên là Kiều Dực (hoặc Kiều Hữu Dực), sau đổi là Kiều Cung, tự Tử Yến, hiệu Giá Sơn; đổi tên thành Kiều Oánh Mậu từ sau 1883 (do việc vua Tự Đức mất, được đặt miếu hiệu là Dực Tông). Ông quê ở làng Đông Sàng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội). Ông đậu Cử nhân năm 1879, đậu Phó bảng năm 1880 và được bổ làm tập sự ở Bộ Công trong triều đình Huế. Năm 1882, ông được bổ làm Tri phủ Xuân Trường (Nam Định). Năm 1883, quân Pháp đánh thành Sơn Tây, ông làm bài Ai Sơn thành (cảm thương thành Sơn) bằng chữ Hán, được phổ biến rộng rãi. Do sự việc này, ông bị cách chức và buộc phải về quê. Năm 1886, được phục chức, làm Tri phủ Lý Nhân (Hà Nam). Năm 1891, bị giáng xuống làm Tri huyện Vũ Giàng, sau đó làm Bố chính Bắc Ninh. Năm 1895, được cử làm Đốc biện tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (tờ báo đầu tiên ở Bắc Kỳ, ra bằng chữ Hán, do tòa Thống sứ lập ra và kiểm duyệt). Trong thời gian này, ông quen biết và giao du với Bạch Thái Bưởi, nhà doanh nghiệp có tư tưởng dân tộc. Năm 1902, ông bị chuyển đi làm Đốc học tỉnh Vĩnh Yên; đến năm 1907, đổi sang làm Đốc học Bắc Giang. Thời gian này, ông thường cùng ông Cử Lẫm (Phan Văn Lẫm, Bố chính Hải Dương) về Hà Nội tham gia giảng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can. Năm 1908, trường bị giải thể, nhiều nhân sĩ làm việc cho trường này bị bắt, bị đi đày, Kiều Oánh Mậu cũng bị giải chức, buộc phải về quê Sơn Tây, không được ở Bắc Giang và Hà Nội.
Tác phẩm của ông có: Bản triều bạn nghịch liệt truyện, Giá Sơn di cảo, Kiều thị gia phả, Tỳ bà quốc âm tân truyện, Tiên phả dịch lục…
Ông còn là người đề tựa cho sách Tang thương ngẫu lục; khảo chú chỉnh lý cuốn Đoạn trường Tân thanh của Nguyễn Du.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa thi công, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN CÔNG HÃNG
NGUYỄN CÔNG HÃNG (1680 - 1732)
Ông có tên tự là Thái Thanh, hiệu Tĩnh Trai, quê ở làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Năm 21 tuổi, ông thi và đậu Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700). Làm quan đến các chức Tham tụng, Thượng thư, Thái bảo, bậc Tể tướng, tước Sóc Quận công.
Năm 1718, ông được cử làm Chánh sứ sang triều Thanh. Ông có tài nội trị, bộc trực, quả quyết; thời Trịnh Cương nắm chính sự (1709-1729), ông cùng Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Cơ rất được chúa tin dùng. Ông “thường chú ý đến việc học kinh sách, đem các văn quan vào Quốc tử giám, tập làm kinh nghĩa 8 vế (bát cổ), thường có ý muốn thay đổi thể văn để sửa chữa, khuyến khích lề thói của sĩ tử ”(Phan Huy Chú). Trịnh Giang sau khi lên ngôi chúa còn tin dùng và thăng chức tước cho ông.
Mùa đông 1732, Chúa nghe lời gièm ngầm, giáng ông xuống làm Thừa chính xứ Tuyên Quang rồi bức tử vì biết được rằng trước đó ông viết tờ khải, mật dâng lên chúa Trịnh Cương, nói rằng: “Thế tử (tức Trịnh Giang) là người lười biếng, không thể gánh vác công việc được”. Đến đầu niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1768) ông mới được minh oan và truy phục chức cũ.
Tác phẩm của ông hiện còn Tinh Sà thi tập gồm 1 quyển, gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ đi sứ.
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Kiều Oánh Mậu (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÁ MỌC 1
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đào Sư Tích (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Minh Không (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÁ MỌC 2
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đào Sư Tích, điểm cuối là đường Nguyễn Minh Không (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÁ MỌC 3
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Kiều Oánh Mậu (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÁ MỌC 4
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tú Quỳ, điểm cuối là đường Nguyễn Minh Không (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÁ MỌC 5
Đá Mọc là xứ đất, nay thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu.
II. KHU DÂN CƯ HÒA MỸ - QUẬN LIÊN CHIỂU: 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thích Quảng Đức, điểm cuối là đường Lý Chính Thắng: Mặt đường bằng bê- tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÒA MỸ 5
III. KHU TÁI ĐỊNH CƯ HÒA MINH - QUẬN LIÊN CHIỂU: 05 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Đán, điểm cuối là đường Ngô Thì Nhậm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 830m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HỒ TÙNG MẬU
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Tùng Mậu (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa thi công: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ THẠNH 1
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phú Thạnh 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ THẠNH 2
4. Đoạn đường có điểm đầu là Hồ Tùng Mậu, điểm cuối là đường Phú Thạnh 2: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ THẠNH 3
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phú Thạnh 1, điểm cuối là đường Phú Thạnh 3: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ THẠNH 4
Phú Thạnh là tên xóm, nay thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu
IV. KHU DÂN CƯ SỐ 4 KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY BẮC - QUẬN LIÊN CHIỂU: 3 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Sinh Sắc, điểm cuối là Trục 1 Tây Bắc: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 710m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨ NGỌC NHẠ
VŨ NGỌC NHẠ (1928 - 2002)
Ông có bí danh là Lê Quang Kép, quê ở xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Năm 1951, ông từ vùng địch hậu Thái Bình, Nam Định, lên chiến khu Việt Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1954, ông theo Linh mục Lê Hữu Từ vào Nam, làm cố vấn cho tổng thống ngụy Sài Gòn. Năm 1968, ông bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1973, được thả ra và về vùng giải phóng Lộc Ninh.
Ông là nhà tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông được người dân Việt Nam gọi bằng cái tên thân mật với lòng kính trọng bằng biệt danh “Ông cố vấn”, cũng là tên một tác phẩm văn học của nhà văn Hữu Mai, viết về cuộc đời gần như là huyền thoại của ông trong thời gian từ năm 1954 đến trước khi chế độ Sài Gòn sụp đổ.
Sau năm 1975, ông đựơc phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Do có nhiều công lao, ông được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, ba Huân chương Chiến sĩ giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba), ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng nhất, nhì, ba), Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Sinh Sắc, điểm cuối là đường Vũ Ngọc Nhạ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN NGUYÊN ĐÁN
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nguyên Đán, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HÒA MINH 23
IV. KHU DÂN CƯ KHO LÀO - QUẬN LIÊN CHIỂU: 3 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 2 x 11,25m đang thi công, điểm cuối là đường 5,5m quy hoạch: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 340m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRƯƠNG MINH KÝ
TRƯƠNG MINH KÝ (1855 - 1900)
Ông còn có tên là Trương Minh Ngôn, tự Thế Tải, hiệu Mai Nham, thuộc dòng dõi Trương Minh Giảng, quê ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, Gia Định (nay thuộc quận 5, TP. Hồ Chí Minh).
Khoảng năm 1870 - 1872, ông đi du học ở Pháp. Tốt nghiệp về nước, ông dạy ở trường Saxơlu Lôba (Chasseloup Laubat), trường Thông ngôn và trường đào tạo quan lại tại Sài Gòn. Trong thời gian này, ông là cộng tác viên thường trực của Trương Vĩnh Ký cho tờ Gia Định báo. Sau đó ông làm chủ bút báo này.
Năm 1889, ông là thông dịch viên trong phái đoàn của triều đình Huế dự hội chợ Đấu xảo tại Paris (Pháp). Sau khi về nước, ông tiếp tục dạy học và viết báo.
Ông là một trong số những người Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ sớm nhất trong các trước tác. Phần lớn tác phẩm của ông nhằm giới thiệu văn học Việt Nam, văn hóa phương Đông với người Pháp và người Việt.
Các tác phẩm của ông gồm: Quốc ngữ sơ giải, Phú bần diễn ca, Ấu học khải mông, Ca từ diễn nghĩa, Chu tử gia huấn, Trị gia cách ngôn khuyến hiếu ca, Têlêmác (Télémasque) phiêu lưu ký (dịch), Chủ quốc thoại hội, Như Tây nhật trình... và một số sách về ngữ pháp tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Trương Minh Ký (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 420m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRỊNH KHẮC LẬP
TRỊNH KHẮC LẬP (1870 - 1908)
Ông quê ở làng Đông Hội, tổng Phan Xá (nay là xã Xuân Thành), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1908, hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân Quảng Nam, ông đã cùng bạn thân là Nguyễn Hàng Chi lãnh đạo cuộc chống thuế ở Nghệ - Tĩnh.
Tháng 5 - 1908, ông dẫn đầu hàng trăm nông dân Nghi Xuân biểu tình, bắt cóc tên tri huyện, rồi định kéo về thị xã đòi giảm sưu thuế, nhưng thực dân Pháp đã lừa bắt được ông.
Ông và Nguyễn Hàng Chi bị án chém ngày 30-6-1908, đầu bêu 3 ngày ở chợ Giang Đình để uy hiếp tinh thần dân chúng.
Một số bài thơ phú của ông làm trước và trong khi bị giam giữ ở ngục Hà Tĩnh được truyền tụng rộng rãi ở Nghệ Tĩnh.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối là đường Trương Minh Ký (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 480m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀO CÔNG SOẠN
ĐÀO CÔNG SOẠN (1381 - 1458)
Ông tự là Tân Khánh, quê ở làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
`Ông đỗ đầu kỳ thi năm 1426, đảm đương nhiều trọng trách: Năm 1429, làm Tham tri Đông Đạo; năm 1435, làm việc ở Thẩm hình viên kiêm Thượng thư Bộ Lễ; năm 1449, làm Nhập nội đại hành khiển kiêm Tri tam quán sự.
Ông là người có tài về ngoại giao, từng ba lần sang sứ nhà Minh vào các năm 1429, 1436, 1444. Những lần sứ nhà Minh sang ta, triều đình giao cho ông việc ứng đối. Ông cũng được cử theo dõi, giải quyết cả vấn đề về biên giới. Năm 1456, ông được vua giao đi Thái Nguyên giám định bờ cõi.
Ông được phân công theo dõi về mặt văn hóa, hầu giảng ở tòa Kinh Diên, trông coi ba quán là: Nho Lâm quán, Tú Lâm quán và Sùng Văn quán.
Ông còn có ba bài thơ được chép trong Toàn Việt thi lục.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
D. QUẬN THANH KHÊ
I. KHU DÂN CƯ PHẦN LĂNG - QUẬN THANH KHÊ: 5 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 290m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN ĐĂNG
NGUYỄN ĐĂNG (1576 -?)
Ông quê ở làng Đại Toán, tục gọi làng Tỏi, huyện Quế Dương (nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Ông được mệnh danh “Tứ nguyên” vì đỗ đầu cả bốn kỳ thi: thi Hương, thi Hội (1602) thi Đình, Ứng chế. Làm quan đến Hữu thị lang Bộ Hộ, tước Phúc Nham hầu, khi mất được thờ làm Phúc thần làng Hán Đà (Phú Thọ). Năm 1613, ông cùng với Lưu Đình Chất được cử đi sứ sang nhà Minh, khi qua chùa Phi Lai (trên đất nhà Minh), hai ông làm hai bài phú chữ Hán đều có nhan đề Phi Lai tự phú. Học rộng, tài văn chương, nhất là về thơ Đường luật và phú tám vần. Người đương thời có câu: “Phú ông Tỏi, hỏi làm chi” để ngợi khen tài làm thơ phú của Nguyễn Đăng.
Tác phẩm của ông, ngoài bài Phi Lai tự phú rất nổi tiếng, còn khoảng vài ba chục bài cổ phong và Đường luật, được chép trong Toàn Việt thi lục
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m đang thi công, điểm cuối là đường Nguyễn Công Huệ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 410m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN GIẢN THANH
NGUYỄN GIẢN THANH (1481 - ?)
Ông có tên tự là Cự Nguyên, hiệu Phác Hiên; quê ở làng Ông Mặc, sau đổi Hương Mặc, tên Nôm là làng Me, huyện Đông Ngàn, sau là Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Cha là Tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, thầy học là Đàm Thận Huy.
Năm 28 tuổi, ông đậu Nhất giáp Tiến sĩ, tức Trạng nguyên, khoa Mậu Thìn (1508) niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 đời Lê Uy Mục và làm quan với nhà Lê. khi Mặc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ông làm quan nhà Mạc, thăng đến Thượng thư Bộ Lễ, kiêm Thị độc chưởng viện sự Viện hàn lâm, tước Trung Phụ bá, khi mất được phong tước hầu; ông là người từng được cử sang sứ triều Minh.
Tác phẩm của ông gồm có: Thương côn châu ngọc; Phụng thành xuân sắc phú…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m đang thi công, điểm cuối là đường Nguyễn Công Huệ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 410m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN KHANG
NGUYỄN KHANG (1919 - 1976)
Ông quê ở thôn Nguyên Kinh, xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Sớm giác ngộ cách mạng, tham gia trong cơ quan ấn loát bí mật của Xứ ủy Bắc Kỳ tại huyện nhà từ những năm 1937 - 1938. Năm 1939, ông chuyển lên Hà Nội hoạt động, lần lượt phụ trách Đoàn Thanh niên phản đế liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây - Bắc Ninh, tham gia Thường vụ Thành uỷ Hà Nội. Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai và đày đi Sơn La. Năm 1944, ông vượt ngục trở về tham gia Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách các tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây, Khu an toàn của Xứ ủy. Trong thời gian này, ông còn là biên tập viên báo Cứu quốc, phụ trách báo Hồn nước.
Tháng 8-1945, ông được phân công thay mặt Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ đạo khởi nghĩa ở một số tỉnh và trực tiếp tổ chức chỉ đạo cuộc biểu tình giành chính quyền ở Hà Nội. Ngày 19-8-1945, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Liên khu Việt Bắc, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu I.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại hội toàn quốc lần thứ III (1960), ông là Ủy viên Trung ương chính thức.
Từ năm 1957 đến năm 1960, ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại các nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng và Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Xuân Lê, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 360m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên một đoạn rộng 2,5m, một đoạn 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: THÚC TỀ
THÚC TỀ (1916 - 1946)
Ông chính là tên Nguyễn Thúc Nhuận, bút danh Thúc Tề và Lãng Tử. Ông quê ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.
Ông học trường Quốc học Huế, năm thứ tư thì bị đuổi (1935) vì làm báo trong trường. Sau đó, vào Sài Gòn viết báo, kết bạn với Hàn Mặc Tử, Trọng Miên, Trọng Quỵ…, làm chủ bút các tờ báo Đông Dương và Mai. Thơ ông được in thành sách. Văn có tập phóng sự Nợ văn (đã xuất bản) và tập Phù dung và nhan sắc (mất bản thảo). Năm 1940, tuần báo Mai bị chính quyền thực dân đóng cửa, ông bị buộc phải về Huế (1941).
Ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, công tác tại Sở Thông tin Tuyên truyền Trung bộ, rồi Thừa Thiên - Huế. Nhưng sau đó, ông bị mất tích. Gần 50 năm sau, qua tài liệu tổng kết của Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế mới biết ông bị bọn Pháp bắt giết trên đường đi công tác, rồi vứt xác ở ga Truồi, thuộc huyện Phú Lộc vào cuối năm 1946.
Năm 1995, Nhà nước đã truy tặng ông danh hiệu liệt sĩ và bằng Tổ quốc ghi công. Ông cũng được Hội Nhà báo Việt Nam truy tặng Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Huỳnh Ngọc Huệ, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN CÔNG HUỆ
NGUYỄN CÔNG HUỆ (thế kỷ XV)
Ông sống khoảng giữa thế kỷ XV, quê ở làng Bảo Hà, huyện Vĩnh Lại (nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
Nhà nghèo, ruộng đất ít, ông Huệ đi nhiều nơi học chạm gỗ và tạc tượng, rồi về quê truyền nghề cho dân. Từ đấy, phường tạc tượng Bảo Hà phát triển nhanh, có nhiều thợ giỏi và nổi tiếng khắp nơi trong nước. Vào thế kỷ XVIII, làng này có ông Tô Phú Vương được mời lên kinh đô tạc ngai vàng và nhiều tượng khác.
Hiện nay, dân làng Bảo Hà vẫn thờ Nguyễn Công Huệ làm tổ sư nghề tạc tượng.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
II. KHU DÂN CƯ 118-TTG TỔ 50 PHƯỜNG AN KHÊ - QUẬN THANH KHÊ: 5 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Huỳnh Ngọc Huệ, điểm cuối là đường Phần Lăng 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 250m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẦN LĂNG 1
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phần Lăng 1, điểm cuối là đường Phần Lăng 1 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 280m, có đoạn rộng 6,5m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m + 0m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẦN LĂNG 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phần Lăng 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Phần Lăng 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẦN LĂNG 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phần Lăng 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Phần Lăng 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 60m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẦN LĂNG 4
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phần Lăng 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Phần Lăng 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẦN LĂNG 5
Phần Lăng là tên xóm, nay thuộc phường An Khê, quận Thanh Khê.
E. QUẬN CẨM LỆ VÀ HUYỆN HÒA VANG
I. QUỐC LỘ 1A QUẬN CẨM LỆ & HUYỆN HÒA VANG: 1 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là cầu vượt Hòa Cầm, điểm cuối Quảng Nam: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 8.530m, rộng 21m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRƯỜNG CHINH
II. KHU DÂN CƯ PHONG BẮC - QUẬN CẨM LỆ: 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trừ Văn Thố, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 240m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THẾ LỊCH
NGUYỄN THẾ LỊCH (1748 - 1817)
Ông còn có tên là Nguyễn Gia Phan, quê ở xã Dưỡng An, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Năm 1775, ông đỗ Tiến sĩ. Cuối thời Lê Cảnh Hưng, ông làm đến Giám sát Ngự sử đạo Sơn Tây. Cuối 1788, ông cùng Phan Huy Ích ra hợp tác với Tây Sơn. Cuối năm 1791, ông vào làm việc ở kinh đô Phú Xuân. Thời Cảnh Thịnh, ông nhậm chức Thượng thư Bộ Lại, tước Trung Thọ hầu. Khi Gia Long lên ngôi, ông cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích bị đưa ra đánh ở Văn Miếu. Sau đó, ông về quê vợ ở Đại Mỗ (Hà Nội) làm thuốc, chữa bệnh. Trong thời gian làm quan cho nhà Lê và Tây Sơn, ông vẫn làm thuốc và nghiên cứu y học. Sau năm 1789, bệnh dịch phát sinh ác liệt, ông giúp chính quyền Tây Sơn ở Bắc Hà ngăn chặn thành công. Trong thời Cảnh Thịnh, ông đã cùng Thái y viện phối hợp chống dịch cho nhân dân vùng Triệu Phong (Quảng Trị).
Ông viết nhiều tác phẩm y học nổi tiếng như Lý âm phương pháp thông tục (về phụ khoa và sản khoa), Liễu dịch phương pháp toàn tập (về bệnh truyền nhiễm) và Hội nhi phương pháp tổng cục (về nhi khoa) còn truyền đến ngày nay.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trừ Văn Thố, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 270m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VĂN LAN
TRẦN VĂN LAN (1903 - 1933)
Ông quê làng Hữu Bị, Mỹ Trung, Nam Định.
Ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ năm 1927, hoạt động tích cực trong phong trào công nhân và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (tại Hội nghị lần thứ nhất ở 15 Hàng Nón, Hà Nội vào 28-7-1929).
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ông được cử là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng, tham gia phụ trách công tác vận động ở Bắc Kỳ.
Tháng 10-1930, sau khi đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, ông là Ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại diện của Trung ương ở Bắc Kỳ.
Ông bị bắt tại cơ quan tài chính của Đảng (số 8 ngõ Quảng Lạc, Hà Nội) ngày 20-4-1931, ông bị đưa lên giam tại nhà tù Sơn La, mất ngày 14-12-1933 trên đường đày ra Côn Đảo.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008.
III. KDC ĐÔNG PHƯỚC - HÒA THỌ VÀ KDC NAM SÂN BAY - QUẬN CẨM LỆ: 7 đường
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đông Thạnh 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Lê Đại Hành: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 590m, có đoạn rộng 5,5m, một đoạn rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên một đoạn rộng 3m và một đoạn rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN KHOA CHIÊM
NGUYỄN KHOA CHIÊM (1659– 1736)
Ông tự là Bảng Trung, quê gốc Hải Dương. Ông nội là Nguyễn Đình Thân, là thuộc hạ của Nguyễn Hoàng, theo làm tùy tòng khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (năm 1558), sau đó nhập tịch ở huyện Hương Trà, trấn Thuận Hóa (nay là huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế), đổi họ thành Nguyễn Khoa. Năm 1710, được thăng chức Cai hạp kiêm Tri bạ. Nhờ bố vợ là Cai bạ Trần Đình Ân tiến cử, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu tin dùng. Năm1715, được thăng chức Câu kê Kiêm tri bạ, được dự bàn quân cơ trong dinh chúa Nguyễn. Năm 1718, được thăng chức Cai bạ phó đoán sự; năm 1724, thăng Tham chính chánh đoán sự, tước Bảng Trung hầu, về trí sĩ rồi mất ở quê nhà.
Tác phẩm chính của ông có Việt Nam khai quốc chí truyện, viết theo lối chương hồi, ghi lại những diễn biến các sự kiện lịch sử thời kỳ nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh, từ 1558 đến gần hết đời Nguyễn Phúc Trăn (Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái (ở ngôi 1687-1691) là chúa Nguyễn thứ 5 trong lịch sử Việt Nam, người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam).
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bảo, điểm cuối là đường Nguyễn Bảo (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ DUY LƯƠNG

LÊ DUY LƯƠNG (1814 - 1883)
Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn của người Mường.
Ông là con cháu nhà Lê. Đầu năm 1823, được các lang đạo người Mường vùng Tây Thanh Hóa và Hòa Bình là Quách Tấn Công, Quách Tấn Tại tôn lên làm Minh chủ, tổ chức cuộc khởi nghĩa chống triều đình. Đại bản doanh đóng lại Sơn Âm, Xích Thổ (Lạc Sơn, Hòa Bình), nghĩa quân hoạt động thuộc nhiều nơi ở Sơn Tây, Hòa Bình, Tây Bắc. Cuối năm 1833, hàng vạn quân triều đình kéo lên Sơn Âm mở trận càn quét lớn. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, ông bị bắt đưa về kinh đô Huế xử tử.
* Tài liệu tham khảo: Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Duy Lương, điểm cuối cũng là đường Lê Duy Lương (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng-bê tông nhựa, chiều dài 340m, rộng 5,5; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN BẢO
NGUYỄN BẢO (1452 - 1504)
Ông có tên hiệu Châu Khê; quê ở làng Phúc Lạc, xã Phương Lai (còn gọi Cổ Lai, Tri Lai hoặc Đại Lai), huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam (nay là thôn Phú Lạc, xã Phú Xuân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Năm 20 tuổi, ông thi và đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1472), niên hiệu Hồng Đức thứ 3, đời Lê Thánh Tông. Khi vào ứng chế thi Đình, ông làm 5 bài thơ Vịnh nguyệt và bài phú Nguyệt trung quế (cây quế trong cung trăng) hợp ý vua Lê Thánh Tông, nên được đặc cách vào làm việc ở tòa Đông các, nơi tập trung nhiều kẻ sĩ tài giỏi, giữ chức Xuân phường tả tư giảng, dạy Thái tử học. Năm 1495, ông được thăng chức Hữu thuyết thư ở Tả xuân phường. Khi Thái tử lên ngôi, tức là vua Lê Hiến Tông (1497 - 1504), ông được nhận chức Tả thị lang Bộ Lễ kiêm Thị độc Viện hàn lâm. Năm 1501, ông được thăng làm Thượng thư Bộ Lễ. Sau, ông về mở trường dạy học và mất tại quê nhà. Khi mất, được truy phong tước Thiếu bảo.
Các tác phẩm của ông có: Châu Khê thi tập; Bài văn bia Phật Tích sơn Hiển Thụy am bi minh…
* Tài liệu tham khảo: Từ điển Văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999 (Chủ biên Lại Nguyên Ân).
4. Đoạn đường có điểm đầu là Cẩm Bắc 7, điểm cuối là đường Hồ Sĩ Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: CẨM BẮC 10
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường BTXM rộng 5m, điểm cuối là đường Lê Đại Hành: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG THẠNH 1
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Duy Lương (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Lê Đại Hành: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG THẠNH 2
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Duy Lương (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Lê Đại Hành: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG THẠNH 3
Đông Thạnh là tên xóm, nay thuộc phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ.
IV. KDC NAM SÂN BAY - QUẬN CẨM LỆ: 4 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Trung Ngạn, điểm cuối là đường Lê Đại Hành: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN HUY LIỆU
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Hòa 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Lê Đại Hành: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN TRUNG NGẠN
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Đại Hành, điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC HÒA 1
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Hòa 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Trần Huy Liệu: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC HÒA 2
Phước Hòa là tên xóm, nay thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ.
IV. KHU DÂN CƯ PHƯỚC TƯỜNG, QUẬN CẨM LỆ: 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tôn Đản, điểm cuối là đường BTXM rộng 3m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 1
2. Đoạn đường có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường Phước Tường 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 270m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 2
Phước Tường là tên làng, nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ.
V. ĐƯỜNG XUÂN THỦY: 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trịnh Đình Thảo, điểm cuối là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 550m, rộng 21m; vỉa hè có đoạn rộng 19m, có đoạn rộng 10m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: XUÂN THỦY.
IV. KHU DÂN CƯ NAM CẦU QUẬN CẨM LỆ (QUẬN CẨM LỆ VÀ HUYỆN HÒA VANG): 3 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 680m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ DUY PHIÊN
HÀ DUY PHIÊN (1791 - 1852)
Ông quê ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ông là danh thần đời Minh Mạng.
Năm 1809, ông đỗ Hương cống, làm quan qua nhiều nơi, đến chức Tham tri Bộ Lại.
Năm 1836, ông giữ chức Tham tán rồi được thăng Thượng thư Bộ Công.
Sang đời Thiệu Trị, ông làm Hiệp biện Đại học sĩ, sau đổi Lãnh Bộ Hộ, sung Cơ mật viện đại thần kiêm Tổng Tài Quốc sử quán.
Sau khi ông mất, được truy tặng Thiếu bảo, Văn minh điện Đại học sĩ và được thờ tại đền Hiền Lương.
Ông là một học giả uyên thâm có thực tài. Ông để lại một số tác phẩm nổi tiếng như: Đại Nam hội điển sử lệ; Đại Nam thực lục tiền biên…
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 550m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m, một bên rộng 7,5m
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: HOÀNG ĐẠO THÀNH
HOÀNG ĐẠO THÀNH (? - 1908)
Ông nguyên là họ Cung, khi thi Hương đổi là họ Hoàng, hiệu Cúc Lữ, quê ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Không rõ năm sinh của ông.
Năm 1884, ông đỗ Cử nhân, làm đến Đồng Tri phủ, sau bỏ quan về quê. Là người có lòng yêu nước, ông cùng Đào Nguyên Phổ và các chí sĩ hoạt động trong phong trào Duy Tân. Ông nổi tiếng văn thơ, còn để lại các tác phẩm:
- Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện
- Việt sử tân ước toàn biên.
- Việt sử tứ tự (tập này có bài đề tựa và sự duyệt chính của Tảo Bi Đào Nguyên Phổ, Mai Viên Đoàn Triển và Gia Xuyên Đỗ Văm Tâm, trong năm Bính Ngọ 1906).
Sách Việt sử tân ước toàn biên là một sách giáo khoa cho bậc tiểu học, chép theo niên kỷ từ đời nọ đến đời kia, chỉ chép các sự việc lớn, gọn và rõ.
* Tài liệu tham khảo: Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1997.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 780m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp.
- Đề nghị đặt tên đường: LÊ TRỰC
LÊ TRỰC (Thế kỷ XIX)
Ông quê ở làng Thanh Thủy, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1882, ông làm Đề đốc ở Hà Nội, bị Pháp đánh thành, ông không giữ được Cửa Tây, phải rút quân lên Sơn Tây và bị triệu hồi.
Năm 1885, kinh đô Huế bị Pháp chiếm, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra Hà Tĩnh, xuống chiếu Cần vương, kêu gọi sĩ phu và nhân dân đánh giặc Pháp, ông đã cùng Nguyễn Phạm Tuân triệu tập nghĩa binh khởi nghĩa ở vùng Quảng Bình. Sau đó bị giặc đánh ráo riết, ông chạy ra Hà Tĩnh. Ở đây ông hợp sức với Tôn Thất Đàm (con cả Tôn Thất Thuyết) tiếp tục kháng chiến. Cho tới ngày vua Hàm Nghi bị bắt (1888), thấy bất lực, ông giải tán nghĩa binh, lui về sống ẩn ở quê nhà.

* Tài liệu tham khảo: Giang Xuân, Từ điển đường phố Hà Nội, Nhà xuất bản Thời đại, 2010.
;
.
.
.
.
.