.
Biên giới, lãnh thổ

MỘT SỐ TƯ LIỆU LỊCH SỬ, PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI 2 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA (Tiếp theo)

Quyển 52: “Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816)... Vua phái Thủy quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”.

Quyển 104: “Tháng tám mùa thu năm Quý Tỵ, Minh Mệnh thứ 14 (1833)... Vua bảo Bộ Công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần  đây, thuyền buôn thường (mắc cạn) bị hại. Nay nên dự bị thuyền mảnh,  đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết ngõ hầu tránh khỏi  được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”.

Quyển 154: “Tháng sáu mùa hạ năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (1835)... dựng đền thờ thần (ở đảo) Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi, Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn Lý Ba Bình”(20). Cồn Bạch Sa chu vi 1.070 trượng, tên cũ là Phật Tự Sơn, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm ngoái vua toan dựng miếu, lập bia ở chỗ ấy, nhưng vì sóng gió không làm được. Đến đây mới sai cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về”.

(Còn nữa)

(20) Vạn lý Ba Bình: muôn dặm sóng yên.

;
.
.
.
.
.