Điều 2- Căn cứ vào nguyên tắc hoạch định đường biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nêu ở Điều 1 của Hiệp ước này, và căn cứ vào các biên bản giữa Đoàn đại biểu hai bên ký kết ngày 21 tháng 7 năm 1976, ngày 30 tháng 8 năm 1976 và ngày 11 tháng 12 năm 1976, hai bên đã thỏa thuận hoạch định đường biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo hướng chung từ Bắc đến Nam như sau:
1- Khởi đầu từ điểm có tọa độ 110G89’03” - 24G89’06”, điểm này cách điểm cao 1865 - Khoan La San (có ký hiệu điểm tam giác) khoảng 120m (một trăm hai mươi mét) về phía Bắc Tây Bắc, đường biên giới đi hướng Đông Nam theo sống núi đến điểm cao 1850 (có ký hiệu điểm tam giác); rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi Ya Ka Ho, trở lại hướng Đông Nam theo sống núi San Cho Kay qua điểm cao 1830 - P. Ya Hò Yên (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1680 - P. Hô Năm Ma, điểm cao 1823 - P. Pha Sang (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1896 - P. Den Dinh, theo sống núi P. Pa Lồng qua điểm cao 1859 - P. Năm Khé (có ký hiệu điểm tam giác), đến tọa độ 111G30’62” - 24G48’00”, chuyển hướng Tây Nam đến tọa độ 111G27’25” - 24G44’15”; rồi chuyển hướng Đông Nam đến tọa độ 111G37’70” - 24G37’06”; chuyển hướng Đông Đông Nam đến điểm cao 1614 - Pou Den Dinh 2 (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông Nam đến điểm cao 1533 - Pou Den Dinh (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Nam và Nam Đông Nam theo sống núi qua tọa độ 111G46’32” - 24G22’23”, tọa độ 111G46’03”; - 24G19’32”, qua đỉnh núi đá không tên đến tọa độ 111G48’78” - 24G06’07”; từ đó chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi P. Ta Te Son đến tọa độ 111G64’98” - 24G15’03”; chuyển hướng Bắc theo sống núi đến tọa độ 111G63’90” - 124G26’76”; chuyển hướng Đông theo sống núi đến tọa độ 111G67’80” - 24G26’95”; rồi chuyển hướng Nam theo sống núi đến tọa độ 111G70’76” - 24G11’36”; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến tọa độ 111G81’50” - 124G16’15”, cách điểm cao 1454 - P.Y Houei khoảng 600m (sáu trăm mét) về phía Tây Nam; từ đó trở lại hướng Nam và Đông Nam theo sống núi xuống cắt hai nhánh suối của N. Thin tại tọa độ 111G82’60” - 24G13’82” và tọa độ 111G82’95” - 24G12’78”, tiếp tục hướng Nam theo sống núi xuống gặp ngã ba Nam Lam và N. Thin tại tọa độ 111G82’00” - 24G06’35”; từ đó đi theo bờ phía hữu ngạn của N. Thin (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp cửa Nam Meuk. Đi theo bờ phía tả ngạn của suối Nam Meuk (như bản đồ Pháp vẽ) lên cửa N. Ti tại tọa độ l 11G82’99” - 23G98’43”; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi qua điểm cao 871 đến tọa độ 111G69’88” - 23G80’65”; rồi chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi Nam Ouap đến tọa độ 111G77’87” - 23G84’15”; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi qua điểm cao 1455 (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1326 - Nam Oun (có ký hiệu điểm tam giác) đến tọa độ 111G73’07” - 23G74’00”; chuyển hướng Nam theo sống núi qua tọa độ 111G72’25” - 23G69’81”, xuống gặp Nam Noua tại tọa độ 111G72’65” - 23G67’30”; từ đó đi theo bờ phía tả ngạn của Nam Noua (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp cửa suối không tên tại tọa độ 111G64’30” - 23G60’90”; rồi đi theo bờ phía tả ngạn của suối đó (như bản đồ Pháp vẽ) theo hướng Đông và Đông Nam đến tọa độ 111G74’31” - 23G59’10”; chuyển hướng Nam theo sống núi đến đinh đèo Tay Chang tại tọa độ 111G73’86” - 23G57’65”.
(Còn nữa)