.

Sau mưa lũ, nhiều tuyến đường bị sạt lở

.
(ĐNĐT) – Ngày 9-11, sau khi nước lũ rút đi thì nhiều tuyến đường trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam bị sạt lở nặng, ảnh hưởng nặng nề đến giao thông.
 
deo-Hai-Van.gif
Hơn 500 mét khối đất đá bị sạt lở tại km 910+530 qua đèo Hải Vân (Đà Nẵng)
a-HV-2.gif
Đến 13h chiều 9-11, ô tô có thể lưu thông 1 chiều qua đoạn đường này sau khi. lực lượng công nhân dọn dẹp tích cực trong buổi sáng
 
Tại Đà Nẵng, mưa lũ khiến cho hàng nghìn mét khối đá, bùn từ trên núi sạt lở tràn xuống đường bộ qua đèo Hải Vân, đoạn từ km 905+080 tới km 910+530 (thuộc địa phận phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Trên đoạn đường này có tới 5 điểm sạt lở nặng, trong đó nặng nhất là tại điểm km 910+350, có hơn 500 mét khối đá và đất sạt xuống, tràn ra đường, bít lối đi khiến giao thông qua đây bị cản trở.

Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Quảng Nam – Đà Nẵng đã huy động hàng chục công nhân tích cực dọn dẹp từ đầu giờ sáng, và đến khoảng 13 giờ chiều, lượng đất đá lớn được dẹp khoảng 1/3 đường đủ để cho xe ô tô lưu thông một chiều.
 
Theo ông Mạc Văn Phi, kỹ thuật viên kiêm tuần tra đường bộ, Hạt Quản lý đường bộ Đà Nẵng, lượng đất đá sạt lở ở 5 điểm này lên tới hàng nghìn mét khối. “Ngoài số lượng công nhân được huy động tới dọn dẹp, đơn vị cũng đang điều động thêm xe múc tới để khẩn trương giải phóng mặt bằng cho việc lưu thông qua tuyến đường này đảm bảo an toàn”, ông Phi cho biết.

Tình trạng sạt lở nặng cũng diễn ra tại khu vực đường Hoàng Văn Thái nối dài (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) gây ảnh hưởng lớn tới giao thông của người dân qua tuyến đường này.
 
Đoạn đường Hoàng Văn Thái nối dài bị đất trôi xuống thành lớp nhão nhoẹt, trơn trượt.
Đoạn đường Hoàng Văn Thái nối dài bị đất trôi xuống thành lớp nhão nhoẹt, trơn trượt.

Theo quan sát của chúng tôi, hàng chục mét khối đất từ trên phía đèo Đại La (đoạn nối giữa địa bàn của phường Hòa Khánh Nam và xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang) bị mưa lớn làm trôi xuống rải ngang đường thảm đá, tạo thành lớp bùn nhão nhoẹt, trơn trượt. Ngoài ra, nhiều đoạn trên tuyến đường này bị nước mưa làm sạt lở nặng.
 
Ông Phan Châu Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam cho hay, trước đây Công ty Địa Cầu đã gặp gỡ với chính quyền địa phương để bàn về việc triển khai dự án con đường này. “Tuy nhiên, công ty này mới đánh giá tác động môi trường tại đây, còn kế hoạch triển khai dự án chưa đề cập tới nên mưa lớn khiến việc đi lại của người dân qua đây khó khăn”, ông Tuấn nói.

Tại huyện Hòa Vang, nhiều tuyến đường cũng bị sạt lở sau lũ. Cụ thể, tại xã Hòa Phú, cống qua đường thôn Đông Sơn; đường bêtông thôn 1, Mỹ Sơn bị sạt lở; Tràn qua thôn Đông Sơn bị trôi khoảng 50 mét (gây chia cắt giao thông đi lại).

Cũng trong sáng nay (9-11), đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn các huyện Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang (Quảng Nam) cơ bản đã thông xe, tuy nhiên mưa lớn vẫn đang tiếp tục đổ xuống làm đất đá tiếp tục sạt lở.

Ông Đỗ Xuân Thượng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Nam – Đà Nẵng cho biết, tuyến đường Hồ Chí Minh bị sạt lở nặng nhất là đoạn qua huyện Phước Sơn (chiều dài 50km) với khối lượng gần 5.000m3.
 
Đoạn đường thuộc Quảng Nam bị sạt lở nặng (ảnh do Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Nam – Đà Nẵng cung cấp).
Đường Hồ Chí Minh trên địa phận tỉnh Quảng Nam bị sạt lở nặng (ảnh do Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Nam – Đà Nẵng cung cấp).

Theo thống kê, đã có 26 điểm sạt lở với khối lượng đất đá bị vùi lấp gần 8.000m3. Hiện có 3 điểm ùn tắc giao thông đã được giải phóng, gồm:

Tại km 1.361+646, 1/4 nón mố cầu M0 phía hạ lưu bị lún sập, nền đường bị lở vào sát mép mặt đường bê tông xi-măng dài 7m, hộ lan mềm bị rơi. 1/4 nón phía thượng lưu bị nứt vỡ. Tại điểm này, phía đơn vị quản lý đã kè rọ đá đảm bảo giao thông trên mặt đường.

Tại km 1.368+550 xuất hiện cung trượt làm lún nứt võng mặt đường bê tông nhựa dài 30m chiếm toàn bộ mặt đường, chỗ sâu nhất gần 1m. Tại đoạn này, xe vẫn lưu thông bình thường, đơn vị đã cho đắp cấp phối đá dăm để đảm bảo an toàn giao thông.

Tại km 1.405+500, tường chắc ta luy dương bằng rọ đá bị đẩy sập ra gần 1/2 mặt đường với chiều dài khoảng 25m.

Tại cống km 1.405+715 mưa lớn bị xói lở kè rọ đá về phía hạ lưu làm 1 /2 mặt đường bị lún sâu khoảng 1m với chiều dài khoảng 20m. Tại khu vực này xuất hiện cung trượt làm mặt đường bê tông xi-măng bị lún, nứt, đẩy trượt dài 60m (cách cống về phía huyện Phước Sơn 50m, về phía tỉnh Kon Tum 10m). Đoạn này đường bị gãy chênh cao 0,7m đã được đơn vị quản lý đắp cấp phối đá dăm.
;
.
.
.
.
.